Bài soạn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Hướng dẫn soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Trang 3 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Luyện tập trên lớp

Câu 1: Hãy nhắc lại các thao tác lập luận mà anh (chị) đã học...

Hãy nhắc lại các thao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của các thao tác này.

Trả lời:

Có 6 thao tác lập luận đã học trong chương trình

  • Chứng minh: dùng dẫn chứng, lí lẽ để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
  • Giải thích: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
  • Phân tích: chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét giúp ta hiểu cặn kẽ, thấu đáo rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng. 
  • So sánh: đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng để chỉ ra những nét giống hoặc khác nhau giữa chúng. Từ việc so sánh, đối chiếu ấy, ta thấy được đặc điểm, giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh
  • Bình luận: đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về hiện tượng, vấn đề
  • Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan niệm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác để bảo vệ ý kiến đúng đắn.

Câu 2: Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào?

   "Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

   Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

   Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

   Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

   Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

   Chúng dùng thuộc phiện, rượu cồn để làm cho giống nòi ta suy nhược. 

   Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng dất, hầm mỏ, nguyên liệu.

   Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

   Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

   Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. 

Trả lời:

Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.

  • Bình luận về hành động và những chính sách của Pháp lên đất nước Việt Nam: Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
  • Phân tích các khía cạnh, bình diện mà Pháp đã thi hành những chính sách nhằm cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Đó là khía cạnh: về chính trị, về kinh tế
  • Chững minh: Bác đưa ra hàng loạt những dẫn chứng xác thực vềnhững chính sách về các mặt chính trị, kinh tế mà Pháp đã thực thi trên đất nước ta nhằm đạt được mục đích cuối cùng của chúng. 

=> Sự vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài nghị luận giúp cho bài viết đầy sức thuyết phục, giọng điệu trở nên đanh thép và chất văn rất giàu tính luận chiến.

Câu 3: Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau)...

Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa - tinh thần của con người.

Gợi ý :

a. Bước 1:

  • Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) phát biểu về vấn đề cụ thể nào? (Ăn mặc, giao tiếp, nói năng; thường thức âm nhạc, điện ảnh; đọc sách;...)
  • Xác định các ý kiến sẽ đưa ra trong bài phát biểu và sắp xếp chúng theo một dàn ý rõ ràng, mạch lạc, hợp lí.

b. Bước 2: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:

  • Chọn luận điểm nào để trình bày?
  • Cần vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào để luận điểm sáng tỏ và có sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc (người nghe)?
  • Trong các thao tác lập luận đó, thao tác nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?
  • Cần kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận khác như thế nào để đoạn văn trở thành một khối chặt chẽ và thống nhất?

c. Bước 3:

  • Diễn đạt các ý đã chuẩn bị thành một chuỗi câu văn đúng ngữ pháp, liên kết với nhau và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.
  • Đọc phần văn bản đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp); nghe góp ý của thầy (cô) giáo và các bạn để sửa chữa lại, nhằm nâng cao chất lượng của đoạn (bài) văn.

Trả lời: 

Giao tiếp là một trong những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của con người hiện đại. Một con người không thể giao tiếp và mở rộng quan hệ, chỉ biết thu mình lại trong thế giới nhỏ hẹp ở cái vỏ ốc của mình thì không thể nào trở thành người công dân toàn cầu được. Khi tất cả đều hội nhập mà bản thân mình không chịu thay đổi, thì chắc chắn người tụt lại phía sau chắc chắn là mình. Kỹ năng giao tiếp tốt mang tới cho ta nhiều cơ hội. Trước hết là việc làm quen, mở rộng mối quan hệ của bản thân mình. Đừng ngại ngần nói với người đối diện rằng mình muốn trò chuyện nhiều hơn với họ và muốn trở thành bạn với họ. Tôi chắc rằng, ai cũng muốn sẽ có thêm một người bạn mới, làm việc trong một lĩnh vực mới khác với mình. Thế nhưng, điều quan trọng là bạn cần phải bắt chuyện thế nào để người đối diện không thấy bạn là một người thô lỗ, cục cằn. Đó chính là lúc kỹ năng giao tiếp được phát huy lợi thế của nó. Thêm nữa, kỹ năng giao tiếp giúp bạn nâng cao vị thế của mình trong cuộc trò chuyện và tăng khả năng thuyết phục người khác. Một người trò chuyện hài hước sẽ gây được thiện cảm và thu hút hơn so với một người luôn nói mọi thứ sách vở, giáo điều. Vì thế mà, đừng quá chú tâm vào những kiến thức trong sách vở, hãy dành thời gian của bạn cho những hoạt đồng ngoài trời, để học các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Vì ngoài cuộc đời, những kiến thức sách vở ấy không thể giúp bạn trở nên thu hút hơn đâu. Điều khiến bạn trở nên thu hút hơn chính là những kĩ năng bạn có. Một trong những kĩ năng đó là kĩ năng giao tiếp!

  • Phần in đậm sử dụng thao tác lập luận bác bỏ
  • Phần in nghiêng và gạch chân sử dụng thao tác phân tích
  • Phần in nghiêng sử dụng thao tác chứng minh

II. Luyện tập ở nhà

Câu 1: Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng...

Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận khác nhau

Trả lời:

Đoạn văn 1: 

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [...] KHông đọc sách tức là không còn nhu cầu về trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc , lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng những việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Đoạn văn 2: 

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải hông có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. [...]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giú cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ caq tụng núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.

[...] Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!...

(Hoài Thanh, trong Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)

Câu 2: Viết một văn bản nghị luận ngắn, trong đó vận dụng kết hợp ít nhất...

Viết một văn bản nghị luận ngắn, trong đó vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau đề trình bày quan điểm, ý kiến của anh (chị) về: Nét đặc sắc mà anh chị đã phát hiện từ một bài thơ (một thiên truyện, một kịch bản văn bản văn học)

Trả lời:

Xuân Quỳnh được biết đến là một hồn thơ dịu dàng, nữ tính. Chị không chỉ mang đến cho thi đàn những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng của trái tim đang thổn thức trong tình yêu mà chị còn mang cả thế giới trẻ thơ, thế giới cổ tích, thế giới của bà với cháu vào trong thơ mình. Trái ngược với cái dữ dội, ác liệt của cuộc chiến chống đế quốc Mĩ, đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta vẫn thấy một khung cảnh thật êm đềm, một tâm hồn thật tinh tế với những kỉ niệm, cảm xúc mãnh liệt. Chỉ từ một âm thanh quen thuộc là tiếng gà trưa của xóm nhỏ trên đường hành quân, chị đã nhớ tới người bà thân thương của mình để rồi, kết lại bài thơ là những câu nói như thủ thỉ, tâm tình nhưng lại đầy quyết tâm:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Những người lính trên đường hành quân khi nghe thấy tiếng gà bỗng nhớ tới quê hương và những người thân thuộc của mình. Họ chiến đấu chống lại kẻ thù là vì tình yêu tổ quốc, yêu quê hương. Họ chiến đấu vì để bảo vệ xóm làng thân thuộc - nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Nhưng quan trọng hơn nữa, cuộc chiến đấu ấy là vì người bà của mình vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ. Mọi kí ức về bà đều gắn liền với tiếng gà cục tác, với ổ trứng của con gà mái mơ. Đó có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong tâm trí của đứa cháu. Chẳng có ai muốn rời xa nơi bình yên và hạnh phúc mà lao vào cuộc chiến sinh tử với một kẻ thù quá mạnh. Chẳng có ai đủ dũng cảm để lìa xa người mình yêu thương nhất mà ra đi không biết ngày nào mới trở về. Chỉ có tình yêu mới đủ sức mạnh để thôi thúc con người ta hi sinh cá nhân để bảo vệ những điều lớn lao hơn thế. Và dĩ nhiên, với những đứa con, đứa cháu, sự hi sinh ấy rốt cuộc cũng chỉ vì người thân yêu. Có ai đó đã từng nói, lòng yêu nước bắt nguồn từ việc yêu những thứ bé nhỏ nhất. Và với những người dân Việt Nam lúc bấy giờ, yêu bà, yêu mẹ, yêu gia đình, yêu xóm làng chính là yêu nước. Yêu nên mới sẵn sàng hi sinh. Yêu nên mới quyết tâm chiến đấu để bảo về. Và cũng vì yêu nên hình ảnh của người bà chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí để rồi chỉ cần nghe thấy âm thanh quen thuộc ấy thôi, đứa cháu cũng bồi hồi nhớ về bà.

Cũng viết về tình cảm bà cháu, nhưng hình ảnh người bà của Bằng Việt lại hiện về trong tâm trí của đứa cháu gắn liền với hình ảnh của bếp lửa chờn vờn. Nếu bếp lửa là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và ước mơ mà người bà dành cho cháu thì ổ trứng gà là nơi ấp ủ, nâng niu hạnh phúc đời thường của người bà. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và Bếp lửa của Bằng Việt tuy khác nhau về cội nguồn khơi gợi song lại gặp nhau ở tình cảm thiêng liêng cao cả của tình bà cháu. Tình cảm ấy chính là sợi dây để gắn kết những người con trên cùng một mảnh đất hướng về quê hương, Tổ quốc của mình.

Dù là tiếng gà hay bếp lửa, hình ảnh người bà cũng hiện lên với vẻ tảo tần, vất vả, với tình yêu bao la mà bà dành cho cháu.

  • Thao tác lập luận chính: Phân tích
  • Ngoài ra còn sử dụng thao tác: bác bỏ (đoạn in đậm, chữ nghiêng), so sánh (đoạn chữ nghiêng)
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net