Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 10 Cánh diều bài: Văn bản 2 - Người ở bến sông châu

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 10 bộ sách Cánh diều bài: Văn bản 2 - Người ở bến sông châu. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

TIẾT…: VĂN BẢN 2. NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU

 

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGỮ VĂN 10

KHỞI ĐỘNG

Câu  hỏi: Hãy lắng nghe video về nữ thương binh sau chiến tranh  và nêu suy nghĩ của em: Bản lĩnh và lòng nhân hậu của người phụ nữ ấy là bình thường hay đáng khâm phục? Vì sao?

https://www.youtube.com/watch?v=vJUQmK0PJzo

 

TIẾT…: VĂN BẢN 2. NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Thể loại truyện ngắn

Câu hỏi: Truyện ngắn là gì? Truyện ngắn có những đặc điểm nào?

Trả lời:

- Là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nội dung cô đọng, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sâu sắc thể hiện qua tình huống bất ngờ.

- Một số đặc điểm truyện ngắn:
+ Khắc họa một hiện tượng trong đời sống.

+ Thường diễn ra trong không gian, thời gian hạn chế.

+ Ít nhân vật, không có kết cấu nhiều tầng, tuyến.

  1. Tác giả, tác phẩm

CH: Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, hãy giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

Đáp án:

  1. Tác giả:

-  Tên tác giả: Sương Nguyệt Minh, tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn

- Năm sinh: năm 1958.

 - Quê quán: Ninh Bình

- Phong cách nghệ thuật: tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng

Nếu như có thể nếm được, thì các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đều có vị ngọt và cay. Đó là vị ngọt của phong cảnh làng quê của trăng nước, tình người, vị cay xót của số phận con người” (Nguyễn Hữu Đại)

- Tác phẩm chính: Người về bến sông Châu, Nỗi đau dòng họ, Nơi hoang dã đồng vọng, Dị hương…

  1. Tác phẩm

- Sáng tác vào tháng 6/1997 xuất bản tại NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016.

- Truyện ngắn đã được chuyển thể thành phim có tên “Người trở về”

  1. Đọc văn bản

CH: Tóm tắt ngắn gọn truyện Người ở bến sông Châu

Đáp án:

Tác phẩm kể về nhân vật Mây. Trong chiến tranh chống Mỹ, cô Mây là nữ y tá dũng cảm. Hòa bình lập lại, cô trở về nhà thì thấy bản thân bị gọi là liệt sĩ, người yêu cũ tưởng cô đã hy sinh nên đi lấy vợ. Chịu đựng vết thương từ chiến trường, cô lại nhận thêm những thương tổn trong cuộc sống mới. Mây sống lặng lẽ trong nỗi cô đơn ở lều cỏ bên bến sông Châu, phụ giúp ông chèo đò, chở đám bạn của Mai đi học, nhận làm y tá ở trạm xá xã, nhận đỡ đẻ cho cô Thanh trong tình huống nguy kịch, cứu được cả hai mẹ con cô. Thím Ba chết vì vướng bom bị, dì Mây lại nhận nuôi bé Cún, dì gặp lại chú Quang- người thương binh dì cứu ở chiến trường. Kết thúc truyện là sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.

CH: Xác định thể loại, bố cục của truyện.

- Thể loại: truyện ngắn

- Bố cục: 2 phần

+ Đoạn 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ.

+ Đoạn 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó.

  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  2. Sự kiện và cốt truyện

CH: Xác định sự kiện chính ở mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu.

Các phần

Sự kiện chính

P1: từ đầu đến “dì ngồi như tượng”

 

P2: từ “Sáng” đến “Sóng nước lao xao

 

P3: từ “Làng xây trạm xá mới.” đến “con đường về bến”

 

P4: từ “Tháng Ba lại về.” đến hết

 

 

Đáp án:

Các phần

Sự kiện chính

P1: từ đầu đến “dì ngồi như tượng”

- Dì Mây về làng đúng ngày chú San – người yêu cũ lấy vợ, tâm trạng ngổn ngang, giằng xé của dì Mây, chú San và những người thân trong gia đình.

P2: từ “Sáng” đến “Sóng nước lao xao

- Dì Mây ra sống ở lều cỏ bên bến sông Châu, phụ giúp ông chèo đò; tâm trạng buồn tủi của dì Mây, sự quan tâm và tình cảm của mẹ và Mai đối với dì Mây.

P3: từ “Làng xây trạm xá mới.” đến “con đường về bến”

- Dì Mây trở lại với nghề y tá, làm việc ở trạm xá xã; cô Thanh vợ chú San đẻ khó, suýt chết, dì Mây đỡ đẻ, cứu sống cả hai mẹ con.

P4: từ “Tháng Ba lại về.” đến hết

- Thím Ba chết vì vướng bom bi, dì Mây nhận nuôi thằng Cún con thím Ba;

- Dì Mây gặp lại chú Quang – người thương binh năm xưa nay về chỉ huy công binh xây cầu qua bến sông Châu, dì Mây từ chối tình cảm của chú Quang

- Hằng đêm, tiếng dì Mây ru thằng Cún lan xa, vang vọng trên bến sông Châu.

 

CH: Em có nhận xét gì về cốt truyện, tình huống truyện.

Đáp án:

- Văn bản thể hiện nét khác biệt, độc đáo: sự tham dự, chiến đấu và hi sinh của người phụ nữ trong và sau chiến tranh.

- Cách xây dựng cốt truyện:

+ Tình huống truyện đặc sắc: bộc lộ rõ hoàn cảnh trớ trêu của các nhân vật mà trung tâm là nhân vật dì Mây.

+ Từ tình huống trớ trêu, tác giả miêu tả thành công tâm trạng, hành động, lựa chọn, quyết định mà dì Mây đã thực hiện.

+ Các sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian, có xen kẽ một vài đoạn hồi tưởng.

à Cốt truyện chặt chẽ, giàu kịch tính, các sự kiện chính được liên kết mạch lạc, dễ theo dõi.

  1. Nhân vật trung tâm và mối quan hệ giữa các nhân vật

CH: Xác định các nhân vật trong truyện ngắn? Ai là nhân vật trung tâm? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện.

Đáp án:

- Nhân vật trung tâm là dì Mây vì:

+ Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối truyện, thường xuyên có mặt ở hầu hết các sự kiện.

+ Qua nhân vật, tác giả tập trung bộc lộ rõ nét khác biệt, độc đáo của chiến tranh Việt Nam và chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

- Vẽ sơ đồ mối quan hệ:

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 10 Cánh diều bài: Văn bản 2 - Người ở bến sông châu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint Ngữ văn 10 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 10 cánh diều bài: Văn bản 2 - Người ở bến, giáo án trình chiếu Ngữ văn 10 cánh diều bài: Văn bản 2 - Người ở bến

Bài giảng điện tử Ngữ văn 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay