Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 KNTT bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ BUỔI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy trả lời câu hỏi sau:

Ngoài cách trình bày đoạn văn nghị luận theo phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch em còn biết đến phương pháp nào nữa?

Cách trình bày văn nghị luận

Diễn dịch

Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn

Quy nạp

Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn

Phối hợp

Câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn

Song song

Các nội dung được trình bày độc lập

Móc xích

Câu văn trước làm tiền đề cho các câu văn sau

So sánh

Có sự so sánh để làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn

Bài 3: Lời sông núi

Thực hành tiếng Việt

ĐOẠN VĂN SONG SONG VÀ ĐOẠN VĂN PHỐI HỢP

NỘI DUNG BÀI HỌC

ÔN TẬP KIẾN THỨC

Khái niệm đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Tác dụng của đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

LUYỆN TẬP

Dựa vào các phần kiến thức đã học, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Trình bày khái niệm đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp?
  • Trình bày chức năng của việc trình bày đoạn văn theo song song và đoạn văn phối hợp?
  1. Khái niệm đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Đoạn văn song song

  • Triển khai nội dung song song giữa các câu
  • Mỗi câu đều nêu lên một khía cạnh riêng biệt, không câu nào khái quát câu nào
  • Mỗi câu đều là một mắt xích quan trọng để làm rõ lên nội dung đoạn văn

Ví dụ

Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và hận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

(Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em)

  • Mỗi câu nêu một điều cần làm để đáp ứng quyền lợi của trẻ em
  • Không có câu chủ đề
  • Các câu đều thể hiện cùng một chủ đề: trách nhiệm đối với trẻ em

Đoạn văn phối hợp

  • Là sự kết hợp của phương pháp diễn dịch và quy nạp
  • Câu mở đầu: nêu ý khái quát bậc một
  • Các câu tiếp: triển khai cụ thể ý khái quát (chứng minh, giải thích, bình luận…)
  • Câu kết: mang ý khái quát bậc hai (nâng cao, mở rộng)

> Đề xuất nhận định đối với chủ đề, khẳng định nâng cao vấn đề

Ví dụ

Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái độ mặc kệ, bất cần, ai cười, người ấy nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng lẽ sửa mình. Nhưng cũng có những người, bị tiếng cười của đám đông nhắm tới, do thiếu bản lĩnh, nên hoảng hốt, lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. Như vậy, sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao?

(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe)

  • Câu mở đầu (gạch chân đỏ): nêu chủ đề – mọi người sẽ có phản ứng khác nhau khi bị chê cười.
  • Bốn câu tiếp: các kiểu phản ứng cụ thể
  • Câu cuối (gạch chân xanh): khái quát tác hại của sự cười nhạo đối với con người
  1. Tác dụng của đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Đoạn văn song song

  • Không có câu chủ đề
  • Nội dung của cả đoạn văn thống nhất

> Phù hợp với

  • Trình bày các thông tin khách quan
  • Không hàm chứa sự đánh giá chủ quan của người viết
  • Kết luận thế nào là do người đọc tự suy nghĩ và rút ra

Đoạn văn phối hợp

Cấu trúc rất chặt theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp

Câu đầu và câu cuối đoạn đều là câu chủ đề

> Phù hợp với việc khẳng định chắc chắn điều mà người viết cho là chân lí

LUYỆN TẬP

Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 68, 69

Bài tập 1: SGK tr.68

Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.

  1. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyền gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta tức là kẻ nghịch thù.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

  1. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận bám lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần nào vào kháng chiến , cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính phủ... Những cử chỉ tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Gợi ý trả lời

Câu a

Đoạn này chỉ có hai câu

Mỗi câu đề cập đến một nội dung cụ thể

> Đều hướng tới: các tì tướng hãy học tập “Binh thư yếu lược”

> Là đoạn văn song song

Đòi hỏi người đọc tự suy nghĩ, rút ra câu chủ đề ngầm ẩn thể hiện trong quan hệ về nội dung của các câu

Câu b

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 KNTT bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử ngữ văn 8 KNTT, giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn, giáo án powerpoint ngữ văn 8 KNTT bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn

Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay