Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 10 bộ sách Cánh diều bài: Văn bản 2 - Gió thanh lay động cành cô trúc. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
___ Chu Văn Sơn
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGỮ VĂN 10
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Em đã biết đến bài thơ thu nào của Nguyễn Khuyến? Hãy đọc thuộc lòng bài thơ đó?
___ Chu Văn Sơn
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Câu hỏi: Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, hãy giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
Trả lời:
- Chu Văn Sơn (1962 – 2019)
- Quê quán: Thanh Hóa
- Là một gương mặt tiêu biểu của thế hệ phê bình trưởng thành vào những năm 1990.
- Chu Văn Sơn: một nhà sư phạm tâm huyết, một tác giả viết tùy bút tài hoa.
- Xuất xứ: Văn bản được rút ra từ tập sách “Thơ, điệu hồn và cấu trúc”.
CH: Xác định thể loại, bố cục văn bản.
Đáp án:
- Thể thơ: văn bản nghị luận văn học
- Bố cục:
+ Mở đầu: phần (1) Đặt vấn đề
+Nội dung: phần (2), (3), (4), (5) Giải quyết vấn đề
+ Kết thúc: đoạn cuối “Tất cả những điều ấy... thế kỉ nào?”
CH: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Gió thanh lay động cành cô trúc”?
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Gió thanh: gió nhẹ
+ Cành cô trúc: cành trúc đơn lẻ
=> Nhan đề ngầm thể hiện nội dung: trăn trở, bất an, đơn côi của một nho gia khí tiết thanh cao trước những biến động của thời cuộc, của đời sống xã hội.
CH: Mở đầu văn bản, tác giả đã đề cập đến vấn đề gì? Tác giả nhắc đến chùm thơ nào?
Đáp án:
- Giới thiệu vấn đề: cái thần của mùa thu được phản ánh qua chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
CH: Hãy chỉ ra các luận điểm trong văn bản trên và trình tự sắp xếp chúng.
Đáp án:
- Luận điểm:
+ Hai câu đề: ghi ngay được cái thần thái của trời thu.
+ Hai câu thực: tả cảnh mặt đất và mặt nước.
+ Hai câu luận: không gian và thời gian bỗng mở rộng ra.
+ Hai câu kết: bức họa thật nhanh mà thật đọng.
- Trình tự: lần lượt theo việc phân tích bố cục đề - thực – luận – kết của bài thơ.
CH: Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả đã kết hợp những thao tác nghị luận nào? Hãy chỉ ra các thao tác ấy và phân tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể?
- Tác giả đã kết hợp những thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
- Đoạn 2:
+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.
+ Thao tác phân tích: (Đưa ra, phân tích các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm):
Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”, tác giả đã viết: Chữ “xanh ngắt” gợi được cái sắc xanh riêng ó..., của thinh không.
+ Thao tác bình luận: “Đó là những gợn gió thật mỏng manh, … từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng?”.
CH: Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết?
Đáp án:
- Đoạn cuối: tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu hỏi tu từ.
- Tác dụng: khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc, thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ, luận giải về ý nghĩa của bài thơ, của tiêu đề bài viết.
à sự thấu cảm của người viết với những tâm tư sâu kín của thi hào Nguyễn Khuyến.
III. TỔNG KẾT
Câu hỏi: Khái quát nội dung, ý nghĩa văn bản?
- Bài viết là những suy cảm của Chu Văn Sơn về cái thần thái của mùa thu nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện qua bài Thu vịnh, về tâm tư sâu kín (cô đơn, buồn bã, bất an) khó nói thành lời của thi hào Nguyễn Khuyến.
Câu hỏi: Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
Đáp án:
- Cấu trúc bài văn nghị luận chặt chẽ (mở đầu – thân bài – kết luận)
- Có luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng tương ứng.
- Kết hợp các thao tác nghị luận (phân tích, bình luận) một cách khéo léo.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc chủ yếu bàn về văn bản thơ nào của Nguyễn Khuyến?
Câu 2: Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc thuộc thể thể loại?
Câu 3: Câu văn: “Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng” là...........của bài viết Gió thanh lay động cành cô trúc.
Câu 4. Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài là:
Câu 5. Thao tác nghị luận nào không được sử dụng trong văn bản?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu hỏi: Đoạn vân sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn học:
“Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nh)n thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiền cành là cần trúc lơ phơ. Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Gián án Powerpoint Ngữ văn 10 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 10 cánh diều bài: Văn bản 2 - Gió thanh lay, giáo án trình chiếu Ngữ văn 10 cánh diều bài: Văn bản 2 - Gió thanh lay