"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Quả thực đúng là như vậy, bởi lẽ:
- Sự phát triển các tình tiết rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật.
- Tác giả xây dựng tình huống truyện khéo léo: tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt ở nông thôn trước cách mạng. Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng.
- Tình huống giúp bộc lộ tính cách nhân vật rõ nét, Nhân vật được khắc hoạ rất chân thực, sinh động, rõ nét, thể hiện sự diễn biến tâm lí của nhân vật chi Dậu rất hợp lí. .
- Nghệ thuật diễn tả câu chuyện, hành động cũng thật tài tình, sinh động.
- Ngôn ngữ đặc sắc: lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng một cách chân thật, tự nhiên, mag tính khẩu ngữ. Sự dồn nén, “ tức nước'' để đến ''vỡ bờ'' được Ngô Tất Tố diễn tả rất tự nhiên, hợp lí
- Không còn van xin, chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng.
⟹ Đoạn "tuyệt khéo" trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.