Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
BÀI 9. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.54.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về câu nói của Bác Hồ “Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình?".
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi:
+ Theo Người, thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề. Người khẳng định “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái” là ba điều có quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến.
+ Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người, được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Không ai bị phân biệt đối xử trước pháp luật. Ai cũng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau và được pháp luật bảo vệ như nhau.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.55-56 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin trong SHS tr.55. - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp 2, 3? + Nhóm 3, 4: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp 4, 5? - GV yêu cầu HS vận dụng thực tế, hiểu biết bản thân và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí, cho ví dụ minh hoạ. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.55 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: Trường hợp 2: Trong nghĩa vụ quân sự, mọi công dân không phân biệt giới tính khi đăng ký tham gia đi nghĩa vụ. Trường hợp 3: Công dân trong trường hợp này đã được pháp luật đối xử bình đẳng, công bằng thông qua việc chia số tài sản của bà M và ông C để lại cho cả hai người con bằng nhau. Trường hợp 4: Mẹ của A đã thực hiện đúng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật qua việc tiếp tục để cho A đi học như anh trai của A dù hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trường hợp 5: Trước pháp luật, ở đây cụ thể là trước Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển giao thông là mọi công dân đều phải chấp hành quy định theo đúng luật mà không phân biệt độ tuổi, giới tính. - GV mời HS nêu về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.
|
Nhiệm vụ 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin SHS tr.56. - GV yêu cầu HS giữ nhóm ở Nhiệm vụ 1, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1, 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên? + Nhóm 3, 4: Ở trường hợp 4, theo em đề bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau hay khác nhau? Vì sao? - GV tiếp tục yêu cầu HS vận dụng hiểu biết, liên hệ để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoạ. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc thông tin SHS tr.56 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi: + Trường hợp 4: Thủ trưởng hay nhân viên nếu có hành vi vi phạm giống nhau thì đều bị xử phạt như nhau. + Trường hợp 5: Không phân biệt ngành nghề, ông P và ông Q gây thiệt hại về tài sản thì đều phải đền bù thiệt hại do hành vi của mình gây ra và phải chấm dứt hành vi vi phạm. + Trường hợp 6: Không phân biệt độ tuổi, ông V và anh M phạm tội thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự. + Trường hợp 4: Theo em để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau. Vì cả hai người cùng nói nói chuyện và vượt đèn đỏ cho nên đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính. - GV trình chiếu cho HS qun sát một số hình ảnh thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí: Phạt tiền với lỗi không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ông Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) vi phạm nghiêm trọng bị tuyên án tù chung thân. - GV mời HS nêu về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.57 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu HS đọc trường hợp 1, 2 SHS tr.24 và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã mang lại những lợi ích gì cho bản thân chị V anh A và xã hội? + Nhóm 3, 4: Việc Nhà nước ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? + Nhóm 5, 6: Theo em, nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho công dân và cho xã hội? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin SHS tr.24, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: + Chị V đã nỗ lực học tập, phấn đấu và được bầu làm đại biểu Quốc hội. Chị đã đóng góp cho việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương cũng như của cả nước, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi... + Dù là người khuyết tật nhưng nhờ vào quyền bình đẳng, sự nỗ lực, cố gắng của bản thân,... anh A đã trở thành người công dân có ích cho xã hội. + Nhờ sự đóng góp của chị V, anh A mà xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Nhờ có quyền bình đẳng mà cá nhân đã vươn lên, đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. + Việc Nhà nước ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số đã tạo điều kiện thực tế để sinh viên là người dân tộc thiểu số có thể thực hiện được quyền bình đẳng của mình cùng với sinh viên là người dân tộc đa số. + Nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân thì: những công dân yếu thế có thể bị phân biệt đối xử và nảy sinh mâu thuẫn, xung đột giữa công dân với nhau,... - GV mời HS nêu ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội - Việc quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. - Tạo điều kiện để mỗi người, những người yếu thể có điều kiện phát triển, vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết dân chủ công bằng, mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác