Bài soạn lớp 12: Tây Tiến

Hướng dẫn soạn bài: Tây Tiến - Trang 87 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Tác giả: (1921-1988)
    • Tên thật là Bùi Đình Diệm.
    • Quê ở Hà Tây.
    • Có nhiều tài năng: vẽ tranh, viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc,…
    • Phong cách thơ: phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa.
    • Tác phẩm tiêu biểu: 
      • Truyện, ký: Mùa hoa gạo, Rừng về xuôi, Nhà đồi…
      • Thơ: Bài thơ sông Hồng, Mây đầu ô …
  • Tác phẩm:
    • Hoàn cảnh sáng tác
      • Quang Dũng là đại đội trưởng đơn vị Tây tiến thành lập năm 1947.
      • Một năm sau Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Khi ngồi ở Phù Lưu Chanh nhớ đơn vị cũ anh sáng tác bài thơ “Tây Tiến”.
    • Bố cục: 4 phần
      • Phần 1: Đoạn 1 – những cuộc hành quân gian khổ, tự hào nơi miền Tây hiểm trở, thơ mộng.
      • Phần 2: Đoạn 2 – Những kỉ niệm đẹp của đời lính gắn với cảnh sắc và con người miền Tây
      • Phần 3: Đoạn 3 – Chân dung người lính Tây Tiến 
      • Phần 4: Đoạn 4 – Tây Tiến, những năm tháng không thể quên.

Câu 1: Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn...

Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.

Trả lời:

Bài thơ chia làm 4 đoạn sau:

  • Phần 1: Đoạn 1 - cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
  • Phần 2: Đoạn 2 - kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây.
  • Phần 3: Đoạn 3 - hình tượng người lính Tây Tiến,  đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.
  •  Phần 4: Đoạn 4 - Tây Tiến những năm tháng không thể quên

= > Bài thơ được sáng tác trong nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng với đồng đội và đơn vị cũ. Nỗi nhớ ấy gắn liền với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng.

Câu 2: Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ tra ở đoạn thơ thứ nhất?...

Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ tra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quânTây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như thế nào?

Trả lời:

Bốn câu thơ đầu: nhà thơ đề cập ngay đến nỗi nhớ Tây Tiến gắn liền với sông Mã, với núi rừng Tây Bắc. Đó là một nỗi nhớ chơi vơi => điệp vần “ơi” khiến cho ta thấy được nỗi nhớ ấy mênh mông da diết đến mức nào.

Các địa danh hành quân được nhắc đến như Sài Khao Mường Lát. Đoàn quân Tây Tiến phải đi từ rất sớm khi trời vẫn còn sương và về khi đêm đã buông kín lối.

Bốn câu thơ thể hiện nỗi nhớ đầu tiên của nhà thơ về đơn vị cũ. Nó gắn liền với con sông Mã với những cuộc hành quân từ sáng sớm tinh mơ cho đến tối đen như mực

Bốn câu thơ tiếp: Bức tranh thiên nhiên Tây bắc hiện lên hùng vĩ và thơ mộng. Bốn câu thơ mà trong đó đa số là vần Trắc kết hợp với các từ láy như ‘khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, tạo nên sự trắc trở gian khó của thiên nhiên mà hàng ngày người lính phải đi qua

Câu cuối toàn vần bằng, gợi lên sau những phút giây hành quân gian khổ thì đoàn quân Tây Tiến trở về với cảm giác an toàn nhẹ nhàng kết thúc một hành trình

 Những câu thơ tiếp theo: Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng. Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi sự mất mát của đồng đội. Không những thế nó còn thể hiện ý chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà "gục lên mũ súng". Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm 

=>  Tác giả đã thể hiện nó mang một nỗi mất mát lớn lao, số lượng những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường rất nhiều. Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước.

Câu 3: Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp...

Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy.

Trả lời:

Nếu như ở khổ thơ một bài thơ ‘Tây Tiến”, nhà thơ đã khắc họa những hình ảnh dữ dội của núi rừng Tây Bắc thì ở đoạn thơ thứ hai này thì Quang Dũng đã đưa ta vào một khung cảnh khác: Một khung cảnh rất mỹ lệ, duyên dáng, tươi mát của núi rừng Tây Bắc. Cảm hứng lãng mạn được chia thành hai phần rõ rệt tách biệt nhau và hướng đến hình ảnh người lính trong đêm liên hoan doanh trại và vẻ đẹp Tây Bắc một chiều sương. Những nét vẽ bạo khỏe, gân guốc đã được thay bằng những nét mềm mại, tinh tế, tài hoa.

Trải qua những giây phút hành quân gian khổ, những người lính còn có những giờ khắc giao lưu văn nghệ với đồng bào Tây Bắc. gọi là “doanh trại” bởi Quang Dũng theo cảm hứng lãng mạn, có lẽ hiện thực là một đêm văn nghệ giản dị mà ấp áp trên chặng hành quân dặm dài gian khổ. Không khí liên hoan tràn ngập cả âm thanh, ánh sáng, dáng điệu con người:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Đảo ngữ “bừng lên hội đuốc hoa” kết hợp với động từ “bừng” tạo ấn tượng về một thứ ánh sáng bất ngờ, tựa như có hàng ngàn có đuốc đột ngột thắp lên cháy sáng cả núi rừng trong đêm. Đôi mắt lãng mạn, tính từ của Quang Dũng đã ví những ngọn đuốc đó như “đuốc hoa” – ngọn đuốc cháy trong đêm tân hôn – ngầm chỉ một sự kết duyên gặp gỡ giữa những người lính Tây Tiến trẻ trung hào hoa với nhân dân Tây Bắc. Trên cán nền ánh sáng lửa lung linh ấy, nổi bật là dáng hình uyển chuyển, dịu dàng theo điệu khèn của những thiếu nữ Tây Bắc, và cũng không giấu nổi sự ngạc nhiên, ánh nhìn tình tứ của những người lính trẻ trước vẻ đẹp xứ người. Cái dáng điệu “e ấp” được soi chiếu qua đôi mắt hào hoa của những con người lần đầu đặt chân đến Tây Bắc gợi một vẻ đẹp kín đáo, một sự phát hiện trước những nét đẹp văn hóa Tây Bắc. Thêm vào đó là những “man điệu” – những điệu múa, điệu nhạc lạ như chất xúc tác gợi cái tình tứ, say mê thưởng thức. Cái chất hào hoa, lãng mạn, đa tình này dường như là “đặc sản” của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp, khi họ đa phần là thanh niên học sinh tri thức, xếp bút nghiên cầm súng lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Câu thơ thứ tư của bài thơ Tây Tiến chủ yếu là thanh bằng, tạo cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng trong tâm hồn của người lính” “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. Âm nhạc cất lên hòa điệu với tâm hồn thơ mộng, gọi về cái mộng mơ, đưa tâm hồn phiêu du vượt qua giới hạn của không gian, của biên giới, để xây đắp hồn thơ – mơ đến Viên Chăn – mơ đến ngày chiến thắng. Hình ảnh thơ mỹ lệ nhưng không hề thoát ly cuộc sống, trái lại có tác dụng nâng đỡ tâm hồn con người, khích lệ những người lính và mở ra khát vọng hòa bình cho đất nước.

Bốn câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến giúp ta cảm nhận được cái tưng bừng, nhộn nhịp trong đêm liên hoan ấm tình quân dân. Bốn câu thơ sau lại tiếp tục mạch cảm xúc của toàn bài thơ Tây Tiến, ấy là nỗi nhớ về những khoảng không gian sông nước đầy chất thơ của tây bắc:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Tây Bắc đẹp – thơ một- trữ tĩnh với mênh mang sông nước, lãng đãng sương giăng, với hai bên bờ là bạt ngàn lau, và đâu đó thấp thoáng bóng người, bóng hoa. Không gian và thời gian được mở ra qua cụm từ “chiều sương”: trong khoảnh khắc cuối ngày, khắp đất trời chìm trong màn sương bồng bềnh, lãng đãng rất đặt trưng cho núi rừng Tây Bắc. Nhớ Tây Bắc là những người ta hay nhớ về những cánh đồng lau bạt ngàn trắng như thế, cái hồn của lau kéo theo cái hồn người là như vậy!

Nhớ về Tây Bắc còn là nhớ cái “dáng người trên độc mộc” – gợi vẻ đẹp khỏe khoắn của những chàng trai, những cô gái, những người dân Tây Bắc trên con thuyền độc mộc lao trên sóng nước. Cảm hứng ngợi ca những con người ấy ta cũng gặp trong hình ảnh người lá đò Mai Châu trong tác phẩm “Người lá đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Đặc biệt là hình ảnh những bông hoa rừng “đong đưa” trôi theo dòng nước lũ. Trong cái khắc nghiệt dữ dội vẫn luôn có vẻ đẹp của sự mềm mại, mong manh. Điểm nhìn lãng mạn giúp Quang Dũng có được những phát hiện rất nên thơ như thế.

Trong đoạn thơ này của bài thơ Tây Tiến, ta thấy vang lên điệp khúc của những câu thơ có từ: “có thấy…có nhớ”. Đó là sự gợi thức trong tâm hồn mình, là sự nhắc nhở mỗi chàng trai ra đi 36 phố phường hãy nhớ về Tây Bắc, về Tây Tiến như những hồi ước hào hùng một đi không trở lại.

Tóm lại, tám câu thơ này trong bài thơ Tây Tiến như 1 bức tranh sơ với chỉ vài nét chấm phá tinh tế, mềm mại mà thu được cái hồn của cảnh và người Tây Bắc. Cũng qua những hình ảnh thơ đặc sắc ấy, chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹp của những người lính Tây Tiến – những chàng trai lãng mạn, đa tình, hào hoa.

Câu 4: Phân tích hình ảnh Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa...

Phân tích hình ảnh Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.

Trả lời:

Bằng ngôn từ linh hoạt, tác giả cho người đọc thấy được hiện thực trần trụi về hình ảnh người lính:

  • "không mọc tóc": có thể hiểu là sốt rét làm cho các chiến sĩ rụng hết tóc, cũng có thể hiểu là cắt tóc đi để tiện những trận đánh giáp lá cà.
  • "xanh màu lá": có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.
  • "dữ oai hùm": Tuy "xanh màu lá" nhưng có sức khỏe như hổ báo.
  • "dáng kiều thơm": đây là hình ảnh những người con gái Hà Thành xinh đẹo. Ngày chiến đấu ngoan cường, tối về, người chiến sĩ vẫn một lòng hướng về hậu phương.

Câu 5: Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào?...

Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết  “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Trả lời:

Sông Mã xa rồi. Tây Tiến xa rồi. Ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về chiến trường xưa và những người đồng đội cũ một thời chiến đấu vô cùng gian khổ mà rực lửa anh hùng. Giữa nhà thơ và những ngày Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm

4 câu thơ kết thúc bài thơ như một lời thề của người chiến sĩ Tây Tiến đi là không hẹn ngày về, hồn về Sầm Nứa để tiếp tục cuộc chiến đấu với quân giặc chứ chưa muốn về xuôi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.

=> Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng cò có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.

[Luyện tập] Câu 1: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực...

Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn. Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó.

Trả lời:

Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn (khác với Chính Hữu dùng bút pháp tả thực trong bài Đồng chí). Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ, phương xa hoặc thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ, thơ mộng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ. Có thể so sánh với bút pháp tả thực trong bài Đồng chí của Chính Hữu như sau:

Tây TiếnĐồng chí

Áo bào thay chiếu anh về đất

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Áo anh rách vai

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ

Với bút pháp lãng mạn, Quang Dũng mới phát huy được sở trường, hồn thơ của mình để đạt được thành công trong Tây Tiến, để lại cho đời một bài thơ bay bổng, say người, tràn đầy cảm hứng lãng mạn về hình ảnh một người lính đẹp và một chiến trường lịch sử hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

[Luyện tập] Câu 2: Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung...

Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?

Trả lời:

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
  • Khái quát hình ảnh người lính tỏng bài thơ: Quang Dũng đã khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến

  • Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng. Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi sự mất mát của đồng đội. Không những thế nó còn thể hiện ý chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà "gục lên mũ súng". Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm ==>  Tác giả đã thể hiện nó mang một nỗi mất mát lớn lao, số lượng những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường rất nhiều. Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước.
  • Bức tranh mĩ lệ, duyên dáng và đặc biệt là rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, không còn chiến tranh, chết chóc của những nơi các anh đã đi qua in rõ tâm hồn người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa, yêu đời.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lèn man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

  • Giữa đời sống, môi trường chiến đấu khắc nghiệt, người lính Tây Tiến hiện lên bằng vẻ đẹp rất mực hào hùng, lãng mạn. (đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá dữ oai hùm).

2. Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

  • Trên nền thiên nhiên hoang vu, hiểm trở người lính Tây Tiến xuất hiện oai phong, lẫm liệt và đầy khí phách (heo hút cồn mây súng ngửi trời → Dáng dấp con người đứng trên khung cảnh thiên nhiên ấy)
  • Hình ảnh người lính Tây Tiến với những điều phi thường đã tô đậm nét đẹp bi tráng về người lính và làm tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng và triết lí sống cao cả của tuổi trẻ (dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời, Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành à nhấn mạnh: thái độ khí phách hiên ngang trước cái chết)
  • Người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. Đó là chất hào hoa, thanh lịch, chất mơ mộng lãng mạn, tràn đầy tinh thần lạc quan tươi trẻ. (Mắt trừng gởi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)

=> Quang Dũng không khắc họa hình ảnh của một người lính mà cả một đoàn quân Tây Tiến oai hùng, hiên ngang giữa đất trời Tây Bắc. Đoàn quân Tây Tiến đi vào dòng văn học nước nhà như một hình tượng nghệ thuật sâu sắc của mảng văn học thời kháng chiến.

III. Kết bài

  • Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.
  • Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính. Và Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 12


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com