Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy trả lời câu hỏi sau:
Trong các câu sau, hãy cho biết đâu là câu:
Mẹ đã mua được ti vi chưa?
Dùng để thắc mắc
Bạn Lan hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa.
Dùng để trần thuật
Hãy hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa!
Dùng để yêu cầu, sai khiến
A, mẹ đã mua được ti vi rồi!
Dùng để thể hiện thái độ
Bài 9: Hôm nay và ngày mai
Thực hành tiếng Việt
CÁC KIỂU CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI
NỘI DUNG BÀI HỌC
Em hãy trả lời câu hỏi sau:
01 CÁC KIỂU CÂU THƯỜNG GẶP
Câu hỏi (nghi vấn)
Kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi.
Thường có sự xuất hiện:
Từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao…
Dùng từ “hay” để nối các vế câu biểu đạt quan hệ lựa chọn.
Khi viết, câu hỏi thường được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Câu khiến (cầu khiến)
Kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
Thường có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…
Khi viết, câu khiến kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
Câu cảm (cảm thán)
Kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết.
Thường có sự xuất hiện của những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi (ơi), chao ôi (ơi), thay, biết (xiết) bao…
Khi viết, người ta thường kết thúc câu cảm thán bằng dấu chấm than.
Câu kể (trần thuật)
Kiểu câu cơ bản, phổ biến trong giao tiếp.
Chức năng chính: kể, nhận định, thông báo, miêu tả, hay yêu cầu, đề nghị hoặc bộc lộ cảm xúc.
Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm, hoặc dấu chấm than hay dấu chấm lửng.
02 NHẬN BIẾT CÁC KIỂU CÂU
Cách nhận biết
Sự có mặt của những từ ngữ đặc thù, chuyên dùng đánh dấu mỗi kiểu câu.
Dấu kết thúc câu khi câu được thể hiện bằng chữ viết.
Nội dung biểu đạt của câu và ngữ cảnh xuất hiện câu.
Nội dung biểu đạt của câu và ngữ cảnh xuất hiện câu.
Ví dụ
Anh bảo cuốn sách còn có ở trên bàn nữa không?
Câu được đặt trong mạch đối thoại.
Trực tiếp nêu lên một thắc mắc nhờ giải đáp.
Có từ “không” và dấu chấm hỏi.
Câu hỏi (câu nghi vấn)
Mở cổng nhanh lên!
Câu hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu.
Có động từ chỉ điều đối tượng cần thực hiện (mở).
Có dấu chấm than khi kết thúc câu.
Câu khiến (câu cầu khiến)
Ví dụ
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Tế Hanh, Quê hương)
Câu được dùng để trực tiếp nêu cảm xúc của người viết.
Có từ “quá” và dấu chấm than kết thúc.
Câu cảm (câu cảm thán)
Trên quá trình xuôi chảy theo những sườn dốc, các mạch ngầm, dòng nước âm thầm hoà tan những chất vi lượng, các thành phần hữu cơ phân huỷ, cuốn theo đất, cát, sỏi cuội đưa dần về phía nơi thấp hơn.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
Câu dùng để trần thuật về một sự việc, hiện tượng.
Kết thúc bằng dấu chấm.
Câu kể (câu trần thuật)
LUYỆN TẬP
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử ngữ văn 8 KNTT, giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Các kiểu, giáo án powerpoint ngữ văn 8 KNTT Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Các kiểu