Soạn văn 12 cực chất bài: Đàn ghi - ta của Lor – ca

Soạn bài: “Đàn ghi - ta của Lor – ca ” - ngữ văn 12 tập 1 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đàn ghi - ta của Lor – ca ” cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: trang 166 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt về cái chết bi thảm của Lor-ca. Để nắm bắt được mạch cảm xúc chính, hãy đọc kĩ và tìm khả năng gợi liên tưởng của các hình ảnh từ: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn; qua các hình ảnh: áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy,...; đến: Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước; ném trái tim mình vào lặng yên...

Bài tập 2: trang 166 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Nêu cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn thơ:

"Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trằng

Long lanh trong đáy giếng"

Bài tập 3: trang 166 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?

Luyện tập

Bài tập: trang 166 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh Ph.G. Lor-ca được thể hiện qua bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca

Đề bài: Anh (chị) hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đàn ghi-ta của Lor-ca của Thanh Thảo

II. Soạn bài siêu ngắn: Đàn ghi - ta của Lor – ca

Bài tập 1: 

  • “tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn” đã gợi lên chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca lãng tử, phiêu du với vầng trăng và yên ngựa, chỉ có một mình "đơn độc" trên con đường dài. 
  • “áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” gợi về cái chết của Lor-ca kinh hoàng của Lor-ca khi chàng bị xử bắn. Lor-ca ra đi khi chàng còn quá trẻ, khi tài năng đang ở độ chín muồi còn khát vọng thì đang dang dở.
  • “Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước; ném trái tim mình vào lặng yên” cho ta hiểu cuộc hành trình ở thế giới bên kia của Lor-ca. Cái chết đến đột ngột nhưng người nghệ sĩ vẫn không thôi vương vấn với đời, với người, với nghệ thuật. 

Bài tập 2: Nêu cảm nhận

Cuối cùng thì lời di chúc của Lor – ca đã không trở thành hiện thực: phát xít đã xử bắn chàng, bí mật ném xác chàng. Và cũng vì thương xót cho số phận , ngưỡng mộ cho tài năng nên hậu thế đã không quên đi hình bóng cũng như nghệ thuật của chàng. Vì vậy tiếng đàn là hiện thân của nghệ thuật vẫn còn có sức sống bền bỉ như loài “cỏ mọc hoang”. Nhưng ta cũng có thể hiểu nhân loại thiếu vắng Lor – ca, nghệ thuật đã thiếu kẻ chỉ đường nên giống như loài cỏ mọc. Thanh Thảo đã lựa chọn được chuỗi hình ảnh thật đẹp để xoáy thêm nỗi đau đọng lại bởi những miền không gian nối tiếp.

Bài tập 3: Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang nghĩa ẩn dụ

  •  Tiếng đàn gắn liền với cây đàn ghi-ta và chiếc áo choàng đỏ gắt - những hình ảnh biểu tượng cho văn hóa, nghệ thuật cũng là những nét đặc trưng của Tây Ban Nha.
  •  Tiếng đàn là hình ảnh ẩn dụ cho tài năng và số phận của Lor-ca. Ấy là tiếng đàn bọt nước. Hình ảnh ấy vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ. Bọt nước là những thứ tròn trịa, trong trắng là những thứ mong manh, dễ vỡ. Cũng giống như tài năng của Lor-ca, một tài năng xuất chúng với thơ ca. Nhưng cũng chính vì sức lay động quá lớn ấy mà chàng đã phải chịu một số phận bi thảm.
  •  Tiếng đàn được gợi lên với rất nhiều cung bậc, cảm xúc, biến hóa khôn lường
  •  Tiếng đàn còn là âm thanh của bản nhạc tiễn đưa, là dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả khi nhắc tới Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa của xứ sở Tây Ban cầm.

Luyện tập

Bài tập: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh Ph.G. Lor-ca được thể hiện qua bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca

Bài tham khảo

"Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần"

Những câu thơ chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời của những con người tài hoa nhưng bạc mệnh ấy của Nguyễn Du dường như hoàn toàn đúng với cuộc đời và số phận của người nghệ sĩ Lor-ca. Người nghệ sĩ tài của Tây Ban Nha ấy đã được Thanh Thảo khắc họa sinh động trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca.

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh ra tại Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông là một trong những gương mặt nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Người đọc biết đến ông qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biến (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những con sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988),...Thơ ông là tiếng lòng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông khước từ lối diễn đạt dễ dãi để đi sâu vào cái tôi nội cảm để tìm kiếm lối diễn đạt mới mẻ.

Đàn ghi-ta của Lor-ca được rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca.Trong tác phẩm ấy, hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca hiện lên với tài năng xuất chúng nhưng chàng lại có một số phận bi thảm.

Lor-ca hiện được hậu thế biết tới là một người nghệ sĩ tài năng. Tác giả chỉ sử dụng một hình ảnh để nói về tài năng của Lor-ca. Đó là hình ảnh tiếng đàn bọt nước. Hình ảnh ấy vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ. Bọt nước là những thứ tròn trịa, trong trắng, tinh khối cũng là những thứ mong manh, dễ vỡ. Cũng giống như tài năng của Lor-ca, một tài năng xuất chúng với thơ ca, với nghệ thuật đủ sức lay động đến trái tim của hàng triệu người dân Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Những năm tháng kinh hoàng ấy, tiếng thơ của Lor-ca đã đánh động vào tâm tưởng và suy nghĩ của những con người yêu nước. Sức lan tỏa của nó lớn đến nỗi, chính quyền phát xít lo sợ tầm ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn có thể lật đổ cả chính quyền của mình, bọn chúng đã quyết định thủ tiêu chàng một cách bí mật bằng án tử hình.

Lor-ca còn là một người chiến sĩ dũng cảm. Những hình ảnh liên tiếp được sử dụng mang màu sắc tượng trưng, siêu thực miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn làm hiện lên chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca lãng tử, phiêu du với vầng trăng và yên ngựa. Thế nhưng ta cũng có thể hiểu theo nghĩa khác là người nghệ sĩ ấy lại chỉ có một mình "đơn độc" trên con đường dài. Đó là con người đấu tranh với nền độc tài phát xít Tây Ban Nha và đấu tranh với nền nghệ thuật già cỗi, lỗi thời để cách tân, đổi mới nghệ thuật. Điều ấy cũng đồng nghĩa với Lor-ca là người nghệ sĩ dũng cảm, kiên cường, một người nghệ sĩ chân chính dám đấu tranh vì sự phát triển, tiến bộ.

Là một người nghệ sĩ tài năng, một người chiến sĩ dũng cảm nhưng cuối cùng Lor-ca đã phải đón nhận cái chết một cách kinh hoàng, oan ức. Thanh Thảo đã phục sinh cái chết của Lor-ca bằng những dòng thơ tự do nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Lor-ca bị giải về bãi bắn và cái chết của chàng đến đột ngột gây nỗi kinh hoàng cho toàn thể những người dân Tây Ban Nha. Tiếng đàn ghi-ta ở đây được hiện lên với thật nhiều cung bậc cảm xúc với những biến hóa đa dạng: khi là tiếng đàn của niềm vui và khát vọng, khi là tiếng đàn của thương nhớ, kỉ niệm, lúc lại là tiếng đàn đau thương của cái chết. Ám ảnh trong lòng của người đọc là âm thanh của tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. Lối thơ vắt dòng với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho tiếng ghi-ta vốn dĩ không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận được lại có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thành từng giọt, từng giọt, chảy xuống như máu của chính người nghệ sĩ đang thấm vào đất, Cái chêt của Lor-ca cũng vì thế mà hiện lên thật rõ nét và sinh động.

Lor-ca là người nghệ sĩ chân chính, khao khát được sống và cống hiến suốt cả cuộc đời mình. Cuối cùng thì di nguyện của Lor-ca ở lời đề từ đã không được thực hiện. Chàng không được chôn cất cùng với cây đàn của mình. Cụm từ "cỏ mọc hoang" ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Ta có thể hiểu theo nghĩa, khi Lor-ca mất đi, không có người dìu dắt cho nghệ thuật của Tây Ban Nha khiến cho nền nghệ thuật phát triển chỉ giống như cỏ dại. Nhưng cũng có thể hiểu đó là lời khẳng định sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca với Tây Ban Nha, với thế giới. Cuộc hành trình ở thế giới bên kia của Lor-ca hiện lên khi chàng bơi sang sông trên chiếc ghi-ta màu bạc. Cái chết đến đột ngột nhưng người nghệ sĩ vẫn không thôi vương vấn với đời, với người, với nghệ thuật. Chàng ôm chiếc đàn bơi sang dòng sông cũng đồng nghĩa với việc chàng muốn mang cả nghệ thuật của mình đến thế giới bên kia để được tiếp tục sống cùng với nó. Chàng ném lá bùa và trái tim mình ở lại như một hành động gửi lại tình yêu, sự sống, bình an cho người con gái An-na Ma-ri-a, mối tình chung thủy của Lor-ca

Có thể nói, Lor-ca không chỉ là một thiên tài thơ ca, nghệ thuật của đất nước Tây Ban Cầm mà chàng còn là một người nghệ sĩ chân chính với khát khao được sống, được đấu tranh với những gì già cỗi, thay đổi chúng để hướng tới những gì tiến bộ, phát triển. Đồng thời, ông cũng là người nghệ sĩ có số phận bi thảm. Hình ảnh của người nghệ sĩ ấy sẽ còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ sau này.

Đề bài: Anh (chị) hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đàn ghi-ta của Lor-ca của Thanh Thảo

1. Giá trị nội dung

  •  Nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, của Thanh Thảo
  •  Thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng. Nền nghệ thuật già cỗi, lỗi thời với những điều luật hà khắc dưới chế độ phát xít độc tài đã giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

2. Giá trị nghệ thuật

  •  Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc tạo nên một hình thức độc đáo cho các hình tương nghệ thuật và việc thể hiện tư tưởng, quan niệm của tác giả
  •  Mang phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca
  •  Hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau 1975.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đàn ghi - ta của Lor – ca

Bài tập 1: 

  • “tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn”  => chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca lãng tử, phiêu du với vầng trăng một mình "đơn độc" trên con đường dài. 
  • “áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” => cái chết của Lor-ca kinh hoàng. Lor-ca ra đi khi chàng còn quá trẻ, khi tài năng đang ở độ chín muồi còn khát vọng thì đang dang dở.
  • “Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước; ném trái tim mình vào lặng yên” => cuộc hành trình ở thế giới bên kia của Lor-ca. Cái chết đến đột ngột nhưng người nghệ sĩ vẫn không thôi vương vấn với đời, với người, với nghệ thuật. 

Bài tập 2: Cuối cùng thì lời di chúc của Lor – ca đã không trở thành hiện thực: phát xít đã xử bắn chàng, bí mật ném xác chàng. Vì vậy tiếng đàn là hiện thân của nghệ thuật vẫn còn có sức sống bền bỉ như loài “cỏ mọc hoang”. Nhưng ta cũng có thể hiểu nhân loại thiếu vắng Lor – ca, nghệ thuật đã thiếu kẻ chỉ đường nên giống như loài cỏ mọc. Lựa chọn được chuỗi hình ảnh thật đẹp để xoáy thêm nỗi đau đọng lại bởi những miền không gian nối tiếp.

Bài tập 3: Hình tượng tiếng đàn 

- Tiếng đàn gắn liền với cây đàn ghi-ta và chiếc áo choàng đỏ gắt  => văn hóa, nghệ thuật cũng là những nét đặc trưng của Tây Ban Nha.

- Tiếng đàn là hình ảnh ẩn dụ cho tài năng và số phận của Lor-ca. Hình ảnh ấy vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ. Bọt nước là những thứ tròn trịa, trong trắng là những thứ mong manh, dễ vỡ. Cũng giống như tài năng của Lor-ca, một tài năng xuất chúng với thơ ca, phải chịu một số phận bi thảm.

- Tiếng đàn được gợi lên với rất nhiều cung bậc, cảm xúc, biến hóa khôn lường

- Tiếng đàn còn là âm thanh của bản nhạc tiễn đưa, là dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả khi nhắc tới Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa của xứ sở Tây Ban cầm.

Luyện tập

Bài tập: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh Ph.G. Lor-ca được thể hiện qua bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca

Bài tham khảo

"Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần"

Những câu thơ chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời của những con người tài hoa nhưng bạc mệnh ấy của Nguyễn Du dường như hoàn toàn đúng với cuộc đời và số phận của người nghệ sĩ Lor-ca. Người nghệ sĩ tài của Tây Ban Nha ấy đã được Thanh Thảo khắc họa sinh động trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca.

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh ra tại Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông là một trong những gương mặt nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Người đọc biết đến ông qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biến (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những con sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988),...Thơ ông là tiếng lòng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông khước từ lối diễn đạt dễ dãi để đi sâu vào cái tôi nội cảm để tìm kiếm lối diễn đạt mới mẻ.

Đàn ghi-ta của Lor-ca được rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca.Trong tác phẩm ấy, hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca hiện lên với tài năng xuất chúng nhưng chàng lại có một số phận bi thảm.

Lor-ca hiện được hậu thế biết tới là một người nghệ sĩ tài năng. Tác giả chỉ sử dụng một hình ảnh để nói về tài năng của Lor-ca. Đó là hình ảnh tiếng đàn bọt nước. Hình ảnh ấy vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ. Bọt nước là những thứ tròn trịa, trong trắng, tinh khối cũng là những thứ mong manh, dễ vỡ. Cũng giống như tài năng của Lor-ca, một tài năng xuất chúng với thơ ca, với nghệ thuật đủ sức lay động đến trái tim của hàng triệu người dân Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Những năm tháng kinh hoàng ấy, tiếng thơ của Lor-ca đã đánh động vào tâm tưởng và suy nghĩ của những con người yêu nước. Sức lan tỏa của nó lớn đến nỗi, chính quyền phát xít lo sợ tầm ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn có thể lật đổ cả chính quyền của mình, bọn chúng đã quyết định thủ tiêu chàng một cách bí mật bằng án tử hình.

Lor-ca còn là một người chiến sĩ dũng cảm. Những hình ảnh liên tiếp được sử dụng mang màu sắc tượng trưng, siêu thực miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn làm hiện lên chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca lãng tử, phiêu du với vầng trăng và yên ngựa. Thế nhưng ta cũng có thể hiểu theo nghĩa khác là người nghệ sĩ ấy lại chỉ có một mình "đơn độc" trên con đường dài. Đó là con người đấu tranh với nền độc tài phát xít Tây Ban Nha và đấu tranh với nền nghệ thuật già cỗi, lỗi thời để cách tân, đổi mới nghệ thuật. Điều ấy cũng đồng nghĩa với Lor-ca là người nghệ sĩ dũng cảm, kiên cường, một người nghệ sĩ chân chính dám đấu tranh vì sự phát triển, tiến bộ.

Là một người nghệ sĩ tài năng, một người chiến sĩ dũng cảm nhưng cuối cùng Lor-ca đã phải đón nhận cái chết một cách kinh hoàng, oan ức. Thanh Thảo đã phục sinh cái chết của Lor-ca bằng những dòng thơ tự do nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Lor-ca bị giải về bãi bắn và cái chết của chàng đến đột ngột gây nỗi kinh hoàng cho toàn thể những người dân Tây Ban Nha. Tiếng đàn ghi-ta ở đây được hiện lên với thật nhiều cung bậc cảm xúc với những biến hóa đa dạng: khi là tiếng đàn của niềm vui và khát vọng, khi là tiếng đàn của thương nhớ, kỉ niệm, lúc lại là tiếng đàn đau thương của cái chết. Ám ảnh trong lòng của người đọc là âm thanh của tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. Lối thơ vắt dòng với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho tiếng ghi-ta vốn dĩ không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận được lại có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thành từng giọt, từng giọt, chảy xuống như máu của chính người nghệ sĩ đang thấm vào đất, Cái chêt của Lor-ca cũng vì thế mà hiện lên thật rõ nét và sinh động.

Lor-ca là người nghệ sĩ chân chính, khao khát được sống và cống hiến suốt cả cuộc đời mình. Cuối cùng thì di nguyện của Lor-ca ở lời đề từ đã không được thực hiện. Chàng không được chôn cất cùng với cây đàn của mình. Cụm từ "cỏ mọc hoang" ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Ta có thể hiểu theo nghĩa, khi Lor-ca mất đi, không có người dìu dắt cho nghệ thuật của Tây Ban Nha khiến cho nền nghệ thuật phát triển chỉ giống như cỏ dại. Nhưng cũng có thể hiểu đó là lời khẳng định sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca với Tây Ban Nha, với thế giới. Cuộc hành trình ở thế giới bên kia của Lor-ca hiện lên khi chàng bơi sang sông trên chiếc ghi-ta màu bạc. Cái chết đến đột ngột nhưng người nghệ sĩ vẫn không thôi vương vấn với đời, với người, với nghệ thuật. Chàng ôm chiếc đàn bơi sang dòng sông cũng đồng nghĩa với việc chàng muốn mang cả nghệ thuật của mình đến thế giới bên kia để được tiếp tục sống cùng với nó. Chàng ném lá bùa và trái tim mình ở lại như một hành động gửi lại tình yêu, sự sống, bình an cho người con gái An-na Ma-ri-a, mối tình chung thủy của Lor-ca

Có thể nói, Lor-ca không chỉ là một thiên tài thơ ca, nghệ thuật của đất nước Tây Ban Cầm mà chàng còn là một người nghệ sĩ chân chính với khát khao được sống, được đấu tranh với những gì già cỗi, thay đổi chúng để hướng tới những gì tiến bộ, phát triển. Đồng thời, ông cũng là người nghệ sĩ có số phận bi thảm. Hình ảnh của người nghệ sĩ ấy sẽ còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ sau này.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đàn ghi-ta của Lor-ca 

1. Nội dung

  •  Đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, của Thanh Thảo
  •  Khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng. Nền nghệ thuật già cỗi, lỗi thời với những điều luật hà khắc dưới chế độ phát xít độc tài đã giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

2. Nghệ thuật

- 2 yếu tố thơ và nhạc kết hợp tạo nên một hình thức độc đáo cho các hình tượng nghệ thuật và việc thể hiện tư tưởng, quan niệm của tác giả

- Hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau 1975.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đàn ghi - ta của Lor – ca

Bài tập 1: 

1. “tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn” 

 => chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca lãng tử, phiêu du với vầng trăng một mình "đơn độc" trên con đường dài. 

2. “áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”

 => Lor-ca ra đi khi chàng còn quá trẻ, khi tài năng đang ở độ chín muồi còn khát vọng thì đang dang dở.

3. “Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước; ném trái tim mình vào lặng yên”

 => hành trình ở thế giới bên kia của Lor-ca. Cái chết đến đột ngột nhưng người nghệ sĩ vẫn không thôi vương vấn với đời, với người, với nghệ thuật. 

Bài tập 2: Di chúc của Lor – ca không trở thành hiện thực: phát xít đã xử bắn chàng, bí mật ném xác chàng. Vì vậy tiếng đàn là hiện thân của nghệ thuật vẫn còn có sức sống bền bỉ như loài “cỏ mọc hoang”. Nhưng ta cũng có thể hiểu nhân loại thiếu vắng Lor – ca, nghệ thuật đã thiếu kẻ chỉ đường nên giống như loài cỏ mọc. Bài tập 3: Hình tượng tiếng đàn 

1. Tiếng đàn gắn liền với cây đàn ghi-ta và chiếc áo choàng đỏ gắt 

 => văn hóa, nghệ thuật cũng là những nét đặc trưng của Tây Ban Nha.

2. Tiếng đàn => tài năng và số phận của Lor-ca. Hình ảnh ấy vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ. Bọt nước là những thứ tròn trịa, trong trắng là những thứ mong manh, dễ vỡ. 

=> Cũng giống như tài năng của Lor-ca, một tài năng xuất chúng với thơ ca, phải chịu một số phận bi thảm.

3. Tiếng đàn => gợi lên với rất nhiều cung bậc, cảm xúc, biến hóa khôn lường

4. Tiếng đàn => âm thanh của bản nhạc tiễn đưa, là dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả khi nhắc tới Lor-ca.

Luyện tập

Bài tập: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh Ph.G. Lor-ca 

Bài tham khảo

"Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần"

Những câu thơ chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời của những con người tài hoa nhưng bạc mệnh ấy của Nguyễn Du dường như hoàn toàn đúng với cuộc đời và số phận của người nghệ sĩ Lor-ca. Người nghệ sĩ tài của Tây Ban Nha ấy đã được Thanh Thảo khắc họa sinh động trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca.

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh ra tại Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông là một trong những gương mặt nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Người đọc biết đến ông qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như Những người đi tới biến (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những con sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988),...Thơ ông là tiếng lòng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông khước từ lối diễn đạt dễ dãi để đi sâu vào cái tôi nội cảm để tìm kiếm lối diễn đạt mới mẻ.

Đàn ghi-ta của Lor-ca được rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca.Trong tác phẩm ấy, hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca hiện lên với tài năng xuất chúng nhưng chàng lại có một số phận bi thảm.

Lor-ca hiện được hậu thế biết tới là một người nghệ sĩ tài năng. Tác giả chỉ sử dụng một hình ảnh để nói về tài năng của Lor-ca. Đó là hình ảnh tiếng đàn bọt nước. Hình ảnh ấy vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ. Bọt nước là những thứ tròn trịa, trong trắng, tinh khối cũng là những thứ mong manh, dễ vỡ. Cũng giống như tài năng của Lor-ca, một tài năng xuất chúng với thơ ca, với nghệ thuật đủ sức lay động đến trái tim của hàng triệu người dân Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Những năm tháng kinh hoàng ấy, tiếng thơ của Lor-ca đã đánh động vào tâm tưởng và suy nghĩ của những con người yêu nước. Sức lan tỏa của nó lớn đến nỗi, chính quyền phát xít lo sợ tầm ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn có thể lật đổ cả chính quyền của mình, bọn chúng đã quyết định thủ tiêu chàng một cách bí mật bằng án tử hình.

Lor-ca còn là một người chiến sĩ dũng cảm. Những hình ảnh liên tiếp được sử dụng mang màu sắc tượng trưng, siêu thực miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn làm hiện lên chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca lãng tử, phiêu du với vầng trăng và yên ngựa.

Là một người nghệ sĩ tài năng, một người chiến sĩ dũng cảm nhưng cuối cùng Lor-ca đã phải đón nhận cái chết một cách kinh hoàng, oan ức. Thanh Thảo đã phục sinh cái chết của Lor-ca bằng những dòng thơ tự do nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Lor-ca bị giải về bãi bắn và cái chết của chàng đến đột ngột gây nỗi kinh hoàng cho toàn thể những người dân Tây Ban Nha. Tiếng đàn ghi-ta ở đây được hiện lên với thật nhiều cung bậc cảm xúc với những biến hóa đa dạng: khi là tiếng đàn của niềm vui và khát vọng, khi là tiếng đàn của thương nhớ, kỉ niệm, lúc lại là tiếng đàn đau thương của cái chết. Ám ảnh trong lòng của người đọc là âm thanh của tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. 

Lor-ca là người nghệ sĩ chân chính, khao khát được sống và cống hiến suốt cả cuộc đời mình. Cuối cùng thì di nguyện của Lor-ca ở lời đề từ đã không được thực hiện. Chàng không được chôn cất cùng với cây đàn của mình. Cụm từ "cỏ mọc hoang" ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Ta có thể hiểu theo nghĩa, khi Lor-ca mất đi, không có người dìu dắt cho nghệ thuật của Tây Ban Nha khiến cho nền nghệ thuật phát triển chỉ giống như cỏ dại. Nhưng cũng có thể hiểu đó là lời khẳng định sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca với Tây Ban Nha, với thế giới. Cuộc hành trình ở thế giới bên kia của Lor-ca hiện lên khi chàng bơi sang sông trên chiếc ghi-ta màu bạc. Cái chết đến đột ngột nhưng người nghệ sĩ vẫn không thôi vương vấn với đời, với người, với nghệ thuật. Chàng ôm chiếc đàn bơi sang dòng sông cũng đồng nghĩa với việc chàng muốn mang cả nghệ thuật của mình đến thế giới bên kia để được tiếp tục sống cùng với nó. Chàng ném lá bùa và trái tim mình ở lại như một hành động gửi lại tình yêu, sự sống, bình an cho người con gái An-na Ma-ri-a, mối tình chung thủy của Lor-ca

Có thể nói, Lor-ca không chỉ là một thiên tài thơ ca, nghệ thuật của đất nước Tây Ban Cầm mà chàng còn là một người nghệ sĩ chân chính với khát khao được sống, được đấu tranh với những gì già cỗi, thay đổi chúng để hướng tới những gì tiến bộ, phát triển. Đồng thời, ông cũng là người nghệ sĩ có số phận bi thảm. Hình ảnh của người nghệ sĩ ấy sẽ còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ sau này.

Giá trị nội dung và nghệ thuật  

- Nội dung: Đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, của Thanh Thảo. Khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng. Nền nghệ thuật già cỗi, lỗi thời với những điều luật hà khắc dưới chế độ phát xít độc tài đã giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

- Nghệ thuật: 2 yếu tố thơ và nhạc kết hợp tạo nên một hình thức độc đáo cho các hình tượng nghệ thuật và việc thể hiện tư tưởng, quan niệm của tác giả. Hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau 1975.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài Đàn ghi - ta của Lor - ca, Đàn ghi - ta của Lor - ca ngữ văn 12 tập 1, soạn bài Đàn ghi - ta của Lor - ca ngắn nhất.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 12 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com