Bài soạn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học

Hướng dẫn soạn bài: Quá trình văn học và phong cách văn học - Trang 178 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Quá trình văn học

1. Khái niệm quá trình văn học

  • Quá trình văn học: sự vận động của văn học trong tổng thể
    • Bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, rất cả các hình thức tổn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn
    • Bao gồm các thành tố của đời sống văn học như tác giả và người đọc, ác hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật,..
  • Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung
    • Văn học gắn bó với đời sống: thời đại nào, văn học ấy
    • Văn học phát triển trong sự kết thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết
    • Văn học của một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến

2. Trào lưu văn học

  • Hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định
  • Là phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn, có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc của một thời đại.
  • Một trào lưu văn học có thể có nhiều khuynh hướng hoặc trường phái văn học
  • Cũng có khi nền văn học của một dân tộc không có trào lưu văn học, nhưng lại có các khuynh hướng, trường phái văn học khác nhau.
  • Một số trào lưu văn học trên thế giới
    • Văn học thời Phục Hưng ở Châu Âu thế kỉ XV - XVI đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ với một số tác phẩm tiêu biếu như Đôn-ki-hô-tê; Rô-mê-ô và Giu-li-ét
    • Chủ nghĩa Cổ điển ở Pháp thế kỉ XVII coi văn học cổ đại là hình mẫu lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ: Lơ-xít của Cooc-nây, Lão hà tiện của Mô-li-e,...
    • Chủ nghĩa lãng mạn ở Tây Âu sau Cách mạnh Tư sản Pháp 1789 để cao những nguyên tắc chủ quan, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tuowgnj nghệ thuật sao cho phù hợp với lí tưởng và ước mơ của nhà văn: Những người khốn khổ của V. Huy-gô, Những tên cướp của Si-le
    • Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX thiên về những nguyên tắc khách quan, chú ý chọn đề tài trong cuộc sống hiện thực, quan sát thực tế để sáng tạo những hình tượng điển hình: sáng tác của Ban-dắc, Lép Tôn-xtôi,...
    • Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kỉ XX miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân: sáng tác của Mác-xim Go-rơ-ki, Gioóc-giơ A-ma-đô,...
    • Chủ nghĩa siêu thực 1922 tại Pháp quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sang tạo của người nghệ sĩ
    • Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Mĩ La-tinh sau chiến trang thế giới thứ hai với quan niệm thực tại còn bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giá, các huyền thoại, truyền thuyết
    • Chủ nghĩa hiện sinh ra đời ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai tập trung miêu tả cuộc sống con người như một sự tồn tại huyền bí, xa lạ và phi lí
  • Một số trào lưu văn học ở Việt Nam
    • Trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán những năm 1930 - 1945 ở thế kỉ trước với phong trào thơ Mới và các tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,...
    • Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thời kì diễn ra hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm

II. Phong cách văn học

1. Khái niệm phong cách văn học

  • Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể
  • Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.

2. Những biểu hiện của phong cách văn học

  • Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả
  • Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm: đề tài, chủ đề, các hình ảnh, nhân vật cho đến tứ thơ, triển khai cốt truyện,...
  • Hệ thống các phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật lưu đậm cá tính sáng tạo của tác giả: sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại, cách kể chuyện, miêu tả ngoại hình, bộc lộ nội tâm,...
  • Sự thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác

Câu 1: Nhận xét vắn tắt sự khác biệt về đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học...

Nhận xét vắn tắt sự khác biệt về đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán qua truyện Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

Trả lời:

Tiêu chí

Văn học hiện thực - Hạnh phúc của một tang gia

Văn học lãng mạn - Chữ người tử tù

Hiện thực

Sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm tháng trước Cách mạng tháng Tám 1945

Quay về với những vẻ đẹp chỉ còn là vang bóng với những thú vui tao nhã, thanh cao của người trí giả thời kì tước

Nhân vật

Những con người đốn mạt, mất dạy tự nhận mình là tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng thực chất, chúng cũng chỉ là những kẻ hám danh, hám lợi, vô đạo đức và lăng loàn mà thôi

Hình tượng nhân vật con người tài hoa tài tử Huấn Cao: không chỉ có tài bẻ khóa, viết chữ đẹp mà ông Huấn còn là một người dũng cảm, khí phách, hiên ngang và có một thiên lương trong sáng.

Câu 2: Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Tố Hữu

Trả lời:
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
  • Sáng tác mang sự tài hoa, uyên bác của một con người với tầm hiểu biết rộng, được tổng hợp trên nhiều lĩnh vực. Dù là viết về đề tài gì thì ông cũng quan sát và miêu tả lại ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ
  • Ông là nhà văn của sự phi thường bởi Nguyễn Tuân tôn thờ chủ nghĩa xê dịch nên ông bị ấn tượng bởi những tính cách phi thường, những sự vật tuyệt mĩ, những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt. 
  • Trước Cách mạng Tháng 8, ông tìm về với những vẻ đẹp chỉ còn là vang bóng nhưng sau Cách mạng ngòi bút của ông không còn đối lập giữa quá khứ và hiện tại nữa mà tập trung vào những con người lao động bình dị với ngòi bút yêu thương và ca ngợi.
  • Ông có biệt tài với thể tùy bút bởi sự phóng khoáng trong cảm xúc và sự phóng túng trong tâm hồn
  • Ngôn ngữ sử dụng trong các sáng tác của Nguyễn Tuân được đẩy lên gần như ở mức tuyệt đối của mức độ, màu sắc, hành động

Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu

  • Nội dung: mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc:
    • Thơ luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lón của con người cách mạng, dân tộc
    • Mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân
    • Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử - dân tộc, vấn đề trong thơ là vấn đề vận mệnh cộng đồng
    • Con người trong thơ là những con người của sự nghiêp chung với những cố gắng phi thường
    • Tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành
  • Nghệ thuật: Tính dân tộc rất đậm đà
    • Thể thơ: Tiếp thu những tinh hoa của phong trào thơ Mới, thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại nhưng đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc
    • Về ngôn ngữ: sử dụng từ ngữ, cách nói quen thuộc với dân tộc, đặc biệt phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt (từ láy, thanh điệu, vần thơ)
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net