[toc:ul]
Tìm hiểu chung tác phẩm
- Tác giả
- Xtê- Phan Xvai- Gơ (28.11.1881- 22.2.1942)
- Ông sinh ra trong một gia đình khá giả gốc Do Thái ở thành phố Wien, Áo
- Không tìm thấy động lực rõ ràng, ông bỏ học sớm. Việc học của ông chỉ bắt đầu khi ông đi qua nhiều nước ở châu Âu và kết giao với nhiều nhân vật quan trọng vào thời đại của ông.
- Ông được ca ngợi là có óc phân tích tâm lý độc đáo, và có tài chắt lọc bỏ ra những tiểu tiết khiến cho những tập tiểu sử của ông đọc hấp dẫn như tiểu thuyết.
- Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác:
- Đô-xtôi-ép-xki bị bắt giam trong pháo đài vì tham gia vào cuộc tranh luận chính trị.
- Ông bị đày ở Xibia chịu nhiều khổ đau.
- Tác giả đã viết thực về những ngày khốn khổ bị động kinh của Đô xtôi ép xki phải chạy vay tiền chữa bệnh.
Câu 1: Ở một vài đoạn, Xvai – gơ đã vẽ chân dung Đô-xtôi-ép-xki...
Ở một vài đoạn, Xvai – gơ đã vẽ chân dung Đô-xtôi-ép-xki bằng những chi tiết và hình ảnh gợi cho ta liên tưởng tới thế giới nhân vật của chính nhà tiểu thuyết này. Theo anh (chị), ở đây, Đô-xtôi-ép-xki là một người có những nét gì đăch biệt về tính cách và số phận?
Trả lời:
Chân dung của Đô- xtôi- ép- xki:
- Là một con người phải chịu nhiều nỗi khổ nhưng giàu nghị lực và hơn hết là 1 con người vĩ đại nhận được sự tôn sùng không chỉ của nước nga mà còn cả loại người tiến bộ.
- Ông chịu nhiều nỗi khổ về vật chất và tinh thần, phải cầu xin từ những kẻ xa lạ và thấp hèn.
- Ông sống cô độc, xa lạ với mọi người và thế giới quanh ông.
- Ông luôn buồn nhớ về nước Nga. Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga và nước Nga là tiếng gọi vĩnh cửu của niềm tuyệt vọng trong ông.
- Ông chưa trở về được nước Nga nên vùi đầu vào những trang viết mang nỗi đau về hiện thực nước Nga, cùng nỗi đau khắc khoải chính ông,nhưng trong đau khổ tuyệt vong, ông đã có nghị lực phi thường.
- Ông làm việc ko ngừng, lao động là sự giải thoát và là nỗi khổ của ông, có điều đo vì ở ông luôn sáng bừng lên nghị lực và niềm đam mê nghệ thuật, niềm yêu thương con người và nước Nga cùng với tài năng bẩm sinh có 1 không 2 của mình.
Câu 2: Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược...
Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung của Đô-xtôi-ép-xki?
Trả lời:
Hiệu quả cấu trúc tương phản: Thiện hiện sự đối lập giữa một bên là đời số vật chất và tinh thần khốn khổ, với một bên là sự vĩ đại trong những đóng góp to lớn của ông cho đất nước. Sự tôn sùng của nhân dân.
-> Nổi bật cả hai đặc điểm trong cuộc đời ông: người bị hành khổ và người đạt đến đỉnh vinh quang.
Câu 3: Từ câu “ Cuối cùng, vào thời điểm…”, các hình ảnh so sánh,...
Từ câu “ Cuối cùng, vào thời điểm…”, các hình ảnh so sánh, những ẩn dụ cho tới cuối đoạn trích đều quy tụ về một thế giới như thế nào? Qua đó, Xvai – gơ muốn nói lên những gì về sứ mạng, về tầm vóc của Đô-xtôi-ép-xki?
Trả lời:
Có thể khẳng định rằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ trong văn bản đều qui tụ về 1 thế giới thánh thần siêu nhiên, thế giới nằm trong niềm tôn kính thiêng liêng của con người.
“ Hoa đầy giường bì lấy đi” vì nhân dân tôn sùng ông như 1 vị thánh “ ko khí căn phòng nhỏ trở nên ngột ngạt tới mức các ngọn nến tắt lịm”…
Qua nhưng điều đó tác giả muốn làm nỗi bật sứ mạng và vai trò của Đô- xtôi-ép-xki, giống như 1 đáng cứu thế chịu tội thay cho cả đất nước, mặt khác bản thân ông như một hồi chuông, một tiếng sống thức tỉnh nhân dân Nga dưới sự bức bối, tối tăm của thời cuộc.
Câu 4: Vai Xvai – gơ luôn gắn Đô- xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự...
Vai Xvai – gơ luôn gắn Đô- xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?
Trả lời:
Một nhà văn vĩ đại ko thể là 1 cá nhân riêng lẻ, mà cuộc đời, số phận và sự nghiệp sáng tác của họ phải được đặt trong quan hệ gắn bó khăng khít với chính dân tộc, đất nước của họ.
Nhà văn bằng sức mình, tư tửơng của cái tác phẩm của mình thuyết phục, thu hút gắn kết các tâm hồn, các tầng lớp giai cấp tạo nên 1 tiếng nói đòng vọng chung nhất trong lòng người đọc.
Nhà văn vĩ đại phải ví đại ngay từ trong tác phẩm của mình, từ tấm lòng yêu thương con người, và tổ quốc, có lý tưởng và phấn đấu cho lý tưởng ấy.
Từ những đièu trên có thể hiểu được rằng việc tác giả luôn gắn bối cảnh chính trị với văn chương nhằm khẳng định sự ví đại của nhà văn với lịch sử văn học và với cả lịch sử xá hội, đât nước.
Nhà văn có đóng góp quan trong vào sự phát triển của lịch sử văn học.