Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Soạn bài: “Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: Trang 51 sgk ngữ văn 8 tập 2

Mở đầu chiếu dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô. Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?

Bài tập 2: Trang 51 sgk ngữ văn 8 tập 2

Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao? Xem lại chú thích (8) ở trên để hiểu lí do khiến hai triều Đinh, Lê vẫn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô.)

Bài tập 3: Trang 51 sgk ngữ văn 8 tập 2

Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô? (Chú ý vị trí địa lí, hình thế sông núi, sự thuận tiện trong giao lưu, phát triển về mọi mặt.)

Bài tập 4: Trang 51 sgk ngữ văn 8 tập 2

Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình. 

Gợi ý:

- Trình tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc cần thiết phải dời đô.

- Lời ban bố mệnh lệnh mà lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại. Ngôn từ mang tính chất đối thoại, tâm tình ở hai câu cuối bài chiếu có tác dụng như thế nào?

Bài tập 5: Trang 51 sgk ngữ văn 8 tập 2

Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản  ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

Luyện tập

Bài tập: trang 52 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn về những lợi thế của thành Đại La

Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu về Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô

Bài tập 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về Chiếu dời đô

II. Soạn bài siêu ngắn: Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Bài tập 1: Sự viện dẫn trên nhằm mục đích: chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. Bởi bài học dời đô của nhà Thương và nhà Chu đã cho thấy sau này đất nước phát triển phồn thịnh.

Bài tập 2:  Tác giả nhận định rằng việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa vì:  Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ.

Nhưng đến đời Lí thì đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác. 

Bài tập 3: Địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô.

  •  Về mặt địa lí: “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi“, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng“. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
  • Thuận lợi về thông thương, giao lưu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“.
  • Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

Bài tập 4: Trình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô:

o Nêu sử sách bên Trung Quốc làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.

o Soi tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô.

o Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.

  • Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. Và vì thế, lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.

Bài tập 5:  Chiếu dời đô ra đời phản  ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:

  • Vùng Hoa Lư là vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển thì đây là nơi chiến lược phòng thủ.
  • Đến thời nhà Lí,  giám dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh thế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.

Luyện tập

Bài tập: Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục (câu 4 sgk trang 51 Ngữ Văn 8 tập hai)

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn về những lợi thế của thành Đại La

Bài tham khảo

Với tầm nhìn xa rộng, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt hơn nghìn năm trước, ông đã chọn Đại La làm kinh đô để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau. Bằng lí lẽ thuyết phuc, nhà vua đã cho thấy Đại La là mảnh đất hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu kinh tế và điều kiện sống của dân cư. Về vị trí địa lí, đây là mảnh đất ở vị trí trung tâm của đất nước, có thế rồng cuộn hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp và sẽ phát triển thịnh vượng. Địa hình đa dạng có núi có sông, đất đai vừa bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, vừa có địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây. Thé đất đó rộng rãi, khoáng đạt, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia và cũng tránh được cho dân ta khỏi cảnh lũ lụt tàn phá hàng năm. Bởi vậy, nhà vua đã khẳng định: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Tác giả gọi Đại La là thánh địa của đất Việt bởi lẽ ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt, đất lành, có thể đem nhiều lợi ích, đồng thời ông tiên đoán Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Sĩ Liên cũng viết: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai đắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng trắng, ngôi báu vũng bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”. Với những lí lẽ thuyết phục về việc lựa chọn nơi đóng đô mới,  Chiếu dời đô của vua Lí Thái Tổ đã nhân được sự ủng hộ của cả dân tộc, để giờ đây chúng ta có mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến và phát triển phồn vinh.

Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu về Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô

Bài tham khảo

Lý Thái Tổ (974 –1028), tên thật là Lý Công Uẩn, là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.

Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, Kinh đô trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Ông đã góp công xây dựng vương triều Lí trở thành một triều đại thịnh trị, khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời, củng cố khối đại đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kì lớn mạnh, hùng cường của dân tộc. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư, nay thuộc tỉnh Ninh Bình ra thành Đại La.

Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Chiếu dời đô phản ánh khát vọng dân tộc về một đất nước cường thịnh, tự do, độc lập. Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, ngôn ngữ của bậc đế vâng được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn – vị minh quân có công sáng lập ra nhà Lý, và dời đô về Thăng Long, mở ra một trang sử phồn thịnh của dân tộc. Theo ý kiến giáo sư Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long, là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý.

Bài tập 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về Chiếu dời đô

Bài tham khảo

Chiếu dời đô không chỉ cho thấy tài năng, tầm nhìn xa rộng của người trị vì đất nước mà còn phản ánh được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. Mở đầu bài chiếu, nhà vua đã nêu lên mục đích của việc dời đô thông qua những minh chứng rõ ràng, thiết thực từ sử sách bên Trung Quốc rồi đến chuyện nước nhà, thời nhà Đinh, nhà Lê  “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời... ” Qua đó, tác giả cho thấy vận nước muốn được lâu dài, phát triển phồn thịnh cần xem xét các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Nhà vua cũng bày tỏ tâm trạng “đau xót” khi nghĩ về  những thăng trầm của vận nước trải qua. Đồng thời Người khẳng định, việc chuyển dời cũng vì lợi ích của muôn dân, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân, luôn lo nghĩ cho sự phát triển phồn thịnh của dân tộc. Phần thứ hai của bài chiếu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược cùa nhà vua về mảnh đất Đại La – nơi sẽ dời đô đến. Đó là mảnh đất hội tụ đầy đủ những thuận lợi về địa lí, văn hóa, nhân văn…Câu văn súc tích, giàu hình ảnh và biểu cảm đã gợi lên trước mắt người đọc về mảnh đất là nơi “thắng địa”, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Ở nơi ấy muôn dân sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Khát vọng của vua cũng là khát vọng của nhân dân muôn đời. Và ở phần kết, nhà vua đã hỏi ý kiến của các quần thần về việc dời đô. Câu hỏi ấy gợi nhắc ta đến hội nghị DIêm Hồng năm xưa khi quyết định về vận nước, tất cả đều đồng lòng chung sức, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Đọan kết chỉ với 14 chữ ngắn ngủi  nhưng nhà vua đã thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt vào những giờ phút quyết định của lịch sử. Qua đó, ta thêm cảm phục một con người tài trí mà đức độ, kín đáo. Như vậy, Chiếu dời đô  với lời lẽ ngắn gọn, trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương, có thể coi là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thế hệ con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi tự hào về trang lịch sử vàng của dân tộc được hun đúc từ ngàn đời.

III. Soạn bài ngắn nhất: Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Bài tập 1: 

Mục đích => chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau

Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô, kết quả tốt đẹp 

=> Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật (nhà Thương và nhà Chu đã cho thấy sau này đất nước phát triển phồn thịnh.)

Bài tập 2:  Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa vì:  

Hoa Lư địa thế hiểm trở => phòng thủ. ( khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược )

Đời Lí đất nước đặt ra nhu cầu phát triển => phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác. 

Bài tập 3: Địa thế thành Đại La có những thuận lợ:

 Về mặt địa lí

- “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi“, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng“. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.

Thông thương, giao lưu

- “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“.

=>  đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

Bài tập 4: Trình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô:

1. Nêu sử sách bên Trung Quốc làm tiền đề => chỗ dựa cho lý lẽ.

2. Soi tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê => chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước

 => phải dời đô.

3. Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.

- Lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. 

- 2 câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. 

=> lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.

Bài tập 5:  Chiếu dời đô ra đời phản  ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:

  • Hoa Lư: vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển  chiến lược => phòng thủ.
  • Nhà Lí,  giám dời đô ra vùng đồng bằng => chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh thế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.

Luyện tập

Bài tập: Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục (câu 4 sgk trang 51 Ngữ Văn 8 tập hai)

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn về những lợi thế của thành Đại La

Bài tham khảo

Với tầm nhìn xa rộng, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt hơn nghìn năm trước, ông đã chọn Đại La làm kinh đô để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau. Bằng lí lẽ thuyết phuc, nhà vua đã cho thấy Đại La là mảnh đất hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu kinh tế và điều kiện sống của dân cư. Về vị trí địa lí, đây là mảnh đất ở vị trí trung tâm của đất nước, có thế rồng cuộn hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp và sẽ phát triển thịnh vượng. Địa hình đa dạng có núi có sông, đất đai vừa bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, vừa có địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây. Thé đất đó rộng rãi, khoáng đạt, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia và cũng tránh được cho dân ta khỏi cảnh lũ lụt tàn phá hàng năm. Bởi vậy, nhà vua đã khẳng định: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Tác giả gọi Đại La là thánh địa của đất Việt bởi lẽ ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt, đất lành, có thể đem nhiều lợi ích, đồng thời ông tiên đoán Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Sĩ Liên cũng viết: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai đắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng trắng, ngôi báu vũng bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”. Với những lí lẽ thuyết phục về việc lựa chọn nơi đóng đô mới,  Chiếu dời đô của vua Lí Thái Tổ đã nhân được sự ủng hộ của cả dân tộc, để giờ đây chúng ta có mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến và phát triển phồn vinh.

Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu về Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô

Bài tham khảo

Lý Thái Tổ (974 –1028), tên thật là Lý Công Uẩn, là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.

Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, Kinh đô trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Ông đã góp công xây dựng vương triều Lí trở thành một triều đại thịnh trị, khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời, củng cố khối đại đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kì lớn mạnh, hùng cường của dân tộc. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư, nay thuộc tỉnh Ninh Bình ra thành Đại La.

Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Chiếu dời đô phản ánh khát vọng dân tộc về một đất nước cường thịnh, tự do, độc lập. Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, ngôn ngữ của bậc đế vâng được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn – vị minh quân có công sáng lập ra nhà Lý, và dời đô về Thăng Long, mở ra một trang sử phồn thịnh của dân tộc. Theo ý kiến giáo sư Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long, là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý.

Bài tập 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về Chiếu dời đô

Bài tham khảo

Chiếu dời đô không chỉ cho thấy tài năng, tầm nhìn xa rộng của người trị vì đất nước mà còn phản ánh được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. Mở đầu bài chiếu, nhà vua đã nêu lên mục đích của việc dời đô thông qua những minh chứng rõ ràng, thiết thực từ sử sách bên Trung Quốc rồi đến chuyện nước nhà, thời nhà Đinh, nhà Lê  “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời... ” Qua đó, tác giả cho thấy vận nước muốn được lâu dài, phát triển phồn thịnh cần xem xét các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Nhà vua cũng bày tỏ tâm trạng “đau xót” khi nghĩ về  những thăng trầm của vận nước trải qua. Đồng thời Người khẳng định, việc chuyển dời cũng vì lợi ích của muôn dân, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân, luôn lo nghĩ cho sự phát triển phồn thịnh của dân tộc. Phần thứ hai của bài chiếu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược cùa nhà vua về mảnh đất Đại La – nơi sẽ dời đô đến. Đó là mảnh đất hội tụ đầy đủ những thuận lợi về địa lí, văn hóa, nhân văn…Câu văn súc tích, giàu hình ảnh và biểu cảm đã gợi lên trước mắt người đọc về mảnh đất là nơi “thắng địa”, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Ở nơi ấy muôn dân sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Khát vọng của vua cũng là khát vọng của nhân dân muôn đời. Và ở phần kết, nhà vua đã hỏi ý kiến của các quần thần về việc dời đô. Câu hỏi ấy gợi nhắc ta đến hội nghị DIêm Hồng năm xưa khi quyết định về vận nước, tất cả đều đồng lòng chung sức, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Đọan kết chỉ với 14 chữ ngắn ngủi  nhưng nhà vua đã thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt vào những giờ phút quyết định của lịch sử. Qua đó, ta thêm cảm phục một con người tài trí mà đức độ, kín đáo. Như vậy, Chiếu dời đô  với lời lẽ ngắn gọn, trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương, có thể coi là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thế hệ con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi tự hào về trang lịch sử vàng của dân tộc được hun đúc từ ngàn đời.

IV. Soạn bài cực ngắn: Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Bài tập 1: 

Mục đích: chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau

- Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô, kết quả tốt đẹp 

- Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật.

Bài tập 2:  Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa vì:  địa thế hiểm trở => phòng thủ. ( khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh). Đời Lí đặt ra nhu cầu phát triển => dời chuyển nơi có địa thế khác. 

Bài tập 3: Địa thế thành Đại La có những thuận lợi:

  •  Về mặt địa lí : “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi“, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng“. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
  • Thông thương, giao lưu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“.

=>đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

Bài tập 4: Trình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô: Nêu sử sách bên Trung Quốc làm tiền đề chỗ dựa cho lý lẽ. Soi tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê  chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước phải dời đô. Đi tới kết luận => Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.

1. Lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. 

2. 2 câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. 

Bài tập 5:  Chiếu dời đô ra đời phản  ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:  Hoa Lư: vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển  chiến lược phòng thủ. Nhà Lí,  giám dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh thế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.

Luyện tập

Bài tập: Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục (câu 4 sgk trang 51 Ngữ Văn 8 tập hai)

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn về những lợi thế của thành Đại La

Bài tham khảo

Bằng lí lẽ thuyết phuc, nhà vua đã cho thấy Đại La là mảnh đất hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu kinh tế và điều kiện sống của dân cư. Với tầm nhìn xa rộng, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt hơn nghìn năm trước, ông đã chọn Đại La làm kinh đô để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau. Về vị trí địa lí, đây là mảnh đất ở vị trí trung tâm của đất nước, có thế rồng cuộn hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp và sẽ phát triển thịnh vượng. Địa hình đa dạng có núi có sông, đất đai vừa bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, vừa có địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây. Thé đất đó rộng rãi, khoáng đạt, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia và cũng tránh được cho dân ta khỏi cảnh lũ lụt tàn phá hàng năm. Bởi vậy, nhà vua đã khẳng định: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Tác giả gọi Đại La là thánh địa của đất Việt bởi lẽ ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt, đất lành, có thể đem nhiều lợi ích, đồng thời ông tiên đoán Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Sĩ Liên cũng viết: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai đắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng trắng, ngôi báu vũng bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”. Với những lí lẽ thuyết phục về việc lựa chọn nơi đóng đô mới,  Chiếu dời đô của vua Lí Thái Tổ đã nhân được sự ủng hộ của cả dân tộc, để giờ đây chúng ta có mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến và phát triển phồn vinh.

Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu về Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô

Bài tham khảo

Lý Thái Tổ (974 –1028), tên thật là Lý Công Uẩn, là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.

Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, Kinh đô trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Ông đã góp công xây dựng vương triều Lí trở thành một triều đại thịnh trị, khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời, củng cố khối đại đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kì lớn mạnh, hùng cường của dân tộc. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư, nay thuộc tỉnh Ninh Bình ra thành Đại La.

Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Chiếu dời đô phản ánh khát vọng dân tộc về một đất nước cường thịnh, tự do, độc lập. Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, ngôn ngữ của bậc đế vâng được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn – vị minh quân có công sáng lập ra nhà Lý, và dời đô về Thăng Long, mở ra một trang sử phồn thịnh của dân tộc. Theo ý kiến giáo sư Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long, là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý.

Bài tập 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về Chiếu dời đô

Bài tham khảo

Chiếu dời đô không chỉ cho thấy tài năng, tầm nhìn xa rộng của người trị vì đất nước mà còn phản ánh được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. Mở đầu bài chiếu, nhà vua đã nêu lên mục đích của việc dời đô thông qua những minh chứng rõ ràng, thiết thực từ sử sách bên Trung Quốc rồi đến chuyện nước nhà, thời nhà Đinh, nhà Lê  “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời... ” Qua đó, tác giả cho thấy vận nước muốn được lâu dài, phát triển phồn thịnh cần xem xét các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Nhà vua cũng bày tỏ tâm trạng “đau xót” khi nghĩ về  những thăng trầm của vận nước trải qua. Đồng thời Người khẳng định, việc chuyển dời cũng vì lợi ích của muôn dân, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân, luôn lo nghĩ cho sự phát triển phồn thịnh của dân tộc. Phần thứ hai của bài chiếu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược cùa nhà vua về mảnh đất Đại La – nơi sẽ dời đô đến. Đó là mảnh đất hội tụ đầy đủ những thuận lợi về địa lí, văn hóa, nhân văn…Câu văn súc tích, giàu hình ảnh và biểu cảm đã gợi lên trước mắt người đọc về mảnh đất là nơi “thắng địa”, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Ở nơi ấy muôn dân sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Khát vọng của vua cũng là khát vọng của nhân dân muôn đời. Và ở phần kết, nhà vua đã hỏi ý kiến của các quần thần về việc dời đô. Câu hỏi ấy gợi nhắc ta đến hội nghị DIêm Hồng năm xưa khi quyết định về vận nước, tất cả đều đồng lòng chung sức, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Đọan kết chỉ với 14 chữ ngắn ngủi  nhưng nhà vua đã thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt vào những giờ phút quyết định của lịch sử. Qua đó, ta thêm cảm phục một con người tài trí mà đức độ, kín đáo. Như vậy, Chiếu dời đô  với lời lẽ ngắn gọn, trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương, có thể coi là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thế hệ con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi tự hào về trang lịch sử vàng của dân tộc được hun đúc từ ngàn đời.

 

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) ngữ văn 8 tập 2, soạn bài ngắn nhất Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) ngữ văn 8 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com