[toc:ul]
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
Chị Dậu bưng bát cháo đến bên chồng "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Anh Dậu mới kề bát cháo đến miệng thỡ cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến thúc sưu. Chị Dậu từ tốn van xin khất số tiền sưu còn thiếu. Cai lệ quát mắng chị sa s? nhưng chị vẫn cố chịu nhẫn nhục van xin. Cai lệ không nghe lời van xin của chị Dậu, hắn đánh chị và sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu liều cự lại đánh tên cai lệ và người nhà lí trưởng với cơn giận không nguôi "Thà ngồi tù. dể cho chúng làm tinh làm tội mãi thế, tôi không chịu được."
Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, chị đang trong tình thế nguy ngập. Làm sao bảo vệ chống khi không có đồng tiên đóng sưu, chồng chị lại đang ốm nặng, rũ rượi như một xác chết.
= > Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh "nhà nước", "phép nước". Đó cũng là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: độc ác, hung hãn, không có tính người.
Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:
=>Qua đó, ta thấy chị Dậu là người phụ nữ hiền lành, thương chồng, sống nhẫn nhục và có tinh thần phản kháng mạnh mẽ.
Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.
Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.
Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.
“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo vì sự phát triển rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật.
Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.
Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”.
Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”.
Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.
Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng.
Vì vậy nhà văn phê bình Vũ Ngọc Phan mới nhận xét cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ mà một đoạn tuyệt khéo.
Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.
Cuộc sống quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.
Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.