[toc:ul]
Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Tác giả:
- Nguyên Hồng ( 1918 – 1982 ) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định.
- Ông có nhiều sáng tác ở các thể loại : tiểu thuyết, kí, thơ, sử thi nhiều tập.
- Nguyên Hồng có tuổi thơ cơ cực, cay đắng, sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Nguyên Hồng hướng ngòi bút đến những người lao động nghèo đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Tác phẩm :
- Đọan trích là chương 4 của tập hồi kí 9 chương Những ngày thơ ấu, đăng báo 1938, in sách 1940.
- Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ”. =>Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
- Phần 2: Còn lại =>Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ
Câu 1: Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.
Trả lời:
- Nhân vật bà cô gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm, lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.
- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"
- Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch
- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con
- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng
- Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu
= > Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.
Câu 2: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng...
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh thể hiện:
- Trong cuộc đối thoại với người cô:
- Tỉnh táo nhận ra mục đích thâm hiểm của người cô
- Hiểu và thông cảm cho tình cảnh của mẹ
- Những hình ảnh so sánh và hành động từ mạnh thể hiện sự cảm tức những định kiến đã làm khổ mẹ. “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Gía những cổ tức đã đày đọa mẹ tôi là một vật…tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Khi chú bé Hồng được gặp mẹ:
- Khi gặp mẹ, chú chạy đuổi theo chiếc xe với cử chỉ vội vã, bối rối. Được ngồi trên xe cùng mẹ thì òa khóc nức nở.
- Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con được ở trong lòng mẹ được tác giả diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê với những rung động vô cùng tinh tế:
- Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng … của hai gò má.
- Hay tại sự sung sướng … sung túc
- Tôi ngồi trên đệm xe … lạ thường
- Phải bé lại và lăn … vô cùng.
- Chú bồng bềnh trôi trong cảm giác rạo rực, những lời cay độc của bà cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.
Câu 3: Qua đoạn trích “trong lòng mẹ” hãy chứng minh ...
Qua đoạn trích “trong lòng mẹ” hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình?
Trả lời:
Tình huống và nội dung câu chuyện:
- Hồng phải sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh của họ hàng
- Người mẹ âm thầm chôn tuổi thanh xuân, chịu nhiều cay đắng, thành kiến của xã hội cũ
- Sự yêu thương, kính mến mẹ không hề lung chuyển, thay đổi trước lời nói, rắp tâm tàn độc của người cô
- Dòng cảm xúc phong phú của Hồng: tủi nhục, căm hận, quyết liệt, yêu thương mẹ…
Cách thể hiện của tác giả:
- Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm
- Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật
- Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn kể, tả, biểu lộ cảm xúc.
Câu 4: Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là Hồi kí?
Trả lời:
Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến.
Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Lời văn của hồi kí phải chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân. Thông qua hồi kí, tác giả muốn tâm sự, chia sẻ những tâm tư, tình cảm chân thành của chính nhân vật trong tác phẩm.
Câu 5: Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng...
Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
Trả lời:
- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Bởi:
- Phụ nữ và nhi đồng xuất hiện trong nhiều tác phẩm của ông.
- Ông giành cho họ tấm lòng yêu thương trân trọng.
- Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đoạn trích đã thể hiện rõ tâm trạng và tính cách của ba nhân vật. Người cô đại diện cho những hủ túc phong kiến còn tồn tại, miệt thị và mỉa mai người chị dâu lâm vào tình cảnh khổ cực; mẹ chú bé Hồng - hình ảnh của những người phụ nữ vất vả mưu sinh, chịu nhiều điều tiếng tủi nhục. Hồng là cậu bé sớm phải chịu đựng những mất mát gia đình, sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Điều đó chứng tỏ sự am hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là sự nắm bắt tính cách và tâm lý nhân vật.