Bài soạn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Hướng dẫn soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - Trang 216 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Hướng dẫn chung

1. Những nội dung cần chú ý

a. Về Văn: Đọc các văn bản và bài giảng các bài đã học.

  • Văn học Việt Nam: Tuyên ngôn Độc lập; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc; Tây Tiến; Việt Bắc; Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng, Đàn ghi-ta của Lor-ca, Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  • Lí luận văn học

b. Về Tiếng Việt: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; Phong cách ngôn ngữ khoa học; Luật thơ, Thực hành một số phép tu từ ngữ âm; Thực hành một số phép tu từ cú pháp.

c. Về Làm văn: Nghị luận về một tư tưởng đạo đức, Nghị luận về một hiện tượng đời sống, Nghị luận về một ý kiến đối với văn học; Nghị luận về một tác phẩm thơ, một đoạn thơ, Nghị luận về một tác phẩm truyện, một trích đoạn truyện; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận chứng minh và giải thích, Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, Sửa chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.

2. Về cách ôn tập và làm bài kiểm tra

a. Cách ôn tập

  • Đọc lại các văn bản văn học, các bài giảng và cố gắng hệ thống hóa các kiến thức đã học; học thuộc lòng các đoạn hay, nắm chắc phần Tiểu dẫn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học.
  • Nắm chắc lý thuyết về phong cách ngôn ngữ khoa học, về yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
  • Chú trọng thực hành, luyện tập (xem lại các bài tập trong cả ba phần: Văn, Tiếng Việt và Làm văn).
  • Chú ý nắm được cách làm bài kiểm tra tổng hợp, ôn lại cách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối lớp 12.

b. Cách làm bài

  • Bài kiểm tra gồm hai phần: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tỉ lệ điểm đánh giá giữa hai phần này là 3/7. Bởi vậy, các em cần bố trí thời gian hợp lí cho từng phần. Cố gắng làm nhanh phần trắc nghiệm khách quan (khoảng 15 đến 20 phút).
  • Khi làm bài trắc nghiệm khách quan, nên cân nhắc nhanh nhưng thận trọng để tìm một phương án đúng trong bốn phương án đưa ra.
  • Cách làm phần tự luận giống như cách viết các bài làm văn trong học kì. Cần chú ý nắm chắc yêu cầu của đề bài, lập dàn ý đại cương trước khi viết và kiểm tra sửa chữa bài viết cho cẩn thận trước khi nộp bài.'

II. Gợi ý làm bài

Phần trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

A

A

C

B

B

B

B

C

B

C

A

Đề 1

Câu 1: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trả lời:

  • 19/8/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. 25/8/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.
  • Ngày 26/8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
  • Và ngày 2/9/1945; tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự do.

Câu 2: Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Trả lời:

Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh

  • Lập luận: chặt chẽ, sắc bén, thống nhất quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.
  • Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.
  • Dẫn chứng: xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính xác được lấy từ sự thực lịch sử
  • Ngôn ngữ: hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.
  • Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.
  • Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

Đề 2

Câu 1: Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Trả lời:

  • Tây Tiến là phiên hiệu của môt đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947, gồm nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội, chiến đấu trên núi rừng Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào).
  • Khoảng cuối mùa xuân năm 1947 Quang Dũng ra nhập đoàn quân Tây Tiến. Đây là đơn vị thành lập năm 1947 với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào. Địa bàn hoạt động khá rộng từ Lai Châu, Mộc Châu sang Sầm Nưa rồi về miền tây Thanh Hóa. Thành phần người lính là gồm những thanh niên Hà Nội hào hoa phong nhã. Họ phải chịu một đời sống thiếu thốn mọi mặt vậy nhưng họ luôn giữ được tinh thần lạc quan vui tươi cùng nhau đấu tranh bảo vệ đất nước
  • Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948 tại Phù lưu Chanh nhà thơ Quang Dũng bỗng nhớ về đồng đội và đơn vị của mình nên đã dành hết cảm xúc làm nên bài thơ Tây Tiến

Câu 2: Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay

Trả lời:

  • Mở bài:
    • Giới thiệu về vấn đề “đồng cảm và chia sẻ" trong xã hội ngày nay.
    • Trình bày khái quát suy nghĩ của bản thân
  •  Thân bài:
    • Giải thích sự đồng cảm và sẻ chia:
      • Đồng cảm là sự cảm thông, rung cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống.
      • Sẻ chia là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người.
    • Bàn luận vấn đề
      • Trong cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người.
        • Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi nương tựa, chúng ta sẽ giúp đỡ, an ủi, động viên.
        • Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn... ta đã làm gì?
        • Ví dụ: Các cuộc động viên ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, cái tết vì người nghèo, nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiệt hại do cơn bão...
      • Chia sẻ, đồng cảm chính là động lực hướng con người tới những điều tốt đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay, là cơ sở để đất nước phát triển vững mạnh.
      • Đồng cảm, sẻ chia sẽ làm cho chính bản thân mỗi người cảm thấy thanh thản, hạnh phúc.

=> Có thể khẳng định: đồng cảm, sẻ chia luôn luôn tồn tại, hiện hữu xung quanh cuộc sống con người.

    • Mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân
      • Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những kẻ sống ích kỉ, chỉ luôn lo nghĩ cho lợi ích cá nhân. Những người như vậy sẽ bị bạn bè và xã hội xa lánh, phải sống một cuộc đời cô độc.
      • Liên hệ bản thân: Em đã đồng cảm, chia sẻ với mọi người thế nào? Những hành động như vậy mang lại cho em những gì?
  • Kết bài: Đồng cảm, sẻ chia là biểu hiện của lòng tốt, phù hợp với truyền thống nhân đạo của dân tộc. Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp này của dân tộc. 
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 12


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com