Bài soạn lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

Hướng dẫn soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt- Trang 30 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Sự trong sáng của tiếng việt

1. Hệ thống chuẩn mực tiếng việt (giao tiếp nói và viết)

  • Phát âm
  • Chữ viết
  • Dùng từ
  • Đặt câu
  • Cấu tạo lời nói, bài băn

=>Tiếng Việt tuy đã có một hệ thống chuẩn mực nhưng nó vẫn không loại trừ những sáng tạo mới, cái mới là cái sáng tạo, phù hợp với quy tắc chung (Các trường hợp chuyển nghĩa của tiếng việt theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ).

2. Vay mượn các yếu tố ngôn ngữ nước ngoài

Vay mượn yếu tố ngôn ngữ nước ngoài là điều không thể thiếu đối với bất kì ngôn ngữ nào, nhưng sự vay mượn không thể tùy tiện mà phải đảm bảo được sự trong sáng của tiếng việt.

3. Sử dụng tiếng việt trong sáng là một phẩm chất văn hóa của người sử dụng

Sự trong sáng trong lời nói chính là thể hiện về thanh lịch, nét văn hóa của con người.

[Luyện tập] Câu 1: Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du ...

Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều

Trả lời:

Những từ ngữ tiêu biểu

  • Kim Trọng: rất mực chung tình
  • Thuý Vân: cô em gái ngoan
  • Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
  • Thúc Sinh: sợ vợ
  • Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
  • Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”
  • Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”
  • Sở Khanh:  chải chuốt dịu dàng
  • Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét” . 

=> Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật. Tác giả đã sử dụng chuẩn xác tiếng việt vào việc áp dụng tính cách của mỗi người.

[Luyện tập] Câu 2: Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu...

Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu. Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào các vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoan văn.

"Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại".

Trả lời:

  • Cách 1: “Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình – những dòng nước khác . Dòng ngôn ngữ cũng vậy:  một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại.”
  • Cách 2: "Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa phải trôi chảy vừa phải tiếp nhận (dọc đường đi của mình) những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại."

[Luyện tập] Câu 3: Nhận xét về dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau...

Nhận xét về dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau. Hãy thay những từ ngữ mà anh/chị cho là lạm dụng bằng từ ngữ tiếng việt tương ứng

Chỉ vài ngày sau khi Microsoft vá lỗi nghiêm trọng trong phần mềm xử lí đồ họa, một hacker tự xưng là “cocorruder” đã công bố chi tiết về hai vấn đề tương tự trong hệ điều hành.

Trả lời:

  • Từ Microsoft là tên công ty nên dùng nguyên
  • Từ File có thể chuyển thành tệp tin để người không sử dụng máy tính có thể hiểu.
  • Từ hacker nên dịch là kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính cho dễ hiểu.
  • Từ cocorruder là danh xưng nên có thể giữ nguyên.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net