Câu hỏi xoay quanh bài: Tức nước vỡ bờ

Tìm hiểu tác phẩm: Tức nước vỡ bờ sgk ngữ văn 8 tập 1. Baivan sẽ tổng hợp tất cả các câu hỏi xoay quanh đến tác phẩm Tức nước vỡ bờ và hướng dẫn trả lời cụ thể, chi tiết từng câu hỏi. Hi vọng, học sinh sẽ nắm bài nhanh hơn và hiểu tổng quát hơn về tác phẩm.

1. Nội dung bài học

Đoạn Tức nước vỡ bờ  trích từ chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn – tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Trong đoạn trích, tác giả phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thể hiện sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. 

Gia đình chị Dậu nghèo khó, không đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thế mà bị đánh đập tàn nhẫn. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn. Cháo vừa kề miệng, cai lệ và lính đã xông vào bắt chị Dậu nộp sưu. Chị xin khất, chúng đánh chị và toan lôi anh Dậu đi. Chị cầu xin không được, quá phẫn uất, chị đã vùng lên chống trả lại bọn chúng, quật ngã bọn tay sai của lí trưởng.

2. Những câu hỏi xoay quanh, liên quan tới bài học

Trả lời: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã thể hiện được khá sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Hình tượng chị Dậu với những...
Trả lời: Nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa hình tượng nhân vật chị Dậu với tất cả lòng kính trọng, thương cảm và xót xa. Người phụ nữ nông dân hiện lên với hoàn cảnh nghèo khổ nhưng hết mực thương yêu chồng con. Chị sống trong xã hội đầy bất công ấy, một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều vừa...
Trả lời: Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã khác họa được những tính cách gần như những thuộc tính chung cho một giai cấp, một tầng lớp. Tên cai lệ và Chị Dậu là hai hình ảnh trái ngược nhau và làm bật đặc tính của nhauChị Dậu là nhân vật chính diện đẹp người, đẹp nết., tiêu biểu cho những người nông dân lao động...
Trả lời: Cuối văn bản, chị Dậu đã trả lời một câu dứt khoát: "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".Đó là lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa, mà thay vào đó giới hạn của sự chịu đựng đã...
Trả lời: Cuối đoạn trích tức nước vỡ bờ, nhà văn đã khắc họa cảnh tượng chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ một cách khéo léo:Chị Dậu là con người vô cùng nhẫn nhục. Khi bọn cai lệ xông đến bắt anh Dậu, thúc ép nộp sưu, chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng,Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin tên cai lệ để...
Trả lời: Thái độ và hành động của chị Dậu với bọn tay sai có sự chuyển biến đặc sắc:Ban đầu:Ngôn ngữ:“ông”, xưng “cháu”. chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng, tha thiết “cháu van ông,...”Hành động: Run run, chạy đến đỡ tay cai lệ, vẫn thiết tha...Chị xám mặt tức giận nhưng vẫn cố gắng chịu đựng,...
Trả lời: Những chi tiết nói về việc chăm sóc chồng của chị DậuChị tìm mọi cách đổ cứu chồng ra khỏi cảnh cùm kẹp, chị Dậu một mình xoay sở chống đỡ, chị trở thành trụ cột trong gia đìnhChị phải mang cả đàn chó mới đẻ chưa mở mắt để gom đủ tiền. Và người mẹ đó phải mang đứa con của mình đi bánChị tất tả...
Trả lời: Qua đoạn trích, ta cảm nhận được sự độc ác, một thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng và bản chất hống hách,  kiêu ngạo của tên cai lệ. Hắn "trợn ngược hai mắt" vô lương tâm mà chửi mắng, sỉ vả người khác. Sự thiếu học, vô đạo đức được thể hiện rõ ràng trên con người này. Qua...
Trả lời: Nhân vật tên cai lệ được khắc họa:Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.Gõ đầu roi xuống đất, Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược...
Trả lời: Khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị Dậu rất thảm thương:Anh Dậu ốm nặng ,bị đánh, trói, cùm kẹp.Chị Dậu phải bán con, ổ chó tưởng đủ nộp sưu cho chồng. Anh rũ người như một xác chết, bọn hào lí sai khiêng trả anh về nhà.Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp “chờ xem...
Trả lời: Cai lệ là một viên cai chỉ huy một tốp lính ở nông thôn thời trước Cách Mạng, thường được bọn quan lại cho phép sử dụng bạo lực để dàn áp người dân theo lệnh của chính quyền. Tên cai lệ được phái về làng Đông Xá để giúp lí trưởng làng này đốc thuế. Hắn là một tên tay sai chuyên nghiệp rất thạo...
Trả lời: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Quả thực đúng là như vậy, bởi lẽ:Sự phát triển các tình tiết rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật.Tác giả xây dựng tình huống truyện khéo léo: tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt ở nông thôn...
Trả lời: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng "Tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn". Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến ấy. Bởi lẽ khi mà xã hội tàn bạo, vô lí, tàn nhẫn đến cực độ, người dân ắt phải đấu tranh, tránh sao được “nổi loạn” để đòi lại sự công bằng.Qua đoạn trích, ta thấy...
Trả lời: Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu.Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết.Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến.Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh...
Trả lời: Nhan đề: Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen của thành ngữ này là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ.Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có...
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net