Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC LĨNH VỰC
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.60.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.60:
Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về những việc làm của các thành viên trong gia đình em thể hiện được sự bình đẳng giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Cả bố và mẹ phải hiểu rằng việc học hành là cần thiết đối với cả trẻ em gái và trẻ em trai.
+ Khi vợ mang thai thì chồng giúp đỡ công việc nhà.
+ Bố mẹ luôn quan tâm cả hai chị em trong nhà, không phân biệt ai lớn, ai nhỏ hơn.
+ ....
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bình đẳng giới là sự bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, trong gia đình,... Việc thực hiện bình đẳng giới đã mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống của mỗi giới, mỗi gia đình, tạo cơ hội cho sự phát triển của mỗi công dân cũng như sự phát triển kinh tế — xã hội của đất nước.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 10. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, các trường hợp trong SHS tr.60-64 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong các lĩnh vực.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.60-61. - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Từ thông tin 3, em có nhận xét gì về việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta? + Nhóm 3, 4: Ở trường hợp 4, theo em hành vi của ông N có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị không? Hậu quả mà ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi này là gì? Vì sao? - GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta hiện nay. - GV hướng dẫn HS rút ra kết về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.60-61, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: + Thông tin 3: Việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta vẫn đang được thực hiện mặc dù tỉ lệ chưa được cao nhưng đã thể hiện được việc nhà nước tích cực trong việc thực hiện bình đẳng giới. + Trường hợp 4: Ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi tung tin đồn chị M có hành vi dùng tiền chạy để được đưa vào danh sách ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Vì ông M đã phân biệt giới và vi phạm quyền bình đẳng giới; đồng thời ông N còn vi phạm tới danh dự, nhân phẩm của chị M. + Ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta hiện nay: ● Trong hệ thống tổ chức đảng. ● Trong các cơ quan dân cử. ● Trong bộ máy hành chính nhà nước. - GV mời HS nêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực a. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Trong lĩnh vực chính trị: - Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. - Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức khác.
|
Nhiệm vụ 2: Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1-2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.61. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Theo em, mong muốn của ông bà nội A có phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế không ? Vì sao? - GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta hiện nay. - GV mở rộng kiến thức, trình chiếu video về bình đẳng giới cho phụ nữ vùng cao tham gia phát triển kinh tế: https://www.youtube.com/watch?v=uXP-R3FklIw (8:31 – 11:06) - GV hướng dẫn HS rút ra kết về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.61, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 nhóm trả lời câu hỏi: + Mong muốn của ông bà nội A không phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Vì cả hai đều có quyền bình đẳng trong việc thực hiện kinh doanh mà không phân biệt giới tính. Ở đây ông bà A đã vi phạm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. + Một số ví dụ: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh,... - GV mời HS nêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế Trong lĩnh vực kinh tế: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường..... |
Nhiệm vụ 3: Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.62. - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết, nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích gì? Vì sao? + Nhóm 3, 4: Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động không? Trường Mầm non dân lập B có thể phải chịu hậu quả gì về hành vi này? Vì sao? - GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay. - GV hướng dẫn HS rút ra kết về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.62, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: + Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích thực hiện đúng quyền bình đẳng giới theo pháp luật quy định. + Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Trường Mầm non dân lập B có thể phải chịu hậu quả trước pháp luật vì đã vi phạm vào quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. + Một số ví dụ trong thực tiễn: ● Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm; ● Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành;... - GV mời HS nêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | c. Bình đẳng trong lĩnh vực lao động Trong lĩnh vực lao động: - Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.... |
Nhiệm vụ 4: Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1-2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.63. - GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 3, đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 đề cập đến vấn đề gì? + Nhóm 3, 4: Theo em, trong thông tin 3, việc tổ chức thi tuyển và cử người đi tu nghiệp tại nước ngoài của Công ty X có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không? Vì sao? - GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. - GV hướng dẫn HS rút ra kết về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.63, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: + Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 đề cập đến vấn đề mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. + Việc tổ chức thi tuyển và cử người đi tu nghiệp tại nước ngoài của Công ty X hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vì công ty đã tạo cơ hội và bảo đảm cho người lao động nam và nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. + Ví dụ thực tế: Tỉ lệ HS nam, nữ trong lớp, trường và các dội HS giỏi của trường,... - GV mời HS nêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | d. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: - Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng, - Tự do lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; - Trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo,... |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác