Soạn văn 12 cực chất bài: Việt Bắc (Phần: Tác phẩm)

Soạn bài: “Việt Bắc (Phần: Tác phẩm)” - ngữ văn 12 tập 1 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Việt Bắc (Phần: Tác phẩm)” cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Câu 1: (Trang 114 SGK) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 2: (Trang 114 SGK) Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

Câu 3: (Trang 114 SGK) Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa ra sao?

Câu 4: (Trang 114 SGK) Nhận xét hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ trong đoạn trích đoạn này.

Luyện tập

Bài tập 1: (Luyện tập – Trang 114)

Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữ trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta trong bài thơ.

Bài tập 2: (Luyện tập – Trang 114)

Chọn một đoạn trích  và phân tích đoạn thơ đó: Một vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Việt Bắc trong Tố Hữu

II. Soạn bài siêu ngắn: Việt Bắc (Phần: Tác phẩm)

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác: 10/1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng, cuộc chia tay nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến Tố Hữu đã viết bài thơ này

  • Sắc thái tâm trạng và lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Trạng thái bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn, lưu luyến khi chia tay, Lối đối đáp gần gũi xưng hô mình- ta.

Câu 2: Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:

  • Cảnh vật của núi rừng Tây Bắc trong con mắt của tác giả:

o Thiên nhiên khắc nghiệt, "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù",  thể hiện nỗi vất vả, gian nan, vất vả, khốc liệt.

o Con người con bị lưu luyến bởi những hình ảnh khó quên như hình ảnh khói bếp,  cảnh thiên nhiên đẹp của bốn mùa Tây Bắc. Con người đang bị hòa quyện vào không gian của cảnh núi rừng Tây Bắc rộng lớn.

  • Cảnh Việt Bắc đẹp hơn trong sự hòa quyện với không khí kháng chiến: Vất vả, gian khổ, thiếu thốn, nhưng hào hùng lạc quan:

   Nhớ sao lớp học i tờ

         ...

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

  •   Hình ảnh người dân Việt Bắc đã khắc tạc vào lòng người kháng chiến những nét khó quên. 

o Người mẹ "địu con lên rẫy" trong cái nắng cháy lưng, người lao động tự tin chủ động với hình ảnh "dao gài thắt lưng"; những người đan nón, cần mẫn, khéo léo "chuốt từng sợ giang"; gợi cảm nhất là hình ảnh "cô gái hái măng một mình" giữa rừng hoa vàng.

o Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn "miếng cơm chấm muối" nhưng "đắng cay ngọt bùi" cùng chia sẻ, gánh vác.

Câu 3:  Khung cảnh: hùng tráng, dữ dội, con người keo sơn, gắn bó, sống trong khung cảnh rộng lớn. Những cảnh rộng lớn, những họat động tấp nập sôi động của kháng chiến được tái hiện với bút pháp đậm nét tráng ca: “Những đường Việt Bắc của ta … Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

  • Vai trò: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn "u ám quân thù".

Câu 4: Nhận xét:

Tính trữ tình – chính trị: “Văn bản” là khúc hát ân tình, thủy chung của những người cách mạng về lãnh tụ, về Đảng và cuộc kháng chiến.

  • Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
  • Nghệ thuật bài thơ giàu tính dân tộc:

o Hình ảnh và biện pháp so sánh ẩn dụ quen thuộc của ca dao.

o Thể thơ lục bát sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.

o Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...

o Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta...

o Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta - mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

o Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.

Luyện tập

Bài tập 1: 

Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta:

  • “Việt Bắc”, từ mình chỉ bản thân người nói - ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta.
  • Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:

o Mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc.

o Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ.

o Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc.

Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ ¬mình – ta:

  • Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng. 
  • Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một,  thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân vùng Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ.

Bài tập 2: Chọn một đoạn trích  và phân tích đoạn thơ đó: Một vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc

I. Mở bài

Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng.

Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.

II. Thân bài

1. Nhận xét chung

Đây là bức tranh được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng của nhà thơ cách mạng.

Mười câu thơ trên nằm trong trường đoạn gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình của người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình đã 15 năm gắn bó với bao tình cảm máu thịt.

1. Hai câu đầu

  •  Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi:

Ta về, mình có nhớ ta

Nhưng thực ra, hỏi chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình:

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

  • Lời ngợi ca về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Hoa biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp. Nói tới thiên nhiên không thể nói đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trong một thiên nhiên đẹp, gần gũi.

2. Tám câu thơ sau

  • Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên Việt Bắc. Mỗi một câu thơ khắc hoạ một bức tranh cụ thể nhưng cũng có thể ghép lại thành một bộ liên hoàn:
  • Bức tranh thứ nhất:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

o Cảnh mùa đông. Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt.

  • Bức tranh thứ hai

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

o Cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng. Xuân về,rừng hoa mơ bừng nở. Màu trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người. 

o Người đan nón có dáng vẻ khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh. Từ “chuốt” vừa mang tính chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.

  • Bức tranh thứ ba nói về mùa hè. Gam màu vàng được sử dụng đắt địa. Đó là “màu” của tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

o Câu thơ mở đầu bằng âm thanh (ve kêu), nhưng cũng là cách định vị bằng thời gian (mùa hè). Âm thanh và màu sắc ấy tạo nên cảnh tưng bừng của thiên nhiên. Nếu nói thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó thi đây quả thực là ngày hội của cảnh vật

  • Như đã nói, hoa và người Việt Bắc trong thơ Tố Hữu hoà quỵên, cùng tôn vinh lẫn nhau. Chính sự hài hoà đó đã tạo nên chất thơ. 
  • Bức tranh thứ tư vẽ cảnh mùa thu với ánh trăng dịu mát, êm đềm. Trên nền bối cảnh ấy, “tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng, ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

o Kiểu định vị ở những câu thơ trên:

Rừng xanh => không gian

Ngày xuân => thời gian

Ve kêu => âm thanh ( thời gian )

  • Ứng với mỗi câu thơ và cách định vị trên là một mùa của thiên nhiên (mùa đông, mùa xuân, mùa hạ).

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

=> Rừng thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mênh mông nhưng không lạnh lẽo. “Trăng rọi hoà bình” vừa mang ý nghĩa ánh trăng của cuộc đời ân tình ấy, lại vừa mang ý nghĩa cuộc sống có sự soi rọi ấm áp của niềm tin, tự do. Và, trong cuộc sống ấm áp ấy, có biết bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng.

3. Đánh giá 

Bộ tứ bình bằng thơ về cảnh và người Việt Bắc được dệt dưới ánh sáng của hoài niệm da diết. Thông thường, nguời ta chỉ nhớ những gì mang ấn tượng nhất của quá khứ và thời gian càng lùi xa thì ấn tượng ấy càng trở nên tươi đẹp, huyền ảo hơn. Hàng loạt điệp từ nhớ ( 5 từ ) trong một khổ thơ như là sự nối dài của lòng hoài niệm không dứt.

III. Kết bài

  • Đoạn thơ có vẻ đẹp lộng lẫy đã được viết bằng một ngòi bút điêu luyện. Nhà thơ thể hiện sự tài hoa của mình trên nhiều phương diện của nghệ thuật sáng tạo thi ca. Sự tài hoa ấy được dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa của nhà thơ.
  • Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc bởi kết tinh một nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại trong một điệu tâm hồn say đắm.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Việt Bắc trong Tố Hữu

1. Giá trị nội dung

  • Tái hiện lại cuộc chia tay giữa người ở lại và người ra đi với những lời gợi nhắc về quá khứ và những kỉ niệm của 15 năm gắn bó gian khổ. Việt Bắc hiện lên trong những hoài niệm đầy cay đắng, gian khổ nhưng tình nghĩa mặn nồng
  • Bao trùm lên cả bài thơ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ của cả người ở lại và người ra đi, nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc; Nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc; nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng và nhớ cả những ngày đầu độc lập 
  • Mối quan hệ và sự gắn bó keo sơn, cá nước giữa nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng. 

2. Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ được viết theo kết cấu đối đáp của ca dao trữ tình với sự luân phiên của người ở lại và người ra đi tạo cho bài thơ sự nhịp nhàng, đăng đối.
  • Cách xưng hô mình - ta quen thuộc trong ca dao với sự biến đổi linh hoạt giữa mình với ta.
  • Thể thơ lục bát - thể thơ đặc sắc của dân tộc, với những luyến láy, vần điệu nhịp nhàng khiến cho nỗi nhớ trong bài thơ càng trở nên nồng nàn, sâu đậm.
  • Đoạn trích sử dụng nhiều từ láy, tượng hình giàu hình ảnh.

III. Soạn bài ngắn nhất: Việt Bắc (Phần: Tác phẩm)

Câu 1: 

- Hoàn cảnh: 10/1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng, cuộc chia tay nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến Tố Hữu đã viết bài thơ này

- Sắc thái tâm trạng: bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn, lưu luyến khi chia tay.

- Lối đối đáp gần gũi xưng hô mình- ta.

Câu 2: Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:

- Cảnh vật của núi rừng Tây Bắc: Thiên nhiên khắc nghiệt, "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù",  thể hiện nỗi vất vả, gian nan, vất vả, khốc liệt. Cảnh Việt Bắc đẹp hơn trong sự hòa quyện với không khí kháng chiến: Vất vả, gian khổ, thiếu thốn, nhưng hào hùng lạc quan:

   Nhớ sao lớp học i tờ

         ...

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

- Con người bị lưu luyến bởi những hình ảnh khó quên như hình ảnh khói bếp,  cảnh thiên nhiên đẹp của bốn mùa Tây Bắc. Con người đang bị hòa quyện vào không gian của cảnh núi rừng Tây Bắc rộng lớn. Hình ảnh người dân Việt Bắc đã khắc tạc vào lòng người kháng chiến những nét khó quên. 

- Người mẹ "địu con lên rẫy" trong cái nắng cháy lưng; những người đan nón, cần mẫn, khéo léo "chuốt từng sợ giang"; gợi cảm nhất là hình ảnh "cô gái hái măng một mình" giữa rừng hoa vàng.

- Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn "miếng cơm chấm muối" nhưng "đắng cay ngọt bùi" cùng chia sẻ, gánh vác.

Câu 3:  

- Khung cảnh: dữ dội, cảnh rộng lớn, hùng tráng, họat động tấp nập sôi động của kháng chiến được tái hiện với bút pháp đậm nét tráng ca: “Những đường Việt Bắc của ta … Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

- Vai trò: Việt Bắc là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn "u ám quân thù".

Câu 4: Nhận xét:

- Tính trữ tình – chính trị:  là khúc hát ân tình, thủy chung của những người cách mạng về lãnh tụ, về Đảng và cuộc kháng chiến.

- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết.

- Nghệ thuật bài thơ giàu tính dân tộc

 Hình ảnh và biện pháp so sánh ẩn dụ quen thuộc của ca dao.

 Thể thơ lục bát: uyển chuyển và sáng tạo.

 Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...

 Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta...

 Ngôn ngữ dân tộc: xưng hô ta - mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

 Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.

Luyện tập

Bài tập 1:  Đại từ xưng hô mình – ta:

Sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:

- Mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc.

- Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ.

- Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc.

Ý nghĩa :

  • Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng. 
  • Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân vùng Việt Bắc.

Bài tập 2: Chọn một đoạn trích  và phân tích đoạn thơ đó

Mở bài: Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng. Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.

Thân bài

1. Nhận xét chung: dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người.

2. Hai câu đầu: 

Ta về, mình có nhớ ta

Chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình:

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Hoa biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp. Nói tới thiên nhiên không thể nói đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trong một thiên nhiên đẹp, gần gũi.

2. Tám câu thơ sau

Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh về con người và thiên nhiên Việt Bắc. 

- Bức tranh thứ nhất:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

o Cảnh mùa đông, màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt.

- Bức tranh thứ hai

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

o Cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng,rừng hoa mơ bừng nở. Màu trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người. 

o “chuốt” vừa mang tính chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.

- Bức tranh thứ ba nói về mùa hè, màu vàng được sử dụng đắt địa. Đó là “màu” của tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

o Nếu nói thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó thi đây quả thực là ngày hội của cảnh vật

- Bức tranh thứ tư vẽ cảnh mùa thu với ánh trăng dịu mát, êm đềm. Trên nền bối cảnh ấy, “tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng, ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

o Kiểu định vị ở những câu thơ trên:

Rừng xanh => không gian

Ngày xuân => thời gian

Ve kêu => âm thanh ( thời gian )

  •  Ứng với mỗi câu thơ và cách định vị trên là một mùa của thiên nhiên (mùa đông, mùa xuân, mùa hạ).

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Rừng thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mênh mông nhưng không lạnh lẽo. “Trăng rọi hoà bình” vừa mang ý nghĩa ánh trăng của cuộc đời ân tình ấy, lại vừa mang ý nghĩa cuộc sống có sự soi rọi ấm áp của niềm tin, tự do. Và, trong cuộc sống ấm áp ấy, có biết bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng.

3. Đánh giá: Bộ tứ bình bằng thơ về cảnh và người Việt Bắc được dệt dưới ánh sáng của hoài niệm da diết.

Kết bài: Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc bởi kết tinh một nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại trong một điệu tâm hồn say đắm.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Việt Bắc trong Tố Hữu

1. Nội dung

- Tái hiện lại cuộc chia tay giữa người ở lại và người ra đi với những lời gợi nhắc về quá khứ và những kỉ niệm của 15 năm gắn bó gian khổ, những hoài niệm đầy cay đắng, gian khổ nhưng tình nghĩa mặn nồng

- Bao trùm lên cả bài thơ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ của cả người ở lại và người ra đi, nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc; Nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc; nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng và nhớ cả những ngày đầu độc lập. Mối quan hệ và sự gắn bó keo sơn, cá nước giữa nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng. 

2. Nghệ thuật

  • Kết cấu đối đáp của ca dao trữ tình với sự luân phiên của người ở lại và người ra đi tạo cho bài thơ sự nhịp nhàng, đăng đối.
  •  Cách xưng hô mình - ta quen thuộc trong ca dao.
  • Thể thơ lục bát - thể thơ đặc sắc, vần điệu nhịp nhàng khiến cho nỗi nhớ trong bài thơ càng trở nên nồng nàn, sâu đậm.
  • Từ láy, tượng hình giàu hình ảnh.

IV. Soạn bài cực ngắn: Việt Bắc (Phần: Tác phẩm)

Câu 1: 

1. Hoàn cảnh: 10/1954 đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng, Tố Hữu đã viết bài thơ này

2. Sắc thái: bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn, lưu luyến khi chia tay.

3. Lối đối đáp: gần gũi xưng hô mình- ta.

Câu 2: Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:

1. Cảnh vật: Thiên nhiên khắc nghiệt,  thể hiện nỗi vất vả, gian nan, vất vả, khốc liệt, đẹp hơn trong sự hòa quyện với không khí kháng chiến: Vất vả, gian khổ, thiếu thốn, nhưng hào hùng lạc quan:

   Nhớ sao lớp học i tờ

         ...

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

1. Con người bị lưu luyến bởi những hình ảnh khó quên như hình ảnh khói bếp,  cảnh thiên nhiên đẹp của bốn mùa Tây Bắc. 

2. Người mẹ "địu con lên rẫy" trong cái nắng cháy lưng; những người đan nón, cần mẫn, khéo léo "chuốt từng sợ giang"; gợi cảm nhất là hình ảnh "cô gái hái măng một mình" giữa rừng hoa vàng.

3. Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình, kháng chiến thiếu thốn "miếng cơm chấm muối" nhưng "đắng cay ngọt bùi" cùng chia sẻ, gánh vác.

Câu 3:  

1. Khung cảnh: dữ dội, cảnh rộng lớn, hùng tráng, được tái hiện với bút pháp đậm nét tráng ca: “Những đường Việt Bắc của ta … Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

2. Vai trò: là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn "u ám quân thù".

Câu 4: Nhận xét:

1. Tính trữ tình – chính trị:  là khúc hát ân tình, thủy chung của những người cách mạng về lãnh tụ, về Đảng và cuộc kháng chiến.

2. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết.

3. Nghệ thuật bài thơ giàu tính dân tộc

- Hình ảnh và biện pháp so sánh ẩn dụ quen thuộc của ca dao.

- Thể thơ lục bát: uyển chuyển và sáng tạo.

- Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...

- Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta...

- Ngôn ngữ dân tộc: xưng hô ta - mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

- Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.

Luyện tập

Bài tập 1:  Mình – ta: Mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc. Mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ. Mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc.

Ý nghĩa : Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và một giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng. góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, tình cảm của tác giả với nhân dân vùng Việt Bắc.

Bài tập 2: Chọn một đoạn trích và phân tích đoạn thơ đó

1. Mở bài: Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng. Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.

2. Thân bài

Nhận xét chung: dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người.

Hai câu đầu: 

Ta về, mình có nhớ ta

Chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình:

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Hoa biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp. Nói tới thiên nhiên không thể nói đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trong một thiên nhiên đẹp, gần gũi.

Tám câu thơ sau: Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh về con người và thiên nhiên Việt Bắc. 

Bức tranh 1: Cảnh mùa đông, màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Bức tranh 2: Cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng,rừng hoa mơ bừng nở. Màu trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người. 

“chuốt” vừa mang tính chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Bức tranh 3: nói về mùa hè, màu vàng được sử dụng đắt địa. Đó là “màu” của tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá. Nếu nói thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó thi đây quả thực là ngày hội của cảnh vật

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Bức tranh 4: vẽ cảnh mùa thu với ánh trăng dịu mát, êm đềm. Trên nền bối cảnh ấy, “tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng, ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Ứng với mỗi câu thơ và cách định vị trên là một mùa của thiên nhiên (mùa đông, mùa xuân, mùa hạ).

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Rừng thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mênh mông nhưng không lạnh lẽo. “Trăng rọi hoà bình” vừa mang ý nghĩa ánh trăng của cuộc đời ân tình ấy, lại vừa mang ý nghĩa cuộc sống có sự soi rọi ấm áp của niềm tin, tự do. Và, trong cuộc sống ấm áp ấy, có biết bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng.

 Đánh giá: Bộ tứ bình bằng thơ về cảnh và người Việt Bắc được dệt dưới ánh sáng của hoài niệm da diết.

3. Kết bài: Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc bởi kết tinh một nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại trong một điệu tâm hồn say đắm.

Giá trị nội dung và nghệ thuật

1. Nội dung: Tái hiện lại cuộc chia tay giữa người ở lại và người ra đi với những lời gợi nhắc về quá khứ và những kỉ niệm của 15 năm gắn bó gian khổ, những hoài niệm đầy cay đắng, gian khổ nhưng tình nghĩa mặn nồng. Bao trùm lên cả bài thơ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ của cả người ở lại và người ra đi, nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc; Nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc; nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng và nhớ cả những ngày đầu độc lập. Mối quan hệ và sự gắn bó keo sơn, cá nước giữa nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng. 

2. Nghệ thuật: Kết cấu đối đáp của ca dao trữ tình với sự luân phiên của người ở lại và người ra đi tạo cho bài thơ sự nhịp nhàng, đăng đối. Xưng hô mình - ta quen thuộc trong ca dao. Thể thơ lục bát - thể thơ đặc sắc, vần điệu nhịp nhàng khiến cho nỗi nhớ trong bài thơ càng trở nên nồng nàn, sâu đậm. Từ láy, tượng hình giàu hình ảnh.

 

Tìm kiếm google: soạn bài Việt Bắc (Phần: Tác phẩm) ngữ văn 12 tập 1, hướng dẫn soạn bài Việt Bắc (Phần: Tác phẩm), Việt Bắc (Phần: Tác phẩm) ngữ văn 12 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 12 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com