Soạn văn 12 ngắn nhất bài: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Soạn bài: “Khái quát văn học Việt Nam từ Cách Mạng tháng 8 1945 đến hết thế kỉ XX”- ngữ văn 12 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Khái quát văn học Việt Nam từ Cách Mạng tháng 8 1945 đến hết thế kỉ XX” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học: 

Câu 1: (Trang 18 – SGK). Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, vãn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.

Câu 2: (Trang 18 – SGK). Văn học Việt Nam từ 1945 - 1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường.

Câu 3: (Trang 18 - SGK)  Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975

Câu 4: (trang 18 - SGK) Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới.

Câu 5: (trang 18 - SGK) Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

Luyện tập

Bài tập: trang 19 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

II. Soạn bài siêu ngắn: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách Mạng tháng 8 1945 đến hết thế kỉ XX

Câu 1: Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, vãn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.

- Nền văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám là nền văn học của chế độ mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nên đã thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.

- Từ năm 1945 - 1975, đất nước diễn ra nhiều sự kiện lớn, tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật.

=> Văn học giai đoạn 1945 - 1975 vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn.

Câu 2: Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng. 

a. Văn học từ 1945 – 1954

- Chủ đề: ca ngợi Tổ Quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình. Từ 1946 trở đi văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, thẻ hiện tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

- Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,... đều đạt được những thành tựu mới. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: (Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Vùng mỏ (Vò Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp... Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu), Lí luận phê bình: chưa phát triển lắm nhưng có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng, như  chủ nghĩa Mác và những vấn đề văn hóa (Trường Chinh).

b. Văn học từ 1955 – 1964

- Chủ đề: thể hiện hình ảnh người lao động,  ca ngợi công cuộc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.

- Thể loại:

Truyện ngắn: mở rộng đề tài, mở rộng phạm vi thâm nhập đến từng ngóc ngách của đời sống xã hội.

  • Đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng.
  • Đề tài hiện thực cuộc sống: Vợ nhặt, Tranh tối tranh sáng.
  • Công cuộc xây dựng CNXH: Người lái đò sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch.

Thơ: có sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực: Gió lộng, Ánh sáng và phù sa, Riêng chung.

Kịch đã có những tác phẩm được dư luận chú ý như: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm)...

c. Văn học từ 1965 – 1975

- Chủ đề: Toàn bộ nền văn học của cả hai miền Nam, Bắc tập trung vào cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước, ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

  • Ở tiền tuyến lớn miền Nam, những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Tác giả tiêu tiểu: Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải...
  • Ở miền Bắc phải kể đến những tác phẩm truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn... và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu... Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, sự ác liệt, những hi sinh, tổn thất... trong chiến tranh. Đặc biệt, họ đã dựng nên bức chân dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ chống Mĩ. Họ đă đem đến cho nền thơ Việt Nam một tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi.

- Thể loại: Phát triển mạnh mẽ các thể loại truyện kí, thơ, kịch…

Câu 3: Nền văn học giai đoạn này có 3 đặc điểm cơ bản

a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước

- Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận" (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ.

- Văn học tập trung vào hai đề tài lớn là:

  • Đề tài Tổ quốc.
  • Đề tài Chủ nghĩa xã hội.

b. Nền văn học hướng về đại chúng

- Nhà văn gắn bó với nhân dân lao động.

- Nhà văn phải có nhận thức, nhãn quan đúng về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nhân dân, nhận ra công lao to lớn của họ trong lao động sản xuất và sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc

c. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

-  Khuynh hướng sử thi: Cảm hứng sử thi là cảm hứng vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hình ảnh tráng lệ:

  • Đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, Tổ quốc và thời đại.
  • Nhận vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.
  • Cái đẹp ở mỗi cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu nói đến cái riêng thì cũng phải hoà với cái chung
  • Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ:

-  Khuynh hướng lãng mạn:

  • Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai thể hiện qua những câu thơ như: “Trán cháy rực nghĩ trời đất mới - Lòng ta bát ngát bình minh" (Nguyễn Đình Thi) hoặc “Từ trong đổ nát hôm nay - Ngày mai đã đến từng giây từng giờ" (Tố Hữu); hay hình tượng nhân vật như: Chị Sứ (Hòn đất - Anh Đức); Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu).
  • Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Câu 4: Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới vì:

- Đất nước vừa kết thúc chiến tranh, tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới, đó là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc. 

-  Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường: xã hội thay đổi quan điểm, góc nhìn đối với con người và nghệ thuật.

- Tiếp xúc và giao lưu với văn hoá thế giới.

-  Nhu cầu của bạn đọc phong phú và đa dạng hơn trước.

-  Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều đổi mới trong quan điểm chỉ đạo văn học nghệ thuật.

- Đất nước bước vào công cuộc Đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.

Câu 5: Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

- Giai đoạn văn học từ năm 1975 đến hết thể kỉ XX  chia 2 thời kì nhỏ:

  • Từ năm 1975 đến năm1985: chặng đường chuyển tiếp, trăn trở
  • Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới.

- Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh. Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây.

- Các tác giả tiêu biểu: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Ma Văn Kháng, Trần Nhuận Minh… các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, và…, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Trên lĩnh vực kịch cũng có nhiều tác phẩm biểu hiện như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

 Luyện tập

Bài tập: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

Mở bài:  Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài:

  • Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

=> “Nhận đường” (Nguyễn Đình Thi), được viết năm 1948 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những khó khăn, gian khổ chồng chất, nối tiếp. Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác đang hướng tới cuộc cách mạng của dân tộc.

=> “Nhận đường” nói chung, nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng đã nói lên vai trò của văn học, văn nghệ trong thời chiến. Không chỉ thế, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

  • Giải thích và chứng minh nhận định

o Văn nghệ phụng sự kháng chiến:

 Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.

 Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),...

o Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:

 Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.

 Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân),...

=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

Kết bài

III. Soạn bài ngắn nhất: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách Mạng tháng 8 1945 đến hết thế kỉ XX

Câu 1: Những nét chính về tình hình:

- Là nền văn học của chế độ mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.

- 1945 – 1975 tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, đạt được những thành tựu to lớn.

Câu 2: Văn học Việt Nam chia làm 3 chặng. 

a. Văn học từ 1945 – 1954

- Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,... đều đạt được những thành tựu mới. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: (Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Vùng mỏ (Vò Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp... Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu), Lí luận phê bình: chưa phát triển lắm nhưng có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng, như  chủ nghĩa Mác và những vấn đề văn hóa (Trường Chinh).

b. Văn học từ 1955 – 1964

- Truyện ngắn: mở rộng đề tài, mở rộng phạm vi thâm nhập đến từng ngóc ngách của đời sống xã hội.

- Thơ: có sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực: Gió lộng, Ánh sáng và phù sa, Riêng chung.

- Kịch đã có những tác phẩm được dư luận chú ý như: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm)...

c. Văn học từ 1965 – 1975

- Ở tiền tuyến lớn miền Nam, tác giả tiêu tiểu: Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải...=> phản ánh nhanh nhạy, kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. 

- Ở miền Bắc tác phẩm truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn... và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu...=>phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, sự ác liệt, những hi sinh, tổn thất... trong chiến tranh

- Thể loại: Phát triển mạnh mẽ các thể loại truyện kí, thơ, kịch…

Câu 3: Nền văn học giai đoạn này có 3 đặc điểm cơ bản

a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước

b. Nền văn học hướng về đại chúng

c. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Câu 4: Từ 1975 - hết thế kỉ XX phải đổi mới vì:

- Đất nước vừa kết thúc chiến tranh, đất nước phải đổi mới.

- Chuyển sang nền kinh tế thị trường

- Tiếp xúc và giao lưu với văn hoá thế giới.

- Nhu cầu bạn đọc phong phú và đa dạng.

- Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều đổi mới trong quan điểm chỉ đạo văn học nghệ thuật.

- Đất nước bước vào công cuộc Đổi mới.

Câu 5: Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam:

- Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh. Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây.

- Các tác giả tiêu biểu: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Ma Văn Kháng, Trần Nhuận Minh… các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, và…, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Trên lĩnh vực kịch cũng có nhiều tác phẩm biểu hiện như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

 Luyện tập

Bài tập: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

1. Mở bài:  Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

  • Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

=> “Nhận đường” (Nguyễn Đình Thi), được viết 1948, gian khổ chồng chất, nối tiếp.

=> “Nhận đường” nói chung, nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

  • Giải thích và chứng minh nhận định

o Văn nghệ phụng sự kháng chiến:

- Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.

- Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),...

o Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:

- Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.

- Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân),...

=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

3. Kết bài

IV. Soạn bài cực ngắn: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách Mạng tháng 8 1945 đến hết thế kỉ XX

Câu 1: Những nét chính về tình hình: Là nền văn học của chế độ mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ, 1945 – 1975 tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, đạt được những thành tựu to lớn.

Câu 2: Văn học Việt Nam chia làm 3 chặng. 

a. Văn học từ 1945 – 1954

- Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,... đều đạt được những thành tựu mới. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: (Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Vùng mỏ (Vò Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp... Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu), Lí luận phê bình: chưa phát triển lắm nhưng có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng, như  chủ nghĩa Mác và những vấn đề văn hóa (Trường Chinh).

b. Văn học từ 1955 – 1964

1. Truyện ngắn: mở rộng đề tài, mở rộng phạm vi thâm nhập đến từng ngóc ngách của đời sống xã hội.

2. Thơ: kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực

3. Kịch đã có những tác phẩm được dư luận chú ý 

c. Văn học từ 1965 – 1975

1. Ở tiền tuyến lớn miền Nam, tác giả tiêu tiểu: Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải...

=> phản ánh nhanh nhạy, kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. 

2. Ở miền Bắc tác phẩm truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn... và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu...

=>phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, sự ác liệt, những hi sinh, tổn thất... trong chiến tranh

3. Thể loại: Phát triển mạnh mẽ các thể loại truyện kí, thơ, kịch…

Câu 3: 3 đặc điểm cơ bản

1. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước

2. Nền văn học hướng về đại chúng

3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Câu 4: Từ 1975 - hết thế kỉ XX phải đổi mới vì: Đất nước vừa kết thúc chiến tranh, đất nước phải đổi mới. / Chuyển sang nền kinh tế thị trường. / Tiếp xúc và giao lưu với văn hoá thế giới. / Nhu cầu bạn đọc phong phú và đa dạng. / Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều đổi mới trong quan điểm chỉ đạo văn học nghệ thuật. / Đất nước bước vào công cuộc Đổi mới.

Câu 5: Thành tựu: Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh. Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây. 

Các tác giả tiêu biểu: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Ma Văn Kháng, Trần Nhuận Minh… các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, và…, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Trên lĩnh vực kịch cũng có nhiều tác phẩm biểu hiện như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

 Luyện tập

Bài tập: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

Mở bài:  Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài

1. Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

2. “Nhận đường” được viết 1948, gian khổ chồng chất, nối tiếp.

3. “Nhận đường” nói chung, nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

4. Giải thích và chứng minh nhận định.

5. Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

Kết bài

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách Mạng tháng 8 1945 đến hết thế kỉ XX, Khái quát văn học Việt Nam từ Cách Mạng tháng 8 1945 đến hết thế kỉ XX ngữ văn 10 tập 1, soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách Mạng tháng 8 1945 đến hết thế kỉ XX ngữ văn 12 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 12 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com