[toc:ul]
- Khái niệm: Là phương thức chăn nuôi truyền thống mà vật nuôi được đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
- Đặc điểm:
+ Mức đầu tư thấp.
+ Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp.
+ Tận dụng được nguồn lao động sẵn có.
+ Năng suất chăn nuôi thấp. Hiệu quả kinh tế thấp.
+ Khó kiểm soát dịch bệnh.
+ Ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phương thức chăn thả tự do còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn của nước ta bởi:
+ Phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm địa lí ở địa phương của hộ nông dân.
+ Phù hợp với các giống bản địa có khả năng chịu kham khổ cao, cho sản phẩm thịt, trứng có vị thơm ngon, hợp thị hiếu của người tiêu dùng.
- Khái niệm: Là phương thức chăn nuôi với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín.
- Đặc điểm:
+ Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, được nuôi theo hướng chuyên dụng.
+ Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp.
+ Mức đầu tư cao.
+ Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại.
+ Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao.
+ Kiểm soát tốt dịch bệnh.
+ Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.
- Khái niệm: Là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do.
- Đặc điểm:
+ Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với có sân vườn đề vận động, kiếm ăn...
+ Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có.
+ Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cái thiện hơn so với chăn nuôi công nghiệp.
+ Thân thiện hơn với vật nuôi so với chăn nuôi công nghiệp.
- So sánh đặc đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp: Đính kèm bảng phía dưới hoạt động.