Mở đầu Thiên đô Chiếu, tác giả nói đưa dẫn chứng từ nhà Thương đến vua Bàn Canh, năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh nên nhà vua rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời.
Phần tiếp theo của Thiên đô chiếu, tác giả nói đến sự thuận lợi của thành Đại La, nơi trung tâm của trời đất, ở thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa thế rộng bằng, đất đai cao mà thoáng, dâ chúng không phải khốn khổ ngập lụt. Xem khắp đất Việt, chỉ có nơi này là thắng địa, chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Từ đó nhà vua đưa ra lựa chọn và muốn quần thần suy nghĩ, đưa ra ý kiến.
Nội dung: Văn bản phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Ý nghĩa: Văn bản đã thể hiện tình yêu, lòng tự hào và trách nhiệm với đất nước.