Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng "Tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn". Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến ấy. Bởi lẽ khi mà xã hội tàn bạo, vô lí, tàn nhẫn đến cực độ, người dân ắt phải đấu tranh, tránh sao được “nổi loạn” để đòi lại sự công bằng.
-
Qua đoạn trích, ta thấy được sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.
-
Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình.
-
Ngô Tất Tố cũng đã nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân. Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó. Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.