Soạn văn 12 cực chất bài: Người lái đò sông Đà

Soạn bài: “ Người lái đò sông đà” - ngữ văn 12 tập 1 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “ Người lái đò sông đà” cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kỹ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà. 

Bài tập 2: Trang  192 sgk ngữ văn 12 tập 1

Trong thiên tùy bút tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo. 

Bài tập 3: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

 Cách viết của nhà văn đã thay đổi như thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như dòng chảy trữ tình?

Bài tập 4: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

 Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó hãy cắt nghĩa vì sao trong con mắt của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây bắc mới thật là vàng mười của đất nước ta?

Bài tập 5: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

 Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. 

Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Luyện tập

Bài tập 1: trang 193 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đò sông Đà

Bài tập 2: trang 193 sgk Ngữ văn 12 tập một

Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) cảm thấy yêu thích, say mê nhát trong thiên tùy bút.

II. Soạn bài siêu ngắn:  Người lái đò sông đà

Bài tập 1: Tác phẩm Người lái đò sông Đà thể hiện sự quan sát công phu của Nguyễn Tuân trên các phương diện sau: 

  • Miêu tả ông Đà với tất cả các chi tiết sinh động và thực tế 
  • Miêu tả từ nhiều góc độ, từ trên máy bay thấy sông Đà  như một sợi dây thừng.
  • Hướng chảy của con sông thì độc đáo, Nhiều thác dữ, hiểm độc  Hình ảnh bờ sông, dựng vách thành…có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách giống như con hang động huyền bí.
  • Khung cảnh mênh mông dài hàng cấy số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt mấy năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt. Đây là đoạn nguy hiểm cần người lại đò phải hết sức thận trọng.
  • Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu. Những âm thanh hết gần rồi lại xa.

Bài tập 2: Tác giả thật tài tình so sánh với hình ảnh đàn trâu để nổi bật lên sự hùng vĩ của dòng sông, tiếng nước chảy như những tiếng gầm vang cả núi rừng. Sức mạnh hoang dại, vẻ đẹp kì vĩ và sự hung dữ của con sông qua góc nhìn và sự miêu tả tinh tế của Nguyễn Tuân. Ngôn ngữ miêu tả đầy tính tạo hình, biện pháp so sánh, nhân hóa độc đáo.

Bài tập 3:  Sông Đà không chỉ được Nguyễn Tuân đặc tả mang dáng vẻ hung dữ mà những nét, dáng dấp mềm mại, yên ả cũng được ông miêu tả rất thành công. Con sông dài như chính dòng nước.Nghệ thuật liên tưởng độc đáo: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ. Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với những sắc màu: Xuân: xanh màu xanh ngọc bích.  Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.  Sông Đà gắn bó thân thiết với con người như cố nhân. Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử – hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa – Dòng sông lặng lờ trôi. Như vậy, sông Đà rất mực trữ tình hiền hoà. Sự tài hoa của ông đã mang đến những áng văn với bức tranh trữ tình đủ để lòng người say đắm, ngất ngây. 

Bài tập 4:  Phân tích hình tượng người lái đò 

Bài tham khảo

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, ông luôn đi tìm những cái khác người, những cái độc đáo. Chúng ta bắt gặp hình tượng con người lao động mới không chỉ thông minh, sáng tạo cần cù mà còn tài hoa nghệ sĩ.  

Cuộc chiến thật không cân sức giữa một con người nhỏ bé không hề có phép màu gì kì diệu, không có vũ khí lợi hại trong tay chỉ với chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc với một tên hung bạo của núi rừng (dòng sông hiểm trở khó lường), thạch trận đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và thật nham hiểm, dữ dội…

 Người lái đò với tài năng và trí thông minh của mình vượt thác như cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp khác của trùng vi thạch trận, nắm chặt cái bờm sóng mà vượt qua, mà chinh phục sự hung hãn của dòng sông.

Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.

Người lái đò là người chiến thắng trong trận chiến cam go ấy bằng sự ngoan cường, sung cảm. tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm lên thác xuống ghềnh của ông bao nhiêu năm nay, từng khúc từng đoạn sông ông nắm trong lòng bàn tay, ông biết chỗ nào là cửa sinh, chỗ nào là cửa tử và khéo léo xử lý như một nghệ nhân.

Nguyễn Tuân một nhà văn có tài ông khắc họa độc đáo những hình ảnh, từng cử chỉ nhân vật, thể hiện nét tài hoa nghệ sĩ của mình, thêm nữa ông tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật của mình bộc lộ được phẩm chất. Nguyễn Tuân sử dụng ngông từ đầy cá tính, giàu chất tạo hình.  Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

 Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

Bài tập 5:  Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là:

Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì,..với đàn trâu da cháy bùng bùng.

Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền.

 Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tính, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc ... nương xuân.

 Bờ sông hoang dại ... cổ tích tuổi xưa.

Phân tích

Với những câu văn trên đủ để tả có thể thấy được vẻ đẹp của con sông Đà – vẻ đẹp hung bạo nhưng cũn rất đỗi trữ tình. Nguyễn Tuân đã dùng những nhịp điệu nặng, ngôn từ mạnh để làm nên vẻ đẹp ấy. Nhưng nếu chỉ đơn giản là là những nhịp điệu nặng thì, nó quá đơn điệu, một nhà văn uyên bác như Nguyễn Tuân càng không thể để nó đơn thuần, đơn điệu. Chính vì thế nhà văn khi chuyển sang khẳng định con sông còn mang vẻ đẹp trừ tình đã dùng những nhịp điệu nhẹ nhàng, nhịp điệu duỗi- êm ả, ngân nga, nối dài liên tưởng, kiểu như: “Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tòc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ. Nguyễn Tuân đã “trồng” những câu văn dài, ngắn khác nhau. Bút pháp này cũng tạo nên cái nhịp “khúc khuỷu” của văn xuôi Nguyễn Tuân. Vậy là có cả cái nhịp điệu thứ ba trong văn xuôi Nguyễn Tuân - “nhịp khúc khuỷu”? Những câu văn ngắn (5, 6, 7, 9, 11 chữ): “Con Sông Đà gợi cảm”, “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà”, “Mà tịnh không một bóng người”, “Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ",“Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử’, “Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”,... Những câu văn ngắn chen giữa những câu văn dài (trên 40 chữ, dài nhất 47 chữ) tạo ra cái nhịp như ngựa phi (có thể gọi là “mã nhịp” chăng?), lúc nước kiệu, lúc nước đại. Khúc khuỷu và dồn dập. Văn Nguyễn Tuân vì thế năng động, khẩn trương nhưng không ồn ào, vội vã. Một lối văn khi đọc lên hối thúc tư duy.  Ông biết khai thác tối ưu hiệu ứng âm thanh của tiếng Việt đơn âm tiết, nhưng lại đa thanh điệu, tạo cho câu văn giàu tính nhạc vang hưởng chất thơ

Nhà văn như nghệ sĩ xiếc ngôn từ. Ông nhại được giọng nhiều vùng miền khác nhau, huy động thích hợp thuật ngữ nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác phục vụ cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương và chuyển tải tư tưởng, tình cảm đến với bạn đọc, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ văn chương xứng đáng là bậc thầy ngôn ngữ của văn đàn hiện đại Việt Nam. 

  

Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

1. Giá trị nội dung

  •  Vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà. Đó là vẻ đẹp của một con sông Đà hùng vĩ, hoang dại với vẻ "hung bạo" với những thành vách, hút nước, trùng vây thạch trận. Đó còn là vẻ đẹp của một con sông đã trữ tình, thơ mộng. Sự hài hòa trong cảnh vật thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp của chính núi rừng và vùng đất Tây Bắc - nơi địa đầu của Tổ quốc
  •  Đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và thơ mông là hình tượng người lái đò sông Đà. 
  •  Tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc

2. Giá trị nghệ thuật

  •  Ngôn ngữ sống động, tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, vốn văn hóa về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ hội họa, điển ảnh đến quân sự
  •  Nghệ thuật viết tùy bút bậc thầy khiến con sông đã hung bạo, độc hiểm cũng phải hiện hình rõ nét trên trang giấy của Nguyễn Tuân

Luyện tập

Bài tập 1: Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đò sông Đà

Bài tập 2: Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) cảm thấy yêu thích, say mê nhát trong thiên tùy bút.

  •  Đoạn văn tôi thích:

[...] Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuồn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyen qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì đó mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ [...]

  •  Đoạn văn phân tích và cảm nhận:

Từ trên cao nhìn xuống sông Đà như một sinh thể xuất hiện trong bức tranh gấm vóc của non sông “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một ánh tóc trữ tình, dầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân”. Sông Đà qua đoạn chợ Bờ đã không còn những thác đá, những hút nước, những trùng vây thạch trận mà là một con sông Đà trữ tình, mềm mại như dáng hình của người thiếu nữ. Với ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, sông Đà được ví như một áng tóc lại được đặt trong một câu văn rất giàu chất thơ khiến cho ta liên tưởng tới dáng hình của người con gái trẻ trung, duyên dáng với sức sống rạo rực, xuân thì trong mây trời, sương khói của Tây Bắc – một hình ảnh tinh tứ, quyến rũ như dáng chảy trôi mềm mại của con sông. Nhìn ngắm dòng sông Đà ở nhiều thời điểm, thời gian, không gian khác nhau, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của con sông để rồi ông nhận ra dòng nước biến đổi theo mùa giống như người thiếu nữ thay áo. Đó là “mùa xuân nước sông Đà xanh màu xanh ngọc Bích chứ không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm, sông Lô”. Đó là sắc trong trẻo, tươi sáng, lấp lánh đáng quý của Đà giang và dường như ngay trong cách miêu tả về đặc sắc của màu nước ấy còn mang cá tính của cả một con sông, một sinh thể. Mùa thu nước sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”. Đó là một so sánh đầy lí thú. Sông Đà trong thời tiết mùa thu lại được hình dung như tâm trạng của con người bất mãn, bực bội; màu sắc lại được ví như da mặt của người bầm đi vì rượu bữa. Ấn tượng đọng lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh của một dòng sông màu mỡ, màu đỏ của phù sa phì nhiêu, là sự giàu có của sức sống mà con sông đang trở nặng để vun đắp cho hai bờ, cho quê hương, cho đất nước này. Tác giả cũng khẳng định chưa bao giờ sông Đà có màu đen như thực dân Pháp đã đưa vào bản đồ của mình để thể hiện tình yêu say đắm với con sông xứ sở và cả sự tôn vinh quê hương, đất nước.

III. Soạn bài ngắn nhất: Người lái đò sông đà

Bài tập 1: Phương diện sau: 

- Miêu tả với tất cả các chi tiết sinh động và thực tế 

- Miêu tả từ nhiều góc độ, từ trên máy bay thấy sông Đà  như một sợi dây thừng.

- Hướng chảy, Nhiều thác dữ, hiểm độc.

- Khung cảnh mênh mông dài hàng cấy số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt mấy năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt. 

- Những âm thanh hết gần rồi lại xa.

Bài tập 2: So sánh với hình ảnh đàn trâu để nổi bật lên sự hùng vĩ của dòng sông, tiếng nước chảy như những tiếng gầm vang cả núi rừng. Ngôn ngữ miêu tả đầy tính tạo hình, biện pháp so sánh, nhân hóa độc đáo.

Bài tập 3:  Sông Đà không chỉ được Nguyễn Tuân đặc tả mang dáng vẻ hung dữ mà những nét, dáng dấp mềm mại, yên ả cũng được ông miêu tả rất thành công. Con sông dài như chính dòng nước. Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với những sắc màu: Xuân: xanh màu xanh ngọc bích.  Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.  Sông Đà gắn bó thân thiết với con người như cố nhân. Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử – hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa – Dòng sông lặng lờ trôi. Như vậy, sông Đà rất mực trữ tình hiền hoà. Sự tài hoa của ông đã mang đến những áng văn với bức tranh trữ tình đủ để lòng người say đắm, ngất ngây. 

Bài tập 4:  Phân tích hình tượng người lái đò 

Bài tham khảo

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, ông luôn đi tìm những cái khác người, những cái độc đáo. Chúng ta bắt gặp hình tượng con người lao động mới không chỉ thông minh, sáng tạo cần cù mà còn tài hoa nghệ sĩ.  

Cuộc chiến thật không cân sức giữa một con người nhỏ bé không hề có phép màu gì kì diệu, không có vũ khí lợi hại trong tay chỉ với chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc với một tên hung bạo của núi rừng (dòng sông hiểm trở khó lường), thạch trận đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và thật nham hiểm, dữ dội…

 Người lái đò với tài năng và trí thông minh của mình vượt thác như cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp khác của trùng vi thạch trận, nắm chặt cái bờm sóng mà vượt qua, mà chinh phục sự hung hãn của dòng sông.

Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.

Người lái đò là người chiến thắng trong trận chiến cam go ấy bằng sự ngoan cường, sung cảm. tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm lên thác xuống ghềnh của ông bao nhiêu năm nay, từng khúc từng đoạn sông ông nắm trong lòng bàn tay, ông biết chỗ nào là cửa sinh, chỗ nào là cửa tử và khéo léo xử lý như một nghệ nhân.

 Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

Bài tập 5:  Một số câu văn 

- Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì,..với đàn trâu da cháy bùng bùng.

- Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền.

- Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tính, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc ... nương xuân.

- Bờ sông hoang dại ... cổ tích tuổi xưa.

Phân tích

Với những câu văn trên đủ để tả có thể thấy được vẻ đẹp của con sông Đà – vẻ đẹp hung bạo nhưng cũn rất đỗi trữ tình. Nguyễn Tuân đã dùng những nhịp điệu nặng, ngôn từ mạnh để làm nên vẻ đẹp ấy. Nhưng nếu chỉ đơn giản là là những nhịp điệu nặng thì, nó quá đơn điệu, một nhà văn uyên bác như Nguyễn Tuân càng không thể để nó đơn thuần, đơn điệu. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ. Nguyễn Tuân đã “trồng” những câu văn dài, ngắn khác nhau. Bút pháp này cũng tạo nên cái nhịp “khúc khuỷu” của văn xuôi Nguyễn Tuân. Văn Nguyễn Tuân vì thế năng động, khẩn trương nhưng không ồn ào, vội vã. Một lối văn khi đọc lên hối thúc tư duy.  Ông biết khai thác tối ưu hiệu ứng âm thanh của tiếng Việt đơn âm tiết, nhưng lại đa thanh điệu, tạo cho câu văn giàu tính nhạc vang hưởng chất thơ

Nhà văn như nghệ sĩ xiếc ngôn từ. Ông nhại được giọng nhiều vùng miền khác nhau, huy động thích hợp thuật ngữ nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác phục vụ cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương và chuyển tải tư tưởng, tình cảm đến với bạn đọc, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ văn chương xứng đáng là bậc thầy ngôn ngữ của văn đàn hiện đại Việt Nam. 

  Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật 

1. Nội dung

- Vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà. Sự hài hòa trong cảnh vật thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp của chính núi rừng và vùng đất Tây Bắc - nơi địa đầu của Tổ quốc

- Hình tượng người lái đò sông Đà. 

- Tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc

2.Nghệ thuật

- Ngôn ngữ sống động, tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, vốn văn hóa về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ hội họa, điển ảnh đến quân sự

- Nghệ thuật viết tùy bút bậc thầy khiến con sông đã hung bạo, độc hiểm cũng phải hiện hình rõ nét trên trang giấy của Nguyễn Tuân

Luyện tập

Bài tập 1: Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đò sông Đà

Bài tập 2: Đoạn văn tôi thích:

[...] Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuồn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyen qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì đó mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ [...]

Phân tích và cảm nhận:

Từ trên cao nhìn xuống sông Đà như một sinh thể xuất hiện trong bức tranh gấm vóc của non sông “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một ánh tóc trữ tình, dầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân”. Sông Đà qua đoạn chợ Bờ đã không còn những thác đá, những hút nước, những trùng vây thạch trận mà là một con sông Đà trữ tình, mềm mại như dáng hình của người thiếu nữ. Với ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, sông Đà được ví như một áng tóc lại được đặt trong một câu văn rất giàu chất thơ khiến cho ta liên tưởng tới dáng hình của người con gái trẻ trung, duyên dáng với sức sống rạo rực, xuân thì trong mây trời, sương khói của Tây Bắc – một hình ảnh tinh tứ, quyến rũ như dáng chảy trôi mềm mại của con sông. Nhìn ngắm dòng sông Đà ở nhiều thời điểm, thời gian, không gian khác nhau, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của con sông để rồi ông nhận ra dòng nước biến đổi theo mùa giống như người thiếu nữ thay áo. Đó là “mùa xuân nước sông Đà xanh màu xanh ngọc Bích chứ không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm, sông Lô”. Đó là sắc trong trẻo, tươi sáng, lấp lánh đáng quý của Đà giang và dường như ngay trong cách miêu tả về đặc sắc của màu nước ấy còn mang cá tính của cả một con sông, một sinh thể. Mùa thu nước sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”. Đó là một so sánh đầy lí thú. Sông Đà trong thời tiết mùa thu lại được hình dung như tâm trạng của con người bất mãn, bực bội; màu sắc lại được ví như da mặt của người bầm đi vì rượu bữa. Ấn tượng đọng lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh của một dòng sông màu mỡ, màu đỏ của phù sa phì nhiêu, là sự giàu có của sức sống mà con sông đang trở nặng để vun đắp cho hai bờ, cho quê hương, cho đất nước này. Tác giả cũng khẳng định chưa bao giờ sông Đà có màu đen như thực dân Pháp đã đưa vào bản đồ của mình để thể hiện tình yêu say đắm với con sông xứ sở và cả sự tôn vinh quê hương, đất nước.

IV. Soạn bài cực ngắn: Người lái đò sông đà

Bài tập 1: Phương diện: Miêu tả với tất cả các chi tiết sinh động và thực tế . Miêu tả từ nhiều góc độ, từ trên máy bay thấy sông Đà  như một sợi dây thừng. Hướng chảy, Nhiều thác dữ, hiểm độc. Khung cảnh mênh mông. Những âm thanh hết gần rồi lại xa.

Bài tập 2: So sánh với hình ảnh đàn trâu để nổi bật lên sự hùng vĩ của dòng sông. Ngôn ngữ miêu tả đầy tính tạo hình, biện pháp so sánh, nhân hóa độc đáo.

Bài tập 3:  Sông Đà không chỉ được Nguyễn Tuân đặc tả mang dáng vẻ hung dữ mà những nét, dáng dấp mềm mại. Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với những sắc màu.  Sông Đà gắn bó thân thiết với con người như cố nhân. Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử – hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa – Dòng sông lặng lờ trôi. Sự tài hoa của ông đã mang đến những áng văn với bức tranh trữ tình đủ để lòng người say đắm, ngất ngây. 

Bài tập 4:  Phân tích hình tượng người lái đò 

Bài tham khảo

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, ông luôn đi tìm những cái khác người, những cái độc đáo. Chúng ta bắt gặp hình tượng con người lao động mới không chỉ thông minh, sáng tạo cần cù mà còn tài hoa nghệ sĩ.  

Cuộc chiến thật không cân sức giữa một con người nhỏ bé không hề có phép màu gì kì diệu, không có vũ khí lợi hại trong tay chỉ với chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc với một tên hung bạo của núi rừng (dòng sông hiểm trở khó lường), thạch trận đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và thật nham hiểm, dữ dội…

 Người lái đò với tài năng và trí thông minh của mình vượt thác như cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp khác của trùng vi thạch trận, nắm chặt cái bờm sóng mà vượt qua, mà chinh phục sự hung hãn của dòng sông.

Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.

Người lái đò là người chiến thắng trong trận chiến cam go ấy bằng sự ngoan cường, sung cảm. tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm lên thác xuống ghềnh của ông bao nhiêu năm nay, từng khúc từng đoạn sông ông nắm trong lòng bàn tay, ông biết chỗ nào là cửa sinh, chỗ nào là cửa tử và khéo léo xử lý như một nghệ nhân.

 Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

Bài tập 5:  Một số câu văn 

1. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì,..với đàn trâu da cháy bùng bùng.

2. Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền.

3. Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tính, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc ... nương xuân.

4. Bờ sông hoang dại ... cổ tích tuổi xưa.

Phân tích

Với những câu văn trên đủ để tả có thể thấy được vẻ đẹp của con sông Đà – vẻ đẹp hung bạo nhưng cũn rất đỗi trữ tình. Nguyễn Tuân đã dùng những nhịp điệu nặng, ngôn từ mạnh để làm nên vẻ đẹp ấy. Nhưng nếu chỉ đơn giản là là những nhịp điệu nặng thì, nó quá đơn điệu, một nhà văn uyên bác như Nguyễn Tuân càng không thể để nó đơn thuần, đơn điệu. Văn Nguyễn Tuân vì thế năng động, khẩn trương nhưng không ồn ào, vội vã. Một lối văn khi đọc lên hối thúc tư duy.  Ông biết khai thác tối ưu hiệu ứng âm thanh của tiếng Việt đơn âm tiết, nhưng lại đa thanh điệu, tạo cho câu văn giàu tính nhạc vang hưởng chất thơ

Ông nhại được giọng nhiều vùng miền khác nhau, huy động thích hợp thuật ngữ nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác phục vụ cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương và chuyển tải tư tưởng, tình cảm đến với bạn đọc, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ văn chương xứng đáng là bậc thầy ngôn ngữ của văn đàn hiện đại Việt Nam. 

  Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Nội dung: Vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà. Sự hài hòa trong cảnh vật thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp của chính núi rừng và vùng đất Tây Bắc - nơi địa đầu của Tổ quốc. Hình tượng người lái đò sông Đà. Tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ sống động, tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, vốn văn hóa về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ hội họa, điển ảnh đến quân sự. Nghệ thuật viết tùy bút bậc thầy khiến con sông đã hung bạo, độc hiểm cũng phải hiện hình rõ nét trên trang giấy của Nguyễn Tuân

Luyện tập

Bài tập 1: Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đò sông Đà

Bài tập 2: Đoạn văn tôi thích:

[...] Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuồn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyen qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì đó mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ [...]

Phân tích và cảm nhận:

 Sông Đà qua đoạn chợ Bờ đã không còn những thác đá, những hút nước, những trùng vây thạch trận mà là một con sông Đà trữ tình, mềm mại như dáng hình của người thiếu nữ. Với ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, sông Đà được ví như một áng tóc lại được đặt trong một câu văn rất giàu chất thơ khiến cho ta liên tưởng tới dáng hình của người con gái trẻ trung, duyên dáng với sức sống rạo rực, xuân thì trong mây trời, sương khói của Tây Bắc – một hình ảnh tinh tứ, quyến rũ như dáng chảy trôi mềm mại của con sông. Nhìn ngắm dòng sông Đà ở nhiều thời điểm, thời gian, không gian khác nhau, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của con sông để rồi ông nhận ra dòng nước biến đổi theo mùa giống như người thiếu nữ thay áo. Đó là “mùa xuân nước sông Đà xanh màu xanh ngọc Bích chứ không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm, sông Lô”. Đó là sắc trong trẻo, tươi sáng, lấp lánh đáng quý của Đà giang và dường như ngay trong cách miêu tả về đặc sắc của màu nước ấy còn mang cá tính của cả một con sông, một sinh thể. Mùa thu nước sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”. Đó là một so sánh đầy lí thú. Sông Đà trong thời tiết mùa thu lại được hình dung như tâm trạng của con người bất mãn, bực bội; màu sắc lại được ví như da mặt của người bầm đi vì rượu bữa. Ấn tượng đọng lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh của một dòng sông màu mỡ, màu đỏ của phù sa phì nhiêu, là sự giàu có của sức sống mà con sông đang trở nặng để vun đắp cho hai bờ, cho quê hương, cho đất nước này. Tác giả cũng khẳng định chưa bao giờ sông Đà có màu đen như thực dân Pháp đã đưa vào bản đồ của mình để thể hiện tình yêu say đắm với con sông xứ sở và cả sự tôn vinh quê hương, đất nước.

 

Tìm kiếm google: soạn bài ngắn nhất người lái đò sông Đà, người lái đò sông đà ngữ văn 12 tập 1, hướng dẫn soạn bài người lái đó sông đò.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 12 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net