Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST Bài 3: Những góc nhìn văn chương (nghị luận văn học)

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 3: Những góc nhìn văn chương (nghị luận văn học). Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 3. NHỮNG GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)

ÔN TẬP VĂN BẢN “EM BÉ THÔNG MINH – NHÂN VẬT KẾT TINH TRÍ TUỆ DÂN GIAN”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại nghị luận văn học, về văn bản Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của trí tuệ dân gian.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi: Nhớ và tóm tắt lại ngắn gọn truyện cổ tích đã học Em bé thông minh. Em có suy nghĩ gì về các thử thách với nhân vật em bé trong truyện.

- HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)

- GV đặt vấn đề: Từ câu chuyện về em bé thông minh, tác giả của văn bản Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian đã gửi gắm đến với chúng ta nhiều bài học chiêm nghiệm cuộc sống. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
  • Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mần cây trong văn bản Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: Văn bản “Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian” thuộc thể loại gì? Nêu bố cục của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu phần giới thiệu về truyện Em bé thông minh.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu sự đề cao trí tuệ dân gian qua bốn thử thách

+ Nhóm 3: Tìm hiểu phần khẳng định giá trị nội dung của truyện cổ tích Em bé thông minh.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Thể loại: văn bản nghị luận

2. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “đề cao trí tuệ của nhân dân”): Giới thiệu về truyện Em bé thông minh.

+ Phần 2 (tiếp theo đến “sứ giả láng giềng”): Sự đề cao trí tuệ dân gian qua bốn thử thách.

+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định giá trị nội dung của truyện cổ tích Em bé thông minh.

d. Đề tài: Cái nhìn, nhận thức của con người.

e. Tình huống:

Bị nước đẩy lên mặt đất, ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng nháo tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

2. Văn bản “Thầy bói xem voi”

a. Thể loại: truyện ngụ ngôn

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu... sờ đuôi: Các thầy bói xem voi.

- Phần 2: Tiếp... chổi sể cùn: Các thầy bói phán về voi.

- Phần 3: Phần còn lại: Hậu quả của việc xem và phán về voi.

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “EM BÉ THÔNG MINH – NHÂN VẬT KẾT TINH TRÍ TUỆ DÂN GIAN”

1. Nêu vấn đề

- Tác giả đưa ra ý kiến: Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.

2. Giải quyết vấn đề

- Ý kiến nhỏ 1: Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

- Ý kiến nhỏ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.

- Ý kiến nhỏ 3: Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng), người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên trên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

à Thử thách thứ 4 là quan trọng nhất vì theo tác giả đó là vấn đề danh dự và vận mệnh quốc gia.

3. Kết thúc vấn đề

- Truyện đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân, đề cao tầng lớp lao động, thể hiện sự tự hào về trí tuệ bình dân.

- Thể hiện ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có.

III. TỔNG KẾT

* Nội dung

- Văn bản đã thể hiện góc nhìn của tác giả, giúp người đọc làm rõ sự đề cao trí tuệ nhân dân thông qua bốn thử thách trong truyện Em bé thông minh.

* Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi.

- Văn bản nghị luận có cách triển khai lí lẽ, bằng chứng mạch lạc, chặt chẽ.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập:

ĐỀ LUYỆN TẬP

Đọc câu hỏi và tìm câu trả lời cho các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1. Em bé đã phải trải qua bao nhiêu thử thách trong truyện?

    A. 1 thử thách

B. 2 thử thách

C. 3 thử thách

D. 4 thử thách

Câu 2. Theo tác giả, cái hay trong truyện cổ tích Em bé thông minh được tạo nên bởi?

A. Xây dựng nhân vật.

B. Lối kể phóng đại.

C. Tạo tình huống bất ngờ, xâu chuỗi câu chuyện.

D. Thủ pháp đối lập tương phản.  

Câu 3. Khi kể về tài năng của em bé, tác giả nhằm ca ngợi trí thông minh của ai?

A. Trẻ em

B. Dân tộc

C. Nhân dân lao động

D. Nhân vật em bé trong truyện

Câu 4. Yếu tố nào không được sử dụng trong truyện Em bé thông minh?

A. Kỳ ảo

B. Hiện thực.

B. Bất ngờ.

D. Mâu thuẫn

Câu 5. Mục đích chính của truyện Em bé thông minh theo tác giả nhận định là gì?

A. Gây cười

B. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

C. Khẳng định sức mạnh phi thường của anh hùng

D. Phê phán những kẻ ngu dốt.  

Câu 6. Tác giả sử dụng hình thức câu đố với mục đích nào?

A.   Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc.

B.   Tạo tình huống để câu chuyện diễn ra theo đúng dụng ý nghệ thuật của mình.

C.   Tạo yếu tố bất ngờ để tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.

D.   Kích thích sự tò mò của người nghe, người đọc.

Câu 7: Em bé thông minh được hưởng vinh hoa vì sao?

A.   Nhờ may mắn và tinh ranh

B.   Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân.

C.   Nhờ sự trợ giúp của thần linh

D.   Nhờ được nhà vua yêu mến.

Câu 8: Chiến thắng của em bé có được, có nhờ tới sự giúp đỡ của ai?

A.   Không được thần linh giúp đỡ.

B.   Thần linh mách bảo trong giấc mơ

C.   Thần linh giúp một phần rất nhỏ

D.   Thần linh giúp đỡ nhưng người nghe không nhận thấy.  

 

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

D

C

C

A

B

D

B

A

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. b) Nội dung hoạt động: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày những điều em rut ra được sau khi đọc văn bản “Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian”.

Gợi ý đoạn văn mẫu:

Sau khi đọc xong văn bản “Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian”, hình ảnh về cậu bé thông minh, lanh lợi trong truyện vẫn còn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em. Qua cách vượt qua thử thách liên tiếp đầy hóc búa của chú bé, em học được bản lĩnh vững vàng, sự kiên định và nhanh nhạy, nhưng không kém phần bình tĩnh, dí dỏm, hồn nhiên. Đồng thời, em cũng hiểu hơn về những người thông minh như chú bé, để có thể giải quyết được những câu đố, nhanh lẹ vượt qua những thử thách cam go không chỉ cần vận dụng các kiến thức trong sách vở. Ngoài ra họ còn phải biết linh hoạt vận dụng những kinh nghiệm dân gian, những hiểu biết trong thực tế. Thông qua câu chuyện, em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và trau dồi thêm thật nhiều kiến thức để trở thành người công dân có ích cho đất nước.

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST Bài 3: Những góc nhìn văn chương (nghị luận văn học)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 7 Chân trời Bài 3: Những góc nhìn văn chương (nghị, giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Những góc nhìn văn chương (nghị

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay