Soạn văn 12 cực chất bài: Bác ơi (Bài đọc thêm)

Soạn bài: “Bác ơi (Bài đọc thêm)” - ngữ văn 12 tập 1 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Bác ơi (Bài đọc thêm)” cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: trang 169 Ngữ Văn 12 tập một

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời đã được diễn tả như thế nào trong bốn khổ thơ đầu?

Bài tập 2: trang 169 sgk Ngữ Văn 12 tập một 

Sáu khổ giữa bài thơ tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như thế nào (về lí tưởng và lẽ sống; niềm vui và tình thương, ân nghĩa; đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình)?

Bài tập 3: trang 169 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác (ba khổ thơ cuối)

II. Soạn bài siêu ngắn: Bác ơi 

Bài tập 1: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả:

  •  Cảm nhận của con người

o Đó là sự xót xa, đau đớn qua hành động được thực hiện trong vô thức.

o Sự ngỡ ngàng đến bàng hoàng và không tin vào sự thật: "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!". Nỗi đau quá lớn, con người thương rơi vào trạng thái mơ hồ, không chấp nhận sự thật. Ông thẫn thờ, ngơ ngẩn đứng dưới sân nhà để tìm kiếm bóng hình quen thuộc của vị cha già, nhưng tất cả đều không còn tồn tại nữa.

  •  Cảnh vật

o Hoang vắng, lạnh lẽ, cô đơn: ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa; phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn,...

o Cảnh vật xinh đẹp, đầy màu sắc và căng tràn nhựa sống trong khu vườn quanh nhà Bác dường như trở nên thừa thãi, cô đơn, vì không ai chắm sóc.

o Cảnh vật và con người dường như có sự đồng điệu. Cả con người và cảnh vật đều khóc thương trước sự ra đi của Bác. Nỗi đau đớn, xót xa, mất mát như bao trùm lên cả thiên nhiên, đất trời và cả lòng người.

Bài tập 2: Hình tượng Bác Hồ hiện lên qua sáu khổ thơ tiếp với những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, rất đáng trân trọng

  •  Về lí tưởng và lẽ sống: đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc, lo lắng dân ta nghèo đói, phải sống trong kiếp nô lệ lầm than. Cả cuộc đời Người chỉ đấu tranh vì lí tưởng giải phóng con người vĩ đại mà thôi.
  •  Về niềm vui và tình thương, ân nghĩa: Tình thương bao la của Bác là dành cho tất cả mọi người, bất kể quốc gia, dân tộc. Niềm vui của Bác đến từ những gì nhỏ bé nhất, tới những sự kiện trọng đại của dân tộc. Bác yêu thiên nhiên, vui với những chiến thắng của quân và dân ta trên mặt trận.
  •  Đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình của Bác được thể hiện qua các chi tiết: Cả cuộc đời dành trọn cho non sông, quên đi bản thân mình, có thể sống cực khổ, thiếu thốn dù bản thân mình là lãnh tụ để nhường những gì tốt nhất cho người khác. 

Bài tập 3: Cảm nhận của người Việt Nam trước sự ra đi của Bác:

  •  Nỗi nhớ khôn nguôi của những người con Việt Nam với người cha già vĩ đại của dân tộc khi phải chấp nhận sự thật đau đớn rằng Bác đã không còn nữa.
  •  Bác đã về với Mác - Lê-nin, những con Người Hiền tạo nên sự thay đổi, diện mạo mới cho nhân loại và chắc chắn sự nghiệp cách mạng, soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên, phát triển và giàu mạnh.
  •  Bác ra đi đúng thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt nhất. Nỗi đau quá lớn ấy tưởng như có thể đánh gục ý chí của nhân dân cả nước, nhưng không, những lời Bác dặn trong di chúc, mong mỏi suốt cuộc đời của Bác chính là được nhìn thấy miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, hòa bình, nhân dân được sống trong ấm no và hạnh phúc. Chính vì thế, để Bác yên lòng và hoàn thành tâm nguyện suốt cuộc đời của Bác, cả dân tộc sẽ vẫn vững bước, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng chính là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

III. Soạn bài ngắn nhất: Bác ơi 

Bài tập 1: Nỗi đau xót được diễn tả:

Cảm nhận của con người

- Xót xa, đau đớn qua hành động được thực hiện trong vô thức.

- Sự ngỡ ngàng đến bàng hoàng và không tin vào sự thật. Nỗi đau quá lớn, con người thương rơi vào trạng thái mơ hồ, không chấp nhận sự thật. Tác giả ngơ ngẩn đứng dưới sân nhà.

Cảnh vật

- Hoang vắng, lạnh lẽ, cô đơn: ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa; phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn,...

- Cảnh vật xinh đẹp, đầy màu sắc trở nên thừa thãi, cô đơn.

- Cả con người và cảnh vật đều khóc thương trước sự ra đi của Bác. 

- Nỗi đau đớn, xót xa, mất mát như bao trùm lên cả thiên nhiên, đất trời và cả lòng người.

Bài tập 2: Hình tượng Bác Hồ: đức tính, phẩm chất tốt đẹp, rất đáng trân trọng

  •  Lí tưởng - lẽ sống: Cả cuộc đời Người chỉ đấu tranh vì lí tưởng giải phóng con người vĩ đại mà thôi.
  •  Về niềm vui và tình thương, ân nghĩa: Tình thương bao la của Bác là dành cho tất cả mọi người, bất kể quốc gia, dân tộc. Bác yêu thiên nhiên, vui với những chiến thắng của quân và dân ta trên mặt trận.
  •  Đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình: Cả cuộc đời dành trọn cho non sông, quên đi bản thân mình, có thể sống cực khổ, thiếu thốn để nhường những gì tốt nhất cho người khác. 

Bài tập 3: Cảm nhận của người Việt Nam trước sự ra đi của Bác:

- Nỗi nhớ khôn nguôi của những người con Việt Nam với người cha già vĩ đại của dân tộc.

- Bác đã về với Mác - Lê-nin, soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên, phát triển và giàu mạnh.

- Nỗi đau quá lớn ấy tưởng như có thể đánh gục ý chí của nhân dân cả nước, nhưng không, những lời Bác dặn trong di chúc cả dân tộc sẽ vẫn vững bước, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng chính là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

IV. Soạn bài cực ngắn: Bác ơi 

Bài tập 1:

- Cảm nhận của con người: Xót xa, đau đớn qua hành động được thực hiện trong vô thức, ngỡ ngàng đến bàng hoàng và không tin vào sự thật. Nỗi đau quá lớn, con người thương rơi vào trạng thái mơ hồ, không chấp nhận sự thật. Tác giả ngơ ngẩn đứng dưới sân nhà.

- Cảnh vật: Hoang vắng, lạnh lẽ, cô đơn, Cảnh vật trở nên thừa thãi, cô đơn, Cả con người và cảnh vật đều khóc thương trước sự ra đi của Bác. Nỗi đau đớn, xót xa, mất mát như bao trùm lên cả thiên nhiên, đất trời và cả lòng người.

Bài tập 2: Hình tượng Bác Hồ: đức tính, phẩm chất tốt đẹp, rất đáng trân trọng

- Lí tưởng và lẽ sống: Cả cuộc đời Người chỉ đấu tranh vì lí tưởng giải phóng con người vĩ đại mà thôi.

- Niềm vui và tình thương, ân nghĩa: Tình thương bao la của Bác là dành cho tất cả mọi người, yêu thiên nhiên, vui với những chiến thắng của quân và dân ta trên mặt trận.

- Đức tính khiêm tốn, giản dị và sự hi sinh quên mình: Cả cuộc đời dành trọn cho non sông, quên đi bản thân mình, nhường những gì tốt nhất cho người khác. 

Bài tập 3: Cảm nhận sự ra đi của Bác: Nỗi nhớ khôn nguôi của những người con Việt Nam với người cha già vĩ đại của dân tộc. Bác đã về với Mác - Lê-nin, soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên, phát triển và giàu mạnh. Nỗi đau quá lớn ấy tưởng như có thể đánh gục ý chí của nhân dân cả nước, nhưng không, những lời Bác dặn trong di chúc cả dân tộc sẽ vẫn vững bước, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. =>  tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

 

Tìm kiếm google: soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp, Thực hành một số phép tu từ cú pháp ngữ văn 12 tập 1, hướng dẫn soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 12 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com