Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 KNTT bài 5: Thực hành tiếng việt câu hỏi tu từ

Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 5: Thực hành tiếng việt câu hỏi tu từ. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy thực hiện yêu cầu sau:

Em hãy chỉ ra câu hỏi trong đoạn thơ sau đây và cho biết những câu hỏi đó có thực sự dùng để hỏi không? Vì sao?

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Bài 5: Những câu chuyện hài

Thực hành tiếng Việt

CÂU HỎI TU TỪ

NỘI DUNG BÀI HỌC

Nhận biết câu hỏi tu từ

Tác dụng của câu hỏi tu từ

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Em hãy nêu những cách nhận biết câu hỏi tu từ.
  • Em hãy trình bày tác dụng của câu hỏi tu từ.
  1. 1. Nhận biết câu hỏi tu từ

Ví dụ 1:

- Có đi xem phim với tớ không?

Câu có mục đích hỏi.

- Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập đến thế à?

  • Câu có hình thức là câu hỏi.
  • Nhưng biểu hiện sự từ chối.
  • Câu thứ hai là câu hỏi tu từ.

Ví dụ 2:

Mẹ ơi trên mây có người gọi con:

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

Mẹ mình đang đợi ở nhà”- con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

 

Câu có mục đích hỏi.

 

  • Câu có hình thức là câu hỏi.
  • Để khẳng định em bé không thể lên đó được.
  • Đây là câu hỏi tu từ.

 

Câu hỏi tu từ

Là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc…

 

  1. 2. Tác dụng của câu hỏi tu từ

Trong giao tiếp

  • Câu hỏi tu từ nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc, người nghe.
  • Làm cho lời nói thêm uyển chuyển, giàu sắc thái biểu cảm.

Trong văn học

  • Nhằm tăng sắc thái gợi cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa.
  • Tạo hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm.

LUYỆN TẬP

Hoàn thành các bài tập trong SGK tr.107, 108

Bài tập 1 SGK tr.107

Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang. Giải thích vì sao đó là những câu hỏi tu từ.

Đáp án

Các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang:

  • Đâu có là thế nào?
  • Thế này là thế nào?
  • Lại còn phải bảo cái đó à?
  • Những người quý phái mặc ngược hoa à?
  • Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không?
  • Thế nào?

Đó là câu hỏi tu từ bởi:

  • Có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc một câu.
  • Nhằm khẳng định, hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó mà người nói muốn biểu đạt đến người khác.
  • Thông tin được truyền đạt phải dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc, người nghe.
  • Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vấn đề nào đó.
  • Được dùng theo cách nói ẩn dụ, nhằm thể hiện sắc thái biểu đạt.
  • Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được người nói nhắc đến trong câu.

Bài tập 2 SGK tr.107

  • Hãy viết lại các câu hỏi tu từ em tìm được ở bài tập 1 thành câu kể (kết thúc bằng dấu chấm) sao cho vẫn giữ được ý nghĩa thông báo của câu.
  • So sánh hiệu quả của câu hỏi tu từ và hiệu quả của câu kể.

Đáp án

Các câu kể được chuyển đổi từ câu hỏi tu từ:

Đâu có là thế nào?

  • Đâu có thế.

Thế này là thế nào?

  • Thế à.

Lại còn phải bảo cái đó à?

  • Điều này không cần phải bảo.

Những người quý phái mặc ngược hoa à?

  • Những người quý phái mặc ngược hoa.

Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không?

  • Tôi mặc sát như này bác xem đi.

Khi chuyển từ câu hỏi tu từ sang câu kể:

  • Làm mất đi ý nghĩa hàm ẩn của người nói.
  • Làm mất đi sắc thái của câu.

Bài tập 3 SGK tr.107

Chuyển đổi các câu sau đây sang hình thức câu hỏi tu từ:

  1. Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.
  2. Hãy thong thả, chú mình.

(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)

Đáp án

  1. Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.

Tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài, làm sao mà tôi đến sớm hơn được?

  1. Hãy thong thả, chú mình.

Hãy thong thả, chú mình đi đâu mà vội thế?

Bài tập 4 SGK tr.107

Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn dưới đây có phải câu hỏi tu từ không? Vì sao?

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 KNTT bài 5: Thực hành tiếng việt câu hỏi tu từ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử ngữ văn 8 KNTT, giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối bài 5: Thực hành tiếng việt câu hỏi, giáo án powerpoint ngữ văn 8 KNTT bài 5: Thực hành tiếng việt câu hỏi

Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay