Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ về việc kén rể của nhà thông thái, rất nhiều chàng trai hi vọng được làm con rể của nhà thông thái nhưng trước bài toán về rải số thóc ra khắp các ô trong một bàn cờ tướng theo cấp số nhân thì không chàng trai nào đủ để lấy được cô gái, Số thóc theo cấp số nhân nhiều đến mức có thể khủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào. Theo bài toán cổ kia thì loài người phát triển theo cấp số nhân, đó là điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con và đã trừ đi tỉ lệ tử vong. Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng snh rất nhiều con. Vì vậy, văn bản đã đưa ra ý kiến : đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.
Nội dung: Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới. Văn bản cũng đã nêu ra thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam; sự phát triển nhanh và mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại và đưa ra giải pháp: không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.
Ý nghĩa: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại. Qua đó, đặt ra vấn đề về chính sách dân số cần phù hợp ở mỗi quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng.