Bài soạn lớp 12: Tự do

Hướng dẫn soạn bài: Tự do - Trang 170 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả

  • Pôn. Êluya ( 1895-1952), là nhà thơ lớn của nước Pháp, nhà thơ có vị trí đặc biệt trong dòng thơ kháng chiến chống phát xít Đức.
  • Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, mang đậm hơi thở của thời đại.
  • Cuộc đời sáng tác của ông bắt đầu ngay từ những năm 1913-1914 khi ông cho in hai tập thơ “Những bài thơ đầu tiên” và “Đối thoại vô ích”.
  • Các sáng tác chính:
    • Những bài thơ đầu tiên (1913-1914),Đối thoại vô ích (1913-1914),Cái chết, Tình yêu, Cuộc sống
    • Chiến thắng ở Guernica (1937),Danh dự các nhà thơ,Thơ và chân lí(1924),Đô thành đau khổ (1926),Nguồn sống trực cảm (1932)
    • Hoa hồng chung (1934),Đôi mắt phong phú (1936), Tự do(1937)
    • Vũ khí của sự đau đớn (1944),Tạp chí Vĩnh cửu,Đáng sống (1944), ...

Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
    • Bài thơ ra đời năm 1941, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược và được coi là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp.
    • Là một trong ba bài thơ của Paul Éluard về tự do. Trong thời gian này, ông tham gia rất nhiều hoạt động chống phát xít Đức, đòi tự do cho nước Pháp.
  • Vị trí: Bài thơ được rút trong tập " Thơ ca và chân lí" (1942).

Câu 1: Đọc kĩ bài Tự do để tìm hiểu được chủ đề tác phẩm. Tìm hiểu cách liệt kê các hình ảnh...

Đọc kĩ bài Tự do để tìm hiểu được chủ đề tác phẩm. Tìm hiểu cách liệt kê các hình ảnh trong bài thơ (chú ý tính chất hình ảnh thị giác).

Trả lời:

  • Chủ đề bài thơ là khúc ca ca ngợi tự do và bày tỏ khát vọng, sự say mê của tác giả và hàng triệu con người đối với tự do.
  • Cách liệt kê hình ảnh, lặp ngữ, tạo ra một kết cấu trùng điệp phù hợp với điệp khúc ca ngợi tự do.
  • Tự do - từ một đối tượng trừu tượng nhưng trong bài thơ đã được nhân hoá thành một nhân vật có linh hồn thực sự.

Câu 2: Tìm hiểu cấu kết "Tôi viết tên em" của mỗi khổ thơ, cách lặp từ theo kiểu...

Tìm hiểu cấu kết "Tôi viết tên em" của mỗi khổ thơ, cách lặp từ theo kiểu "xoáy tròn" (trên...trên) và nhạc điệu bài thơ. Phân tích cách sử dụng đại từ em.

Trả lời:

a. Nghệ thuật tạo câu trùng điệp: "Tôi viết tên em"

  • Tạo nhạc điệu cho bài thơ. Người đọc liên tưởng tới những nốt nhấn của một bản giao hưởng. Nó dội vào lòng người nghe, nó khắc sâu vào tâm trí, đồng thời sự lặp lại tạo ra điệp khúc.
  • Sự lặp lại nhiều lần gợi một niềm tin vững chắc, một sự khẳng định chắc chắn, vững bền không thể đổi thay.
  • Những lời tự nhủ, những lời khắc cốt ghi tâm ấy cũng chính là cách để nhà thơ thể hiện sự tôn thờ, đề cao tự do.

=>Đó là khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới tự do.

  • Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên - trên" có 7 tác dụng:
    • Tạo nhạc điệu, điểm nhấn cho bài thơ
    • Là cách thức tối ưu để tác giả bày tỏ tình yêu của mình với tự do

Câu 3: So sánh ý nghĩa của từ trên được sử dụng nhiều lần trong bài để chỉ không gian và thời gian

Trả lời:

  • Giới từ "trên" thể hiện cả không gian và thời gian:
    • Chỉ địa điểm – không gian (tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)
    • Chỉ thời gian ( tôi viết Tự Do khi nào)
  • Cách thức liên tưởng: Hình ảnh trong các khổ thơ thể hiện sự liên tưởng ngẫu hứng (Tự Do được viết mọi nơi, mọi lúc):
    • Viết tên em - Tự Do lên những vật cụ thể, hữu hình.
    • Viết tên em – Tự Do lên những cái trừu tượng, vô hình.

=> Khát vọng Tự Do hoá thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 4: Câu thơ “Tôi viết tên em" được lặp lại trong từng khổ thơ,...

Câu thơ “Tôi viết tên em" được lặp lại trong từng khổ thơ, ""tôi" có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả, "viết" có thể là ghi, chép, hành động. Hãy suy luận để chỉ ra tính chất "Thánh ca" của bài thơ này trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức.

Trả lời:

“Tôi viết tên em" khi đang tuổi ấu thơ, ban đêm, ba ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối, khi ở ngoài đại dương mênh mông hay trên núi cao hiểm trở, lúc bão giông hay khi bình yên...

Dù ở nét nghĩa nào thì “tôi" đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt. “Tôi" đã bị thu phục hoàn toàn bởi “em". “Em" (tự do) đã ngự trị “tôi" chiếm trọn không gian của “tôi", chiếm hết thời gian của “tôi" và suy nghĩ hành động của “tôi" luôn hướng về “em".

Với cấu trúc và suy luận như vậy, bài thơ giống như lời của một bản trường ca, một khúc hát dài ca ngợi và kêu gọi tự do.

Đặt trong hoàn cảnh nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược, nhân dân bị mất tự do, tác phẩm trở thành bài "Thánh ca", kêu gọi nhân dân Pháp đấu tranh vì tự do, giải phóng đất nước.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 12


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com