Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST bài 6: Ôn tập : bàn về đọc sách

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài 6: Ôn tập : bàn về đọc sách. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

ÔN TẬP BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

ÔN TẬP : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Bàn về đọc sách mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Những luận điểm chính của văn bản

- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận giải quyết  vấn đề trong văn bản

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV đặt câu hỏi gợi ý
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời và chia sẻ của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, chia sẻ với bạn những điều sau:

+ Em có thích đọc sách không? Em có thường xuyên đọc sách không?

+ Cuốn sách em yêu thích và ấn tượng nhất là gì?

+ Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?

- GV nhận xét, khen ngợi các HS có câu trả lời hay và thú vị. Từ đó, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đọc sách là một việc làm và thói quen rất tốt, bổ ích đối với mỗi chúng ta. Hơn vậy, đọc sách có hiệu quả là việc lĩnh hội được những kiến thức trong sách được vận dụng vào cuộc sống hay tiếp thêm tri thức cho bản thân. Văn bản chúng ta sẽ cùng học trong ngày hôm nay sẽ bàn về rất nhiều khía cạnh về lợi ích của việc đọc sách, một trong số đó là cách đọc sách sao cho hiệu quả nhất. Chúng ta sẽ cùng đến với văn bản Bàn về đọc sách.  

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về văn bản
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: tìm hiểu tác giả tác phẩm

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và giới thiệu về tác giả, tác phẩm như đã chuẩn bị ở nhà.

- Bố cục tác phẩm gồm mấy phần?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

- GV giới thiệu thêm về nhà văn Chu Quang Tiêm.

+ Ông là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ngoài ra ông còn là doanh nhân lớn, học vấn cao.

+ Những tác phẩm, tập sách của ông là nguồn tài liệu phong phú, mang trong đó văn phong sáng tác và có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới học thuật và văn nghệ.

 

 

II. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

- GV đặt câu hỏi cho HS để xác định mục đích của VB: Văn bản viết ra nhằm thuyết phục chúng ta về điều gì?

- GV đặt thêm câu hỏi: Việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình từ “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?

- GV yêu cầu HS làm gạch chân vào những câu văn nêu lên những phương pháp đọc sách mà tác giả đưa ra.

- Gv đặt thêm câu hỏi: Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lương sách được đọc không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, gạch chân để nắm được câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 cặp HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét và góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

 

 

I. Tìm hiểu tác giả tác phẩm

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “làm kẻ lạc hậu”: Đặt vấn đề về tầm quan trọng của việc đọc sách.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “những cuốn sách quan trọng, cơ bản”: Những khó khăn, trở ngại của việc đọc sách hiện nay.

+ Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.

2. Tác giả

- Tên: Chu Quang Tiêm

- Tên khai sinh: Tự Mạnh Thực

- Năm sinh – năm mất: 1897 – 1986.

- Quê quán: Đông Thành, An Huy, Trung Quốc.

- Thể loại sáng tác: chính luận

- Phong cách bài chỉnh luận: nhẹ nhàng, nhưng vẫn đầy đủ lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động và có tính thuyết phục sâu sắc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tâm lí văn nghệ, Bàn về thơ, Bàn về đọc sách,…

3. Tác phẩm

- Trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch.

II. NHẮC LẠI KIẾN THỨC

1. Đặt vấn đề về tầm quan trọng của việc đọc sách

- Văn bản được viết ra để thuyết phục người đọc về hai vấn đề:

+ Tầm quan trọng của việc đọc sách.

+ Sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc.

- Ý kiến của người viết được thể hiện qua các câu văn chủ đề:

+ Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

+ Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiề, thì việc đọc sách ngày càng không dễ.

+ Đọc sách không cốt lấy nhiều, mà phải chọn cho tinh, cho kĩ.

è Tác giả đã đưa ra các ý kiến xác đáng và tóm lược gọn về chủ đề chính của văn bản theo trình tự hợp lí từ đặt vấn đề tầm quan trọng của đọc sách – trở ngại của việc đọc sách – phương pháp đọc sách hiệu quả.

è Những lí lẽ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng được đưa ra nhằm tăng sức thuyết phục cho người đọc tin vào chủ đề của văn bản.

2. Lợi ích và trở ngại của việc đọc sách

a. Lợi ích

- Đọc sách là một con đường quan trọng trong học vấn.

- Sách vở ghi chép, lưu truyền lại lịch sử của nhân loại.

- Kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần

è Tác giả liệt kê ra nhiều lợi ich của việc đọc sách nhằm làm sáng tỏ cho chủ đề của văn bản về tấm qaun trọng của việc đọc sách.

 

b. Trở ngại

- Sách đáng quý nhưng chỉ là một thứ tích lũy.

- Sách có thể làm trở ngại cho việc nghiên cứu.

è Tác giả đã đưa ra và làm rõ trở ngại của việc đọc sách hiện nay:

+ Sách khiến người ta không chuyên sâu.

+ Sách nhiều dễ khiến cho chúng ta lạc hướng.

+ Người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất.

3. Phương pháp đọc sách

- Đọc cho tinh, cho kĩ.

- Số lượng nhiều không bằng đọc chất lượng.

- Nếu đọc mười quyển sách mà lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyến mà đọc mười lần.

- Đọc sách không thể đọc nhiều coi là vinh dự, đọc ít không thể coi là xấu hổ.

- Đọc ít nhưng mà kĩ, lyện nếp nghĩ sâu xa.

- Đọc để bản thân hiểu, biết thêm kiến thức chứ không phải để lừa dối bản thân mình.

è Tác giả dẫn ra nhiều phương pháp đọc sách hiệu quả nhằm hướng tới tác động vào nhận thức của người đọc.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. 

- Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.

 

2. Nghệ thuật

- Đưa ra ý kiến, giải thích dễ hiểu.

- Lí lẽ, bằng chứng mang tính thuyết phục cao.

- Sắp xếp các ý kiến theo thứ tự hợp lí. 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1: Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì?

  1. Thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc đọc sách
  2. Thuyết phục người đọc về sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc.
  3. Bàn về các vấn đề liên quan đến đọc sách và tuyên truyền cho người dân hiểu về tầm quan trọng của việc đọc sách.
  4. Cả A và B.

Câu 2: Đâu không phải là một luận điểm chính của văn bản?

  1. Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại
  2. Tầm quan trọng của việc đọc sách
  3. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.
  4. Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, cho kĩ.

 

Câu 3: Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?

  1. Đánh dấu các phần của bằng chứng, giúp người đọc dễ hình dung.
  2. Tạo nên sự kết hợp giữa số và chữ.
  3. Nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận ra các lí lẽ, làm tăng sức thuyết phục cho văn bản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

  1. Luận
  2. Kể
  3. Tả
  4. Hành chính – công vụ

Câu 5: Bằng chứng tác giả đưa ra cho ý kiến “Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại” là gì?

  1. Sự phân công, cố gắng tích luỹ đọc sách của nhân loại qua hàng ngàn năm có thể coi là lớn lao hơn cả việc sản xuất nông nghiệp.
  2. Mỗi người trong số chúng ta đều phải có trách nhiệm trong việc đọc, truyền bá tri thức sách vở.
  3. Học vấn, tri thức của nhân loại đều được lưu trữ trong sách vở, lưu truyền lại để không bị vùi lấp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Lí lẽ tác giả đưa ra cho ý kiến “Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ” là gì?

  1. Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu.
  2. Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng.
  3. Lịch sử nhân loại ngày một đổi khác, việc đọc sách ngày càng cũng vì thế mà đổi thay theo.
  4. Cả A và B.

Câu 7: Theo tác giả, đâu là một bất cập do sách tạo ra hiện nay?

  1. Sách có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn.
  2. Sách tàn phá cuộc sống con người.
  3. Sách thay đổi cách con người sống và học tập.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 8: Tác giả chỉ trích như thế nào đối với những học giả trẻ khoe khoang đã từng đọc hàng vạn cuốn sách?

  1. Có đọc mà không biết suy nghĩ.
  2. Đọc kiểu đó chỉ tạo ra một biển kiến thức mênh mông nhưng thực tế lại chẳng có gì.
  3. Đọc thì rất nhiều nhưng đọng lại chẳng được bao nhiêu, có thể gây ra những vấn đề tiêu cực.
  4. Cả A và B.

 

Câu 9: Để tích luỹ tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không?

  1. Không cần lưu ý vì ta chỉ nên tập trung đọc để lấy được cái tinh tuý của một cuốn sách, không nên quan trọng số lượng.
  2. Không cần lưu ý vì chất lượng đọc mới là cái cần lưu tâm.
  3. Có cần lưu ý vì như thế thì ta mới có thể tích luỹ được những tri thức cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống.
  4. Tuỳ từng mục tiêu đọc mà ta xem xét.
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST bài 6: Ôn tập : bàn về đọc sách

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 7 Chân trời bài 6: Ôn tập : bàn về đọc, giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bài 6: Ôn tập : bàn về đọc

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay