Ôn tập kiến thức Tin học 10 KNTT bài 26: Hàm trong Python

Ôn tập kiến thức Tin học 10 kết nối tri thức bài 26: Hàm trong Python. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

HÀM TRONG PYTHON (2 TIẾT)

I. MỘT SỐ HÀM THIẾT KẾ SẴN CỦA PYTHON

- Hoạt động 1: Đặc điểm chung của các lệnh trong Bảng 26.1:

+ Đều có dấu đóng mở ngoặc đi sau tên lệnh.

+ Bên trong dấu ngoặc là các tham số, có thể là các đại lượng, các biến hoặc biểu thức.

- Cú pháp câu lệnh gọi hàm:

<tên hàm>(<danh sách tham số hàm>)

- Hàm trong Python được phân làm hai loại:

+ Hàm có giá trị trả lại: input(), int(), divmod(),...

+ Hàm không có giá trị trả lại: print().

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Hàm

Tham số

Ý nghĩa

float()

x có thể là số hoặc xâu kí tự.

Chuyển x sang số thập phân.

str(x)

x có thể là số hoặc xâu kí tự.

Chuyển x sang xâu kí tự.

len(x)

x là danh sách hoặc xâu kí tự.

Độ dài của đối tượng x

list(x)

x là xâu kí tự hoặc hàm range().

Chuyển x sang danh sách.

II. THIẾT LẬP CÁC HÀM TỰ ĐỊNH NGHĨA

- Hoạt động 2: Cách thiết lập hàm trong Python:

+ Hàm trong Python được định nghĩa bằng từ khóa def, theo sau là tên hàm (tên hàm sẽ theo quy tắc đặt tên địa danh).

+ Hàm có thể có hoặc không có tham số. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu ":" và viết lùi vào, thẳng hàng.

+ Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả lại sau từ khóa return.

- Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị:

def <tên hàm>(<tham số>):

   <khối lệnh>

   return <giá trị>

- Cú pháp thiết lập hàm không trả lại giá trị:

def <tên hàm>(<tham số>):

   <khối lệnh>

   return

Câu hỏi và bài tập củng cố:

a) Hàm sẽ yêu cầu người dùng nhập một xâu, sau đó trả về xâu đó.
b) Hàm có tham số là n, hàm thực hiện in dãy các số 0, 1, ..., n - 1 trên một dòng.

III. THỰC HÀNH

- Nhiệm vụ 1:

Hướng dẫn: Chương trình có thể như sau:

Nhiệm vụ 1

- Nhiệm vụ 2:

Hướng dẫn: Chương trình có thể như sau:

Nhiệm vụ 2

IV. LUYỆN TẬP

Luyện tập 1: 

Lưu ý: Hàm prime đã được xây dựng ở Nhiệm vụ 2, phần thực hành.

Luyện tập 2: Chương trình có thể như sau:

Đáp án trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

D

A

D

B

V. VẬN DỤNG

Vận dụng 1: Chương trình có thể như sau:

- Hàm này có ba lần thực hiện lệnh return:

  • Lần return thứ nhất kiểm tra nếu n < 2 thì dừng ngay và trả về False.
  • Lần return thứ hai nếu tìm ra số k là ước của n thì dừng lại ngay và trả về False.
  • Cuối cùng mới return True thông báo n là số nguyên tố.

=> Cách viết hàm như trên sẽ tối ưu hơn hàm ở Nhiệm vụ 2, phần thực hành.

Vận dụng 2: 

- Hàm đếm số các kí tự là chữ số trong xâu:

Vận dụng 1

- Hàm đếm số các kí tự là chữ cái tiếng Anh trong xâu:

Vận dụng 2

Tìm kiếm google: Ôn tập tin học 10 KNTT bài 26: Hàm trong Python, ôn tập tin 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm tin học 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải tin học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com