Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 15. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.94.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:
Quyền của công dân về khiếu nại:
+ Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại;
+ Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
+ Được quyền nhận các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước;
+ Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
+ ...
Công dân thực hiện tố cáo có quyền:
+ Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
+ Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo.
+ Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, to chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
+ Rút tố cáo.
+ ...
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền dân chủ cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Thông qua quyền khiếu nại, quyền tố cáo, công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người khác, góp phần ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước và xã hội.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 15. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố cáo.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.94-99 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Quyền của công dân về khiếu nại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin, trường hợp trong SHS tr.94-96. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào? - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi: Theo em, các quy định của pháp luật về quyền của công dân về khiếu nại có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân và đối với Nhà nước? Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về khiếu nại trong đời sống. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quyền của công dân về khiếu nại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.94-96 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về quyền của công dân về khiếu nại theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: 1/ Trường hợp 2: Trung tâm Ngoại ngữ X đã gửi đơn đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét lại quyết định thu hồi giấy phép hoạt động đối với trung tâm; tìm hiểu các thông tin liên quan đến sự việc; rút đơn khiếu nại khi nhận thấy quyết định thu hồi giấy phép là có căn cứ và đúng với quy định của pháp luật. + Trường hợp 3: bà Y đã uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình. 2/ Ý nghĩa: + Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân; + Là điều kiện để công dân tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước và xã hội; + Là hình thức thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;... Ví dụ: Người dân chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật, nhờ luật sư tư vấn trước khi làm đơn khiếu nại gửi tới cơ quan chức năng đề nghị xem xét giải quyết vấn đề của mình. - GV mời HS nêu quyền của công dân về khiếu nại. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo a. Quyền của công dân về khiếu nại - Tự mình khiếu nại, nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; - Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; - Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại; - ... |
Nhiệm vụ 2: Quyền của công dân về tố cáo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin, trường hợp trong SHS tr.97-98. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Theo em, các chủ thể trong trường hợp 2 đã thực hiện quyền tố cáo của công dân như thế nào? - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Theo em, các quy định của pháp luật về quyền của công dân về tố cáo có ý nghĩa gì đối với mỗi công dân và đối với xã hội. Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về tố cáo trong đời sống thực tiễn. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quyền của công dân về tố cáo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.97-98 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về quyền của công dân về tố cáo theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: 1/ Trường hợp 2: H đã thực hiện quyền của công dân về tố cáo bằng việc thu thập bằng chứng về hành vi sai phạm của K và B sau đó đem đến cơ quan chức năng để đề nghị can thiệp giải quyết. Gia đình H được nhận bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật từ K và B. 2/ Ý nghĩa: + Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; + Tạo điều kiện để công dân thực hiện tốt quyền của bản thân; + Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước và xã hội; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Ví dụ: + Người dân quay clip, chụp lại các hình ảnh gây ô nhiễm môi trường của một cơ sở sản xuất và tố cáo với cơ quan chức năng; + Người dân được cơ quan chức năng khen thưởng vì tố cáo hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý... - GV mời HS nêu quyền của công dân về tố cáo. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Quyền của công dân về tố cáo - Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật; - Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác; - Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo,..; - Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết; - Rút tố cáo; - ...
|
Nhiệm vụ 3: Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1-2 HS đọc to các thông tin, trường hợp SHS tr.98-99. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ: Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện nghĩa vụ gì của công dân về khiếu nại, tố cáo? - GV yêu cầu HS liên hệ hiểu biết bản thân, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu ví dụ minh hoạ cho việc công dân thực hiện tốt nghĩa vụ về khiếu nại, tố cáo. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.98-99 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi: 1/ Trường hợp 3: anh C đã trình bày trung thực, cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc khiếu nại; chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại. + Trường hợp 4: chị U đã cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân, trình bày chi tiết sự việc, cung cấp các chứng cứ liên quan cho cán bộ công an khi tố cáo bà M. 2/ Ví dụ: + Người dân sẵn sàng hợp tác, cung cấp thông tin, hỗ trợ cơ quan công an giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; + Người dân gửi đơn khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết, không đăng tải các thông tin sai sự thật về việc khiếu nại lên mạng xã hội... - GV mời HS nêu nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | c. Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo - Trình bày trung thực nội dung khiếu nại, tố cáo; - Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo; - Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật; - Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; - Không lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác... |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.100 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.100 và trả lời câu hỏi: 1/ Hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong trường hợp 2 và 3 đã gây ra những hậu quả như thế nào? 2/ Ngoài những hậu quả đã đề cập đến trong các trường hợp trên, theo em, hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dẫn về còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ. - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại hoặc tố cáo mà em biết và rút ra bài học cho bản thân. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.100, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: 1/ + Trường hợp 2: hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại (cụ thể là hành vi cô lập và gây khó dễ cho chị N trong công việc của người bị chị khiếu nại trước đó) đã khiến chị N mệt mỏi, hiệu quả công việc bị giảm sút và nhiều lần muốn nghỉ việc. + Trường hợp 3: hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo (cụ thể là hành vi đăng nhiều tin sai sự thật về sự việc lên mạng xã hội của bà M) đã khiến nhiều người dân hiểu nhầm, ảnh hưởng xấu tới uy tín của các cán bộ và cơ quan nhà nước ở địa phương. 2/ Hậu quả khác: Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước; Có thể gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân; Làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, kinh tế của công dân;... + Ví dụ: Hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo có thể khiến người khiếu nại, tố cáo bị thương tích, tốn kém tiền bạc để chữa trị, phục hồi sức khoẻ; Hành vi lan truyền thông tin sai sự thật về khiếu nại, tố cáo có thể khiến những người có liên quan bị hiểu nhầm dẫn đến ảnh hưởng xấu về tinh thần, thậm chí tự tử... 3/ Trường hợp: Anh A đứng đầu một nhóm người gửi đơn tố cáo nặc danh, bịa đặt việc trưởng phòng H nhận hối lộ, sử dụng bằng cấp giả nhằm mục đích: xúc phạm danh dự, hạ uy tín của trưởng phòng H; cạnh tranh vị trí trong đợt bổ nhiệm tiếp theo. Nhưng trên thực tế, trưởng phòng H không thực hiện hành vi nhận hối lộ, bằng cấp của anh H là thật. Việc tố cáo của anh A đã ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tập thể, ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm anh H của tổ chức và xúc phạm danh dự của anh H. -> Bài học: nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo. - GV mời HS nêu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. - Đối với xã hội: ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử; làm sai lệch kết quả bầu cử; gây lãng phí ngân sách nhà nước;... - Đối với cá nhân: xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;... - |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác