Soạn văn 12 cực chất bài: Tây Tiến

Soạn bài: “Tây Tiến”- ngữ văn 12 tập 1 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Tây Tiến” cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Câu 1: (Trang 90 SGK) Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.

Câu 2: (Trang 90 SGK) Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như nào?

Câu 3: (Trang 90 SGK) Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy

Câu 4: (Trang 90 SGK) Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.

Câu 5: (Trang 90 SGK) Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”?

Luyện tập

Bài tập 1: (Luyện tập - Trang 90)

Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn. Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó.

Bài tập 2: (Luyện tập - Trang 90)

Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến của Quang Dũng

Bài tập 2: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cất lên “ Nghe như ngậm nhạc trong miệng ” Phân tích bài thơ Tây Tiến để làm rõ ngòi bút nghệ thuật của Quang Dũng.

II. Soạn bài siêu ngắn: Tây Tiến

Câu 1: Bài thơ chia 4 đoạn:

- Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

- Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo):kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây.

- Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành):hình tượng người lính Tây Tiến,  đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.

- Đoạn 4: Còn lại là lời thề gắn bó với Tây Tiến.

= > Bài thơ được sáng tác trong nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng với đồng đội và đơn vị cũ. Nỗi nhớ ấy gắn liền với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng.

Câu 2:

- Bốn câu thơ đầu: nỗi nhớ Tây Tiến gắn liền với sông Mã, với núi rừng Tây Bắc. Đó là một nỗi nhớ chơi vơi, nỗi nhớ đầu tiên của nhà thơ về đơn vị cũ, gắn liền với con sông Mã với những cuộc hành quân từ sáng sớm tinh mơ cho đến tối đen như mực

- Bốn câu thơ tiếp: Bức tranh thiên nhiên Tây bắc hiện lên hùng vĩ và thơ mộng, vần Trắc kết hợp với các từ láy như ‘khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, tạo nên sự trắc trở gian khó của thiên nhiên.

- Những câu thơ tiếp theo: Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng, ý chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà "gục lên mũ súng". Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm 

=>  Tác giả đã thể hiện nó mang một nỗi mất mát lớn lao, số lượng những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường rất nhiều. Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước.

Câu 3: Phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy

  • Bức tranh thiên nhiên và con người ở đây lại mang những vẻ đẹp mới khác với bức tranh trên. Đó là bức tranh mĩ lệ, duyên dáng và đặc biệt là rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, không còn chiến tranh, chết chóc của những nơi các anh đã đi qua in rõ tâm hồn người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa, yêu đời.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lèn man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

o “kìa em”  thể hiện ngạc nhiên đầy thích thú của người chiến sĩ.

o Hội đuốc hoa bừng trong ánh sáng của đuốc, ngập tràn trong âm thanh của tiếng khèn, mê man trong man điệu e ấp của những cô gái và ấm áp trong tình quân dân gắn bó khăng khít

  • Vẻ đẹp của bốn câu sau là vẻ đẹp của một bức tranh có gam màu nhạt với những đường nét uyển chuyển, những hình ảnh chấm phá mà đầy sức khơi gợi:

Người đi Mộc Châu chiều sương ấy 

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

o “có nhớ”, “có thấy” thể hiện được nỗi bâng khuâng không muốn rời.

o “dáng người trên độc mộc” đó là dáng đứng đẹp, hiên ngang, hùng dũng của một chàng trai hay một cô gái

o Nhớ thiên nhiên với những đóa hoa rừng như đong đưa tình tứ muốn níu bước chân người lính.

Câu 4: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến

Ngoại hình:

- "không mọc tóc": sốt rét làm cho các chiến sĩ rụng hết tóc, cũng có thể hiểu là cắt tóc đi để tiện những trận đánh giáp lá cà.

- "xanh màu lá": quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

- “dữ oai hùm”: quân thiếu thốn nên da xanh xao, tuy nhiên vẫn có sức khỏe như hổ báo, cũng có thể hiểu là ngụy trang lá cây xanh đeo trên người của người lính

- Mắt trừng  mắt tức giận căm thù quân giặc, hoặc là mắt không thể ngủ được

- "dáng kiều thơm": hình ảnh những người con gái Hà Thành xinh đẹp. Ngày chiến đấu ngoan cường, tối về, người chiến sĩ vẫn một lòng hướng về hậu phương.

=> Ngoại hình người lính tuy ốm nhưng không yếu, vẫn giữ được vẻ đẹp của người lính .

  • Lí tưởng khát vọng và sự hi sinh: lý tưởng của người lính là đi lên chiến trường là xác định không trở về cho nên đi không tiệc đời còn xanh, còn trẻ.

o mồ chiến sĩ Tây Tiến rải rác khắp biên cương, nằm yên nghỉ ở xứ người. hi sinh vì thiếu thốn không có cả manh chiếu che thân. Nhà thơ đã thị vị hóa, trang trọng hóa sự hi sinh của người lính bằng các từ Hán vVệt “áo bào”, “biên cương”…

o con sông Mã gầm lên khúc độc hành: biện pháp nhân hóa, thể hiện nỗi đau xót, như lời tiễn biệt các anh trở về với đất Mẹ.

=> Hi sinh vô cùng oanh liệt và dũng cảm của những người lính trong chiến đấu.

Câu 5: Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả

Sông Mã xa rồi. Tây Tiến xa rồi. Ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về chiến trường xưa và những người đồng đội cũ một thời chiến đấu vô cùng gian khổ mà rực lửa anh hùng. Giữa nhà thơ và những ngày Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm

=> Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng cò có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.

 Luyện tập

Bài tập 1:  Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó.

Gợi ý làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
  • Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”

Thân bài

1. Giống nhau

- Cùng được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử, đều xây dựng lên hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp với những nét tính cách: hào hùng mà lãng mạn.

- Cùng sử dụng bút pháp lãng mạn

2. Khác nhau

a. Bút pháp nghệ thuật

  • “Đồng chí” của Chính Hữu, dùng cảm hứng hiện thực kết hợp với bút pháp hiện thực nhằm tô đậm cái bình thường, cái thường thấy, cái có thật… Mang đến cho người đọc hình ảnh người lính nông dân mộc mạc, giản dị, gắn bó tự nhiên trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng.
  • “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã dùng cảm hứng lãng mạn với bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp ở xứ lại phương xa…đã xây dựng nên hình ảnh người lính tiểu tư sản học sinh Hà Nội kiêu hùng hào hoa ở chiến trường Tây Tiến ác liệt.

b. Hình tượng người lính

  • “Đồng chí” hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ lại được hiện ra với vẻ chân thật giản dị. 

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

  • “Tây Tiến” qua ngòi bút lãng mạn người lình Tây Tiến hiện lên rất cam trường những cũng rất mực hào hoa.

“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

=> Bằng ngòi bút sắc sảo Quang Dũng đã làm sống lại khung cảnh chiến trường ác liệt và dữ dội không chỉ ở độ cao, độ sâu mà còn ở sự vắng lặng hoang sơ, không chỉ có kẻ thù nơi biên giới mà còn có cả “mường hịch cọp trêu người.”

  • Khác với những người lính nông dân, nhưng người lính tiểu tư sản trong thơ Quang Dũng lại mang vẻ đẹp thật dị thường:

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

  • Không mang nét bi tráng “một đi không trở lại” của người lính Tây Tiến, nhưng tấm lòng của anh đối với quê hương đất nước thật cảm động:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không để mặc gió lung lay”

  • Ở nơi kháng chiến, người lính nông dân có chung quê hương vất vả, đói nghèo, chung tình giai cấp, chung lý tưởng sống và mục đích sống. Để từ những cái chung ấy học đã gắn bó keo sơn bền vững nối cuộc đời người lính với nhau thành hai tiếng Đồng đội. Từng lời thơ mang màu sắc tươi tắn  và tạo nên nhịp sống của những người chiến sĩ cách mạng.

Kết bài

  • Đánh giá chung bút pháp nghệ thuật đã tạo nên thành công cho hai tác phẩm
  • Nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh người lính nói chung

Bài tập 2: Qua bài thơ, anh/chị hình dung về chân dung người lính Tây Tiến

Gợi ý làm bài:

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
  • Khái quát hình ảnh người lính tỏng bài thơ: Quang Dũng đã khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến

  • Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng. Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi sự mất mát của đồng đội. Không những thế nó còn thể hiện ý chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà "gục lên mũ súng". Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm. Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước.
  • Bức tranh mĩ lệ, duyên dáng và đặc biệt là rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, không còn chiến tranh, chết chóc của những nơi các anh đã đi qua in rõ tâm hồn người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa, yêu đời.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lèn man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

  • Giữa đời sống, môi trường chiến đấu khắc nghiệt, người lính Tây Tiến hiện lên bằng vẻ đẹp rất mực hào hùng, lãng mạn. (đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá dữ oai hùm).

2. Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

  • Trên nền thiên nhiên hoang vu, hiểm trở người lính Tây Tiến xuất hiện oai phong, lẫm liệt và đầy khí phách (heo hút cồn mây súng ngửi trời → Dáng dấp con người đứng trên khung cảnh thiên nhiên ấy)
  • Hình ảnh người lính Tây Tiến với những điều phi thường đã tô đậm nét đẹp bi tráng về người lính và làm tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng và triết lí sống cao cả của tuổi trẻ (dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời, Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành à nhấn mạnh: thái độ khí phách hiên ngang trước cái chết)
  • Người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. Đó là chất hào hoa, thanh lịch, chất mơ mộng lãng mạn, tràn đầy tinh thần lạc quan tươi trẻ. (Mắt trừng gởi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)

 => Quang Dũng không khắc họa hình ảnh của một người lính mà cả một đoàn quân Tây Tiến oai hùng, hiên ngang giữa đất trời Tây Bắc. Đoàn quân Tây Tiến đi vào dòng văn học nước nhà như một hình tượng nghệ thuật sâu sắc của mảng văn học thời kháng chiến.

III. Kết bài

  • Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.
  • Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính. Và Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến của Quang Dũng

1. Giá trị nội dung

  • Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, ở đây hiện lên đầy ấn tượng và trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của những người lính Tây Tiến
  • Hình tượng của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng. Những chặng đường hành quân dài qua núi non gập ghềnh, trắc trở và những trận chiến hùng tráng, sự hi sinh mất mất cũng không làm hình ảnh của các anh mờ nhòe đi mà chỉ là những nét bút tô đậm hơn vẻ kì vĩ của những bức tượng đài ấy mà thôi.
  • Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng.

2. Giá trị nghệ thuật

Là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác cũng như cho phong cách lãng mạn - tài hoa của hồn thơ Quang Dũng. 

  • Bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ.
  • Ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ
  • Bút pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng

Bài tập 2: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cất lên “ Nghe như ngậm nhạc trong miệng ” Phân tích bài thơ Tây Tiến để làm rõ ngòi bút nghệ thuật của Quang Dũng.

Bài tham khảo

Khi đọc bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét “Nghe như ngậm nhạc trong miệng”. Qủa thật, bài thơ ấy của Quang Dũng với những âm điệu vừa lãng mạn, vừa hào hung đã làm nên một giai điệu tuyệt diệu. “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, nó được coi như bông hoa đầu mùa vừa đẹp vừa lạ của vườn thơ kháng chiến, nó được mở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết của người nghệ sĩ “xứ Đoài mây trắng” lãng mạn và đa tài.

Bài thơ được cất lên thật đẹp, dù là khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và muôn vàn nguy hiểm nhưng lại vô cùng nên thơ cùng với cuộc hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến. Những người lính trẻ chẳng ngại hiểm nguy họ cứ tiến về phía trước với tinh thần hồn nhiên, lạc quan của tuổi trẻ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt tác phẩm đó là nỗi nhớ da diết của tác giả khi nghĩ về những kỷ niệm xưa, tại đơn vị cũ của mình. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” câu thơ cất lên như tiếng lòng nhà thơ, tiếng gọi tha thiết đầy tiếc nuối và chứa đựng đầy những hoài niệm trong quá khứ huy hoàng. Nhà thơ nhớ Tây Tiến bằng nỗi nhớ “chơi vơi” thật da diết, mênh mông và sâu nặng. Nỗi nhớ luôn thường trực, bao trùm lên cả không gian và trái tim người lính.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sống động với những địa danh “sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, “Mường Hịch”, “ Mai Châu” đây là những địa danh gắn bó với binh đoàn, là địa bàn hành quân của những người lính Tây Tiến. Một vùng đất xa xôi, hiểm trở nhiều lần tưởng chừng như làm lu mờ ý chí chiến đấu của người lính cụ Hồ, “sương lấp đoàn quân mỏi” địa hình núi cao cùng với những lớp sương dày đặc phủ kín lối đi, đoàn quân đang mệt mỏi giờ đây lại phải đối diện với cái lạnh cắt da của Tây Bắc. Địa hình núi non hiểm trở “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” đoạn đường đi cũng chẳng bằng phẳng dễ dàng, có đoạn lên cao gập ghềnh khúc khuỷu, có khi lại “thăm thẳm” như vực sâu chỉ cần một phút lơ đãng người lính có thể bỏ mạng ngay tức khắc. Sương dày che lấp tầm nhìn, đường đi nhỏ quanh co lại thêm sự trơn trượt của mặt đất, đoàn quân vẫn đi trong gian khổ từng hạt mưa phùn rơi xuống phảng phất cái lạnh buốt. Quang Dũng vận dụng nghệ thuật đối lập một cách tài tình để miêu tả sự dữ dội của núi rừng Tây Bắc “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” những câu thơ sinh động đầy sáng tạo gợi ra trước mắt người đọc khung cảnh cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang vắng, bí hiểm với đầy rẫy những hiểm nguy “oai linh thác gầm thét”, đêm đêm “cọp trêu người”.

Quả là một nơi “rừng thiêng nước độc” thế nhưng những khó khăn ấy cũng chẳng thể nào cản bước chân người lính, họ vẫn đi với sự anh dũng kiên cường và trong đôi mắt người lính thì miền Tây Bắc lại là một vùng đất thơ mộng trữ tình và chứa chan tình người. Những hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”, “mưa xa khơi” thật huyền ảo tạo xúc cảm thư thái, nhẹ nhàng cho người đọc. Người dân miền Tây hiện lên thật giản dị, nghĩa tình, họ gắn bó với cách mạng, yêu thương che chở cho những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ 4/3 cũng tạo nên giai điệu cho bài thơ vừa khí thế, vừa hài hòa.

Những khổ thơ tiếp theo tác giả gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp, sâu nặng của tình quân và dân trong những đêm liên hoan tưng bừng náo nhiệt:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Binh đoàn Tây Tiến gắn bó với chiến trường suốt nhiều năm trời, có biết bao kỷ niệm hằn sâu trong tâm hồn mỗi con người. Sau những ngày chiến đấu vất vả, gian lao “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” những chàng trai cô gái nắm tay nhảy điệu nhạc “e ấp” của dân tộc thiểu số vùng cao. Vẻ đẹp của con người nơi đây thật lung linh, bí ẩn có chút hoang dại làm say đắm tâm hồn biết bao người lính trẻ hào hoa, lãng tử nơi Hà thành. Cùng với đó là cảnh sông nước Tây Bắc một chiều sương thật lãng mạn nhưng phảng phất nét buồn, như nỗi khắc khoải lo lắng của nhà thơ trước vận mệnh của dân tộc, trước tình hình chiến sự đang đến hồi cam go quyết liệt.

Đoàn binh tiếp tục cuộc hành quân chiến đấu, những người lính được tác giả khắc hoạ như những tượng dài hiên ngang bất diệt, chân dung họ hiện lên với vẻ đẹp vừa bi tráng lại rất tài hoa, lãng mạn :

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Chất bi tráng lẫm liệt được thể hiện với khí thế ngút trời “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đây là một hình ảnh dữ dội và hết sức mạnh mẽ của người lính, dù ở trong rừng sâu đối diện với căn bệnh sốt rét hoành hành, da có xanh nhợt đi vì bệnh tật thì chưa bao giờ họ thôi quyết tâm, kiên cường chiến đấu. Người lính khoác trên mình bộ quân phục màu xanh lá mang theo bao ước mơ, hy vọng vào một tương lai tươi sáng, một đất nước không còn bóng quân thù. “Mắt trừng”, “dữ oai hùm” thể hiện khí thế ngang tàn, mạnh mẽ khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Thế nhưng đau xót thay, người lính Tây Tiến cũng có khi bỏ mạng nơi chiến trường “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, những nấm mồ vô danh nơi biên giới họ nằm xuống khi tuổi đời còn quá trẻ, bỏ lại cả tương lai, bỏ lại cả mẹ già đang trông ngóng nơi quê hương yêu dấu. Người lính thật đáng trân trọng, họ hy sinh cho Tổ quốc mà chẳng một phút nao núng sợ hãi “chẳng tiếc đời xanh”. Sự ra đi của họ khiến cho trời đất phải tiếc thương đưa tiễn, dòng sông Mã lại xuất hiện cuối bài như tấm lòng trân trọng của nhà thơ muốn gửi gắm tiễn đưa người lính ở những phút giây cuối đời, những người lính vô danh ấy đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường khốc liệt.

Chân dung người lính còn được tác giả miêu tả qua vẻ hào hoa, lãng tử. Họ đều là những chàng trai thành phố vì nghiệp lớn mà rời bỏ nơi nơi phồn hoa đô thị. Những chàng ấy đang còn tuổi trẻ rạo rực với những mộng tưởng, khát khao yêu đương “gửi mộng qua biên giới”, họ mơ về những cô gái Hà Nội xinh đẹp, dịu dàng như nàng Kiều. Tất cả tạo nên một hình ảnh người lính trẻ trung, yêu đời với những khát khao hạnh phúc mãnh liệt của tuổi trẻ.

Đoạn thơ cuối vang lên mạnh mẽ, quyết liệt như lời khẳng định quyết tâm của đoàn binh, đó cũng là lời thề chung thành với tổ quốc sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Người lính Tây Tiến kiên cường, tự tin thể hiện một tinh thần chiến đấu đầy nhiệt huyết “người đi không hẹn ước”, họ ra đi chẳng hẹn ngày trở lại, đi với khí thế sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cho tổ quốc, cho độc lập dân tộc. Dù biết chặng đường có “thăm thẳm” chia phôi thế nhưng người lính đã thề với  đất nước một lời thề sắc son “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Tâm hồn người lính dường như đã vượt qua những mơ ước cá nhân tầm thường, giờ đây họ mang trên vai mình trọng trách sứ mệnh vô cùng to lớn: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cho độc lập dân tộc.

Tây Tiến là một bài thơ đặc sắc, nó vừa nổi lên được cái lãng mạn và cái hào hùng của người lính trong chiến tranh. Bài thơ nghe như một bản nhạc, nó ru lòng người vào trong cái hùng vĩ của thiên nhiên làm cho thiên nhiên hoang sơ xa xôi cũng hóa gần để rồi người ta không còn sợ nó nữa, vất vả khổ đau trong cuộc sống của người lính cũng trở nên nhẹ nhàng. Có những ngày tháng không bao giờ quên và có những bài ca không bao giờ quên. Tây Tiến của Quang Dũng là một trong số đó, bài thơ khép lại rồi nhưng âm điệu vẫn vang vọng trong lòng ta.

III. Soạn bài ngắn nhất: Tây Tiến

Câu 1: Chia 4 đoạn:

- Đoạn 1 (14 câu thơ đầu)

=>cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

- Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo)

=>kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây.

- Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành)

=>hình tượng người lính Tây Tiến,  đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.

- Đoạn 4: Còn lại 

=>lời thề gắn bó với Tây Tiến.

- Mạch liên kết: Nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng với đồng đội và đơn vị cũ. Nỗi nhớ ấy gắn liền với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng.

Câu 2:

- 4 câu đầu

=> nỗi nhớ Tây Tiến gắn liền với sông Mã, với núi rừng Tây Bắc, nỗi nhớ chơi vơi, nỗi nhớ đầu tiên của nhà thơ về đơn vị cũ, gắn liền với con sông Mã với những cuộc hành quân từ sáng sớm tinh mơ cho đến tối đen như mực

- Bốn câu thơ tiếp

=> Bức tranh thiên nhiên Tây bắc hùng vĩ và thơ mộng, trắc trở gian khó.

- Những câu thơ tiếp theo

=> Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng. Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm 

=>  Mang một nỗi mất mát lớn lao, số lượng những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường rất nhiều. Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước.

Câu 3: Phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy

Bức tranh thiên nhiên và con người ở đây lại mang những vẻ đẹp mới khác với bức tranh trên, đó là bức tranh mĩ lệ, duyên dáng và đặc biệt là rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, không còn chiến tranh, chết chóc của những nơi các anh đã đi qua in rõ tâm hồn người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa, yêu đời.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lèn man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

“kìa em”  thể hiện ngạc nhiên đầy thích thú của người chiến sĩ. Hội đuốc hoa bừng trong ánh sáng của đuốc, ngập tràn trong âm thanh của tiếng khèn, mê man trong man điệu e ấp của những cô gái và ấm áp trong tình quân dân gắn bó khăng khít

4 câu sau là vẻ đẹp của một bức tranh có gam màu nhạt với những đường nét uyển chuyển, những hình ảnh chấm phá mà đầy sức khơi gợi:

Người đi Mộc Châu chiều sương ấy 

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

“có nhớ”, “có thấy” thể hiện được nỗi bâng khuâng không muốn rời. “dáng người trên độc mộc” đó là dáng đứng đẹp, hiên ngang, hùng dũng của một chàng trai hay một cô gái. Nhớ thiên nhiên với những đóa hoa rừng như đong đưa tình tứ muốn níu bước chân người lính.

Câu 4: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến

Ngoại hình:

- "không mọc tóc"

=>sốt rét làm cho các chiến sĩ rụng hết tóc, cũng có thể hiểu là cắt tóc đi để tiện những trận đánh giáp lá cà.

- "xanh màu lá"

=>quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

- “dữ oai hùm”

=> thiếu thốn nên da xanh xao, tuy nhiên vẫn có sức khỏe như hổ báo, cũng có thể hiểu là ngụy trang lá cây xanh đeo trên người của người lính

- Mắt trừng

=>  mắt tức giận căm thù quân giặc, hoặc là mắt không thể ngủ được

- "dáng kiều thơm"

=> hình ảnh những người con gái Hà Thành xinh đẹp, ngày chiến đấu ngoan cường, tối về, người chiến sĩ vẫn một lòng hướng về hậu phương.

=> Ngoại hình người lính tuy ốm nhưng không yếu, vẫn giữ được vẻ đẹp của người lính .

  • Lý tưởng của người lính: đi lên chiến trường là xác định không trở về cho nên đi không tiệc đời còn xanh, còn trẻ.

- mồ chiến sĩ Tây Tiến rải rác khắp biên cương, nằm yên nghỉ ở xứ người. hi sinh vì thiếu thốn không có cả manh chiếu che thân. 

- con sông Mã gầm lên khúc độc hành: biện pháp nhân hóa, thể hiện nỗi đau xót, như lời tiễn biệt các anh trở về với đất Mẹ.

=> Hi sinh vô cùng oanh liệt và dũng cảm của những người lính trong chiến đấu.

Câu 5: Nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả: Ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về chiến trường xưa và những người đồng đội cũ một thời chiến đấu vô cùng gian khổ mà rực lửa anh hùng. Giữa nhà thơ và những ngày Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm. => Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng cò có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.

 Luyện tập

Bài tập 1:  Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”

- Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”

2. Thân bài

 Giống nhau

- Cùng được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử, đều xây dựng lên hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp, cùng sử dụng bút pháp lãng mạn

Khác nhau

a. Bút pháp nghệ thuật

- “Đồng chí”: dùng cảm hứng hiện thực kết hợp với bút pháp hiện thực => tô đậm cái bình thường… Hình ảnh người lính nông dân mộc mạc, giản dị, gắn bó tự nhiên trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng.

- “Tây Tiến”, dùng cảm hứng lãng mạn với bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, …hình ảnh người lính tiểu tư sản học sinh Hà Nội kiêu hùng hào hoa ở chiến trường Tây Tiến ác liệt.

b. Hình tượng người lính

- “Đồng chí” =>  hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ lại được hiện ra với vẻ chân thật giản dị. 

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

- “Tây Tiến”  hiện lên rất cam trường những cũng rất mực hào hoa.

“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

=> Quang Dũng đã làm sống lại khung cảnh chiến trường ác liệt và dữ dội.

Khác với những người lính nông dân, nhưng người lính tiểu tư sản trong thơ Quang Dũng lại mang vẻ đẹp thật dị thường:

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

- Không mang nét bi tráng “một đi không trở lại” của người lính Tây Tiến, nhưng tấm lòng của anh đối với quê hương đất nước thật cảm động:

- “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không để mặc gió lung lay”

- Ở nơi kháng chiến, người lính nông dân có chung quê hương vất vả, đói nghèo, chung tình giai cấp, chung lý tưởng sống và mục đích sống. Để từ những cái chung ấy học đã gắn bó keo sơn bền vững nối cuộc đời người lính với nhau thành hai tiếng Đồng đội. 

3.Kết bài

- Đánh giá chung bút pháp nghệ thuật 

- Nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh người lính 

Bài tập 2: Chân dung người lính Tây Tiến

Gợi ý:

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
  • Khái quát hình ảnh người lính tronng bài thơ

2. Thân bài

Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến

- Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng.  Không những thế nó còn thể hiện ý chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà "gục lên mũ súng". 

- Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm. Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lèn man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

- Môi trường chiến đấu khắc nghiệt, người lính Tây Tiến hiện lên bằng vẻ đẹp rất mực hào hùng, lãng mạn.

 Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

- Trên nền thiên nhiên hoang vu, hiểm trở người lính Tây Tiến xuất hiện oai phong, lẫm liệt và đầy khí phách.

- Hình ảnh người lính Tây Tiến với những điều phi thường đã tô đậm nét đẹp bi tráng về người lính và làm tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng và triết lí sống cao cả của tuổi trẻ.

- Người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. Đó là chất hào hoa, thanh lịch, chất mơ mộng lãng mạn, tràn đầy tinh thần lạc quan tươi trẻ. 

 => Quang Dũng không khắc họa hình ảnh của một người lính mà cả một đoàn quân Tây Tiến oai hùng, hiên ngang giữa đất trời Tây Bắc. Đoàn quân Tây Tiến đi vào dòng văn học nước nhà như một hình tượng nghệ thuật sâu sắc của mảng văn học thời kháng chiến.

3. Kết bài

- Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. 

- Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật 

1. Nội dung

  • Tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.
  • Hình tượng của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng, sự hi sinh mất mất cũng không làm hình ảnh của các anh mờ nhòe đi mà chỉ là những nét bút tô đậm hơn vẻ kì vĩ của những bức tượng đài ấy mà thôi.
  • Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng.

2. Nghệ thuật

  • Bút pháp tạo hình đa dạng  dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ.
  • Ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ
  • Bút pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng

Bài tập 2: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cất lên “ Nghe như ngậm nhạc trong miệng ” Phân tích bài thơ Tây Tiến để làm rõ ngòi bút nghệ thuật của Quang Dũng.

Bài tham khảo

Khi đọc bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét “Nghe như ngậm nhạc trong miệng”. Qủa thật, bài thơ ấy của Quang Dũng với những âm điệu vừa lãng mạn, vừa hào hung đã làm nên một giai điệu tuyệt diệu. “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, nó được coi như bông hoa đầu mùa vừa đẹp vừa lạ của vườn thơ kháng chiến, nó được mở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết của người nghệ sĩ “xứ Đoài mây trắng” lãng mạn và đa tài.

Bài thơ được cất lên thật đẹp, dù là khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và muôn vàn nguy hiểm nhưng lại vô cùng nên thơ cùng với cuộc hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến. Những người lính trẻ chẳng ngại hiểm nguy họ cứ tiến về phía trước với tinh thần hồn nhiên, lạc quan của tuổi trẻ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt tác phẩm đó là nỗi nhớ da diết của tác giả khi nghĩ về những kỷ niệm xưa, tại đơn vị cũ của mình. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” câu thơ cất lên như tiếng lòng nhà thơ, tiếng gọi tha thiết đầy tiếc nuối và chứa đựng đầy những hoài niệm trong quá khứ huy hoàng. Nhà thơ nhớ Tây Tiến bằng nỗi nhớ “chơi vơi” thật da diết, mênh mông và sâu nặng. Nỗi nhớ luôn thường trực, bao trùm lên cả không gian và trái tim người lính.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sống động với những địa danh “sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, “Mường Hịch”, “ Mai Châu” đây là những địa danh gắn bó với binh đoàn, là địa bàn hành quân của những người lính Tây Tiến. Một vùng đất xa xôi, hiểm trở nhiều lần tưởng chừng như làm lu mờ ý chí chiến đấu của người lính cụ Hồ, “sương lấp đoàn quân mỏi” địa hình núi cao cùng với những lớp sương dày đặc phủ kín lối đi, đoàn quân đang mệt mỏi giờ đây lại phải đối diện với cái lạnh cắt da của Tây Bắc. Địa hình núi non hiểm trở “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” đoạn đường đi cũng chẳng bằng phẳng dễ dàng, có đoạn lên cao gập ghềnh khúc khuỷu, có khi lại “thăm thẳm” như vực sâu chỉ cần một phút lơ đãng người lính có thể bỏ mạng ngay tức khắc. Sương dày che lấp tầm nhìn, đường đi nhỏ quanh co lại thêm sự trơn trượt của mặt đất, đoàn quân vẫn đi trong gian khổ từng hạt mưa phùn rơi xuống phảng phất cái lạnh buốt. Quang Dũng vận dụng nghệ thuật đối lập một cách tài tình để miêu tả sự dữ dội của núi rừng Tây Bắc “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” những câu thơ sinh động đầy sáng tạo gợi ra trước mắt người đọc khung cảnh cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang vắng, bí hiểm với đầy rẫy những hiểm nguy “oai linh thác gầm thét”, đêm đêm “cọp trêu người”.

Quả là một nơi “rừng thiêng nước độc” thế nhưng những khó khăn ấy cũng chẳng thể nào cản bước chân người lính, họ vẫn đi với sự anh dũng kiên cường và trong đôi mắt người lính thì miền Tây Bắc lại là một vùng đất thơ mộng trữ tình và chứa chan tình người. Những hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”, “mưa xa khơi” thật huyền ảo tạo xúc cảm thư thái, nhẹ nhàng cho người đọc. Người dân miền Tây hiện lên thật giản dị, nghĩa tình, họ gắn bó với cách mạng, yêu thương che chở cho những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ 4/3 cũng tạo nên giai điệu cho bài thơ vừa khí thế, vừa hài hòa.

Những khổ thơ tiếp theo tác giả gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp, sâu nặng của tình quân và dân trong những đêm liên hoan tưng bừng náo nhiệt:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Binh đoàn Tây Tiến gắn bó với chiến trường suốt nhiều năm trời, có biết bao kỷ niệm hằn sâu trong tâm hồn mỗi con người. Sau những ngày chiến đấu vất vả, gian lao “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” những chàng trai cô gái nắm tay nhảy điệu nhạc “e ấp” của dân tộc thiểu số vùng cao. Vẻ đẹp của con người nơi đây thật lung linh, bí ẩn có chút hoang dại làm say đắm tâm hồn biết bao người lính trẻ hào hoa, lãng tử nơi Hà thành. Cùng với đó là cảnh sông nước Tây Bắc một chiều sương thật lãng mạn nhưng phảng phất nét buồn, như nỗi khắc khoải lo lắng của nhà thơ trước vận mệnh của dân tộc, trước tình hình chiến sự đang đến hồi cam go quyết liệt.

Đoàn binh tiếp tục cuộc hành quân chiến đấu, những người lính được tác giả khắc hoạ như những tượng dài hiên ngang bất diệt, chân dung họ hiện lên với vẻ đẹp vừa bi tráng lại rất tài hoa, lãng mạn :

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Chất bi tráng lẫm liệt được thể hiện với khí thế ngút trời “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đây là một hình ảnh dữ dội và hết sức mạnh mẽ của người lính, dù ở trong rừng sâu đối diện với căn bệnh sốt rét hoành hành, da có xanh nhợt đi vì bệnh tật thì chưa bao giờ họ thôi quyết tâm, kiên cường chiến đấu. Người lính khoác trên mình bộ quân phục màu xanh lá mang theo bao ước mơ, hy vọng vào một tương lai tươi sáng, một đất nước không còn bóng quân thù. “Mắt trừng”, “dữ oai hùm” thể hiện khí thế ngang tàn, mạnh mẽ khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Thế nhưng đau xót thay, người lính Tây Tiến cũng có khi bỏ mạng nơi chiến trường “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, những nấm mồ vô danh nơi biên giới họ nằm xuống khi tuổi đời còn quá trẻ, bỏ lại cả tương lai, bỏ lại cả mẹ già đang trông ngóng nơi quê hương yêu dấu. Người lính thật đáng trân trọng, họ hy sinh cho Tổ quốc mà chẳng một phút nao núng sợ hãi “chẳng tiếc đời xanh”. Sự ra đi của họ khiến cho trời đất phải tiếc thương đưa tiễn, dòng sông Mã lại xuất hiện cuối bài như tấm lòng trân trọng của nhà thơ muốn gửi gắm tiễn đưa người lính ở những phút giây cuối đời, những người lính vô danh ấy đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường khốc liệt.

Chân dung người lính còn được tác giả miêu tả qua vẻ hào hoa, lãng tử. Họ đều là những chàng trai thành phố vì nghiệp lớn mà rời bỏ nơi nơi phồn hoa đô thị. Những chàng ấy đang còn tuổi trẻ rạo rực với những mộng tưởng, khát khao yêu đương “gửi mộng qua biên giới”, họ mơ về những cô gái Hà Nội xinh đẹp, dịu dàng như nàng Kiều. Tất cả tạo nên một hình ảnh người lính trẻ trung, yêu đời với những khát khao hạnh phúc mãnh liệt của tuổi trẻ.

Đoạn thơ cuối vang lên mạnh mẽ, quyết liệt như lời khẳng định quyết tâm của đoàn binh, đó cũng là lời thề chung thành với tổ quốc sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Người lính Tây Tiến kiên cường, tự tin thể hiện một tinh thần chiến đấu đầy nhiệt huyết “người đi không hẹn ước”, họ ra đi chẳng hẹn ngày trở lại, đi với khí thế sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cho tổ quốc, cho độc lập dân tộc. Dù biết chặng đường có “thăm thẳm” chia phôi thế nhưng người lính đã thề với  đất nước một lời thề sắc son “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Tâm hồn người lính dường như đã vượt qua những mơ ước cá nhân tầm thường, giờ đây họ mang trên vai mình trọng trách sứ mệnh vô cùng to lớn: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cho độc lập dân tộc.

Tây Tiến là một bài thơ đặc sắc, nó vừa nổi lên được cái lãng mạn và cái hào hùng của người lính trong chiến tranh. Bài thơ nghe như một bản nhạc, nó ru lòng người vào trong cái hùng vĩ của thiên nhiên làm cho thiên nhiên hoang sơ xa xôi cũng hóa gần để rồi người ta không còn sợ nó nữa, vất vả khổ đau trong cuộc sống của người lính cũng trở nên nhẹ nhàng. Có những ngày tháng không bao giờ quên và có những bài ca không bao giờ quên. Tây Tiến của Quang Dũng là một trong số đó, bài thơ khép lại rồi nhưng âm điệu vẫn vang vọng trong lòng ta.

IV. Soạn bài cực ngắn: Tây Tiến

Câu 1: Chia 4 đoạn:

1. 14 câu thơ đầu =>cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

2. 8 câu thơ tiếp theo =>kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây.

3. Tiếp đến khúc độc hành =>hình tượng người lính Tây Tiến,  đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.

4. Còn lại =>lời thề gắn bó với Tây Tiến.

=> Mạch liên kết: Nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng với đồng đội và đơn vị cũ. Nỗi nhớ ấy gắn liền với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng.

Câu 2:

1. 4 câu đầu => nỗi nhớ Tây Tiến gắn liền với sông Mã, với núi rừng Tây Bắc.

2. 4 câu thơ tiếp => Bức tranh thiên nhiên Tây bắc hùng vĩ và thơ mộng, trắc trở gian khó.

3. Những câu thơ tiếp theo => hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng

Câu 3: Phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy

- Bức tranh thiên nhiên và con người mĩ lệ, duyên dáng và đặc biệt là rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, không còn chiến tranh, chết chóc của những nơi các anh đã đi qua in rõ tâm hồn người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa, yêu đời.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lèn man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

- “kìa em”  => ngạc nhiên đầy thích thú của người chiến sĩ, trong ánh sáng của đuốc, ngập tràn trong âm thanh của tiếng khèn, mê man trong man điệu e ấp của những cô gái và ấm áp trong tình quân dân gắn bó khăng khít

- 4 câu sau => vẻ đẹp của một bức tranh có gam màu nhạt với những đường nét uyển chuyển, những hình ảnh chấm phá mà đầy sức khơi gợi:

Người đi Mộc Châu chiều sương ấy 

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

- “có nhớ”, “có thấy” => nỗi bâng khuâng không muốn rời. 

- “dáng người trên độc mộc” => dáng đứng đẹp, hiên ngang của một chàng trai hay một cô gái.

Câu 4: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến

1. "không mọc tóc" =>sốt rét làm cho các chiến sĩ rụng hết tóc, cũng có thể hiểu là cắt tóc đi để tiện những trận đánh giáp lá cà.

2. "xanh màu lá" => thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

3. “dữ oai hùm” => thiếu thốn nên da xanh xao, tuy nhiên vẫn có sức khỏe như hổ báo, cũng có thể hiểu là ngụy trang lá cây xanh đeo trên người của người lính

4. Mắt trừng =>  mắt tức giận căm thù quân giặc, hoặc là mắt không thể ngủ được

5. "dáng kiều thơm" => hình ảnh những người con gái Hà Thành xinh đẹp, ngày chiến đấu ngoan cường, tối về, người chiến sĩ vẫn một lòng hướng về hậu phương.

=> Người lính tuy ốm nhưng không yếu, vẫn giữ được vẻ đẹp của người lính .

  • Lý tưởng: đi lên chiến trường là xác định không trở về cho nên đi không tiệc đời còn xanh, còn trẻ.

1. mồ chiến sĩ Tây Tiến rải rác khắp biên cương, nằm yên nghỉ ở xứ người, thiếu thốn không có cả manh chiếu che thân. 

2. con sông Mã gầm lên khúc độc hành:  nỗi đau xót, như lời tiễn biệt các anh trở về với đất Mẹ.

=> Hi sinh vô cùng oanh liệt và dũng cảm của những người lính trong chiến đấu.

Câu 5: Nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả:

- Quang Dũng nhớ về chiến trường xưa và những người đồng đội cũ một thời chiến đấu vô cùng gian khổ mà rực lửa anh hùng. Giữa nhà thơ và những ngày Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm. 

 Luyện tập

Bài tập 1:  Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó.

Gợi ý làm bài

Mở bài: Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”, Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”

Thân bài

 1. Giống nhau: Cùng được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử, đều xây dựng lên hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp, cùng sử dụng bút pháp lãng mạn

2.Khác nhau

a. Bút pháp nghệ thuật

- “Đồng chí”: dùng cảm hứng hiện thực kết hợp với bút pháp hiện thực => tô đậm cái bình thường… 

- “Tây Tiến”, dùng cảm hứng lãng mạn với bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, …

b. Hình tượng người lính

- “Đồng chí” =>  anh bộ đội cụ Hồ hiện ra với vẻ chân thật giản dị. 

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

- “Tây Tiến”  hiện lên rất cam trường những cũng rất mực hào hoa.

“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

Quang Dũng đã làm sống lại khung cảnh chiến trường ác liệt và dữ dội.

- Không mang nét bi tráng “một đi không trở lại” của người lính Tây Tiến, nhưng tấm lòng của anh đối với quê hương đất nước thật cảm động:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không để mặc gió lung lay”

- Người lính nông dân có chung quê hương vất vả, đói nghèo, chung tình giai cấp, chung lý tưởng sống và mục đích sống => gắn bó keo sơn bền vững nối cuộc đời người lính với nhau thành hai tiếng Đồng đội. 

Kết bài: Đánh giá chung bút pháp nghệ thuật. Nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh người lính 

Bài tập 2: Chân dung người lính Tây Tiến

Gợi ý làm bài:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”. Khái quát hình ảnh người lính tronng bài thơ

Thân bài

Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến

- Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng, coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà "gục lên mũ súng". 

- Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lèn man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

- Môi trường chiến đấu khắc nghiệt, người lính Tây Tiến hiện lên bằng vẻ đẹp rất mực hào hùng, lãng mạn.

 Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

- Trên nền thiên nhiên hoang vu, hiểm trở người lính Tây Tiến xuất hiện oai phong, lẫm liệt và đầy khí phách.

- Người lính Tây Tiến với những điều phi thường đã tô đậm nét đẹp bi tráng về người lính và làm tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng và triết lí sống cao cả của tuổi trẻ.

- Mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa

 => Hình ảnh của một người lính mà cả một đoàn quân Tây Tiến oai hùng, hiên ngang giữa đất trời Tây Bắc. 

Kết bài: Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Giá trị  

Nội dung: Tái hiện vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Hình tượng của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng, sự hi sinh mất mất cũng không làm hình ảnh của các anh mờ nhòe đi mà chỉ là những nét bút tô đậm hơn vẻ kì vĩ của những bức tượng đài ấy mà thôi. Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng.

Nghệ thuật: Bút pháp tạo hình đa dạng  dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. Ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ. Bút pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng

Bài tập 2: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cất lên “ Nghe như ngậm nhạc trong miệng ” Phân tích bài thơ Tây Tiến để làm rõ ngòi bút nghệ thuật của Quang Dũng.

Bài tham khảo

Khi đọc bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét “Nghe như ngậm nhạc trong miệng”. Qủa thật, bài thơ ấy của Quang Dũng với những âm điệu vừa lãng mạn, vừa hào hung đã làm nên một giai điệu tuyệt diệu. “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, nó được coi như bông hoa đầu mùa vừa đẹp vừa lạ của vườn thơ kháng chiến, nó được mở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết của người nghệ sĩ “xứ Đoài mây trắng” lãng mạn và đa tài.

Bài thơ được cất lên thật đẹp, dù là khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và muôn vàn nguy hiểm nhưng lại vô cùng nên thơ cùng với cuộc hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến. Những người lính trẻ chẳng ngại hiểm nguy họ cứ tiến về phía trước với tinh thần hồn nhiên, lạc quan của tuổi trẻ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt tác phẩm đó là nỗi nhớ da diết của tác giả khi nghĩ về những kỷ niệm xưa, tại đơn vị cũ của mình. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” câu thơ cất lên như tiếng lòng nhà thơ, tiếng gọi tha thiết đầy tiếc nuối và chứa đựng đầy những hoài niệm trong quá khứ huy hoàng. Nhà thơ nhớ Tây Tiến bằng nỗi nhớ “chơi vơi” thật da diết, mênh mông và sâu nặng. Nỗi nhớ luôn thường trực, bao trùm lên cả không gian và trái tim người lính.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sống động với những địa danh “sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, “Mường Hịch”, “ Mai Châu” đây là những địa danh gắn bó với binh đoàn, là địa bàn hành quân của những người lính Tây Tiến. Một vùng đất xa xôi, hiểm trở nhiều lần tưởng chừng như làm lu mờ ý chí chiến đấu của người lính cụ Hồ, “sương lấp đoàn quân mỏi” địa hình núi cao cùng với những lớp sương dày đặc phủ kín lối đi, đoàn quân đang mệt mỏi giờ đây lại phải đối diện với cái lạnh cắt da của Tây Bắc. Địa hình núi non hiểm trở “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” đoạn đường đi cũng chẳng bằng phẳng dễ dàng, có đoạn lên cao gập ghềnh khúc khuỷu, có khi lại “thăm thẳm” như vực sâu chỉ cần một phút lơ đãng người lính có thể bỏ mạng ngay tức khắc. Sương dày che lấp tầm nhìn, đường đi nhỏ quanh co lại thêm sự trơn trượt của mặt đất, đoàn quân vẫn đi trong gian khổ từng hạt mưa phùn rơi xuống phảng phất cái lạnh buốt. Quang Dũng vận dụng nghệ thuật đối lập một cách tài tình để miêu tả sự dữ dội của núi rừng Tây Bắc “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” những câu thơ sinh động đầy sáng tạo gợi ra trước mắt người đọc khung cảnh cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang vắng, bí hiểm với đầy rẫy những hiểm nguy “oai linh thác gầm thét”, đêm đêm “cọp trêu người”.

Quả là một nơi “rừng thiêng nước độc” thế nhưng những khó khăn ấy cũng chẳng thể nào cản bước chân người lính, họ vẫn đi với sự anh dũng kiên cường và trong đôi mắt người lính thì miền Tây Bắc lại là một vùng đất thơ mộng trữ tình và chứa chan tình người. Những hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”, “mưa xa khơi” thật huyền ảo tạo xúc cảm thư thái, nhẹ nhàng cho người đọc. Người dân miền Tây hiện lên thật giản dị, nghĩa tình, họ gắn bó với cách mạng, yêu thương che chở cho những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ 4/3 cũng tạo nên giai điệu cho bài thơ vừa khí thế, vừa hài hòa.

Những khổ thơ tiếp theo tác giả gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp, sâu nặng của tình quân và dân trong những đêm liên hoan tưng bừng náo nhiệt:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Binh đoàn Tây Tiến gắn bó với chiến trường suốt nhiều năm trời, có biết bao kỷ niệm hằn sâu trong tâm hồn mỗi con người. Sau những ngày chiến đấu vất vả, gian lao “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” những chàng trai cô gái nắm tay nhảy điệu nhạc “e ấp” của dân tộc thiểu số vùng cao. Vẻ đẹp của con người nơi đây thật lung linh, bí ẩn có chút hoang dại làm say đắm tâm hồn biết bao người lính trẻ hào hoa, lãng tử nơi Hà thành. Cùng với đó là cảnh sông nước Tây Bắc một chiều sương thật lãng mạn nhưng phảng phất nét buồn, như nỗi khắc khoải lo lắng của nhà thơ trước vận mệnh của dân tộc, trước tình hình chiến sự đang đến hồi cam go quyết liệt.

Đoàn binh tiếp tục cuộc hành quân chiến đấu, những người lính được tác giả khắc hoạ như những tượng dài hiên ngang bất diệt, chân dung họ hiện lên với vẻ đẹp vừa bi tráng lại rất tài hoa, lãng mạn :

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Chất bi tráng lẫm liệt được thể hiện với khí thế ngút trời “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đây là một hình ảnh dữ dội và hết sức mạnh mẽ của người lính, dù ở trong rừng sâu đối diện với căn bệnh sốt rét hoành hành, da có xanh nhợt đi vì bệnh tật thì chưa bao giờ họ thôi quyết tâm, kiên cường chiến đấu. Người lính khoác trên mình bộ quân phục màu xanh lá mang theo bao ước mơ, hy vọng vào một tương lai tươi sáng, một đất nước không còn bóng quân thù. “Mắt trừng”, “dữ oai hùm” thể hiện khí thế ngang tàn, mạnh mẽ khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Thế nhưng đau xót thay, người lính Tây Tiến cũng có khi bỏ mạng nơi chiến trường “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, những nấm mồ vô danh nơi biên giới họ nằm xuống khi tuổi đời còn quá trẻ, bỏ lại cả tương lai, bỏ lại cả mẹ già đang trông ngóng nơi quê hương yêu dấu. Người lính thật đáng trân trọng, họ hy sinh cho Tổ quốc mà chẳng một phút nao núng sợ hãi “chẳng tiếc đời xanh”. Sự ra đi của họ khiến cho trời đất phải tiếc thương đưa tiễn, dòng sông Mã lại xuất hiện cuối bài như tấm lòng trân trọng của nhà thơ muốn gửi gắm tiễn đưa người lính ở những phút giây cuối đời, những người lính vô danh ấy đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường khốc liệt.

Chân dung người lính còn được tác giả miêu tả qua vẻ hào hoa, lãng tử. Họ đều là những chàng trai thành phố vì nghiệp lớn mà rời bỏ nơi nơi phồn hoa đô thị. Những chàng ấy đang còn tuổi trẻ rạo rực với những mộng tưởng, khát khao yêu đương “gửi mộng qua biên giới”, họ mơ về những cô gái Hà Nội xinh đẹp, dịu dàng như nàng Kiều. Tất cả tạo nên một hình ảnh người lính trẻ trung, yêu đời với những khát khao hạnh phúc mãnh liệt của tuổi trẻ.

Đoạn thơ cuối vang lên mạnh mẽ, quyết liệt như lời khẳng định quyết tâm của đoàn binh, đó cũng là lời thề chung thành với tổ quốc sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Người lính Tây Tiến kiên cường, tự tin thể hiện một tinh thần chiến đấu đầy nhiệt huyết “người đi không hẹn ước”, họ ra đi chẳng hẹn ngày trở lại, đi với khí thế sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cho tổ quốc, cho độc lập dân tộc. Dù biết chặng đường có “thăm thẳm” chia phôi thế nhưng người lính đã thề với  đất nước một lời thề sắc son “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Tâm hồn người lính dường như đã vượt qua những mơ ước cá nhân tầm thường, giờ đây họ mang trên vai mình trọng trách sứ mệnh vô cùng to lớn: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cho độc lập dân tộc.

Tây Tiến là một bài thơ đặc sắc, nó vừa nổi lên được cái lãng mạn và cái hào hùng của người lính trong chiến tranh. Bài thơ nghe như một bản nhạc, nó ru lòng người vào trong cái hùng vĩ của thiên nhiên làm cho thiên nhiên hoang sơ xa xôi cũng hóa gần để rồi người ta không còn sợ nó nữa, vất vả khổ đau trong cuộc sống của người lính cũng trở nên nhẹ nhàng. Có những ngày tháng không bao giờ quên và có những bài ca không bao giờ quên. Tây Tiến của Quang Dũng là một trong số đó, bài thơ khép lại rồi nhưng âm điệu vẫn vang vọng trong lòng ta.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài Tây Tiến ngữ văn 12 tập 1, soạn bài Tây Tiến, Tây Tiến ngữ văn 12 tập 1

Xem thêm các môn học

Soạn văn 12 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com