Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là 2 câu thơ đặc sắc. Ý kiến của em?

Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là 2 câu thơ đặc sắc. Ý kiến của em?

Câu trả lời:

Đây quả thực là hai câu thơ rất đặc sắc trong bài thơ Quê Hương:

Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên thật lớn lao: "iương to, rướn thân, góp gió".  Bằng biện pháp so sánh ẩn dụ: cái vô hình được gọi tên, cụ thể hóa bằng hình ảnh “cánh buồm” rõ ràng đường nét, hình khối, màu sắc. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.

Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net