Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Khi con tu hú

Soạn bài: “Khi con tu hú” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Khi con tu hú” - cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: Trang 20 sgk ngữ văn 8 tập 2

Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là "Khi con tu hú" để tóm tắt nội dung của bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

Bài tập 2: Trang 20 sgk ngữ văn 8 tập 2

Nhận xét cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?

Bài tập 3: Trang 20 sgk ngữ văn 8 tập 2

Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và ở đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?

Bài tập 4: Trang 20 sgk ngữ văn 8 tập 2

Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

Đề bài:

Ta nghe hè dậy bên lòng

 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

 Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Viết 1 đoạn văn từ 10 - 12 dòng theo hình thức tổng phân hợp để nêu cảm nhận tâm trạng người tù trong đoạn thơ trên

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú

Bài tập 2:  Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhan đề của bài thơ Khi con tu hú

Bài tập 3: Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

II. Soạn bài siêu ngắn: Khi con tu hú

Bài tập 1: 

  • Nhan đề bài thơ: Là một vế phụ chỉ thời gian trong một câu, gây sự chú ý, tín hiệu của sự sống , mùa hè.
  • Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.
  • Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

Bài tập 2: Nhận xét mùa hè 6 câu đầu:  tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng như hiện ra trước mặt người đọc trong bài thơ. Không gian như được mở rộng ra cả bốn phía: cao, xa, rộng, sâu.

Chi tiết khiến e có nhận xét đó:

  • Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê gọi bầy, nghe bồi hồi tha thiết.
  • Màu vàng tươi của "lúa chiêm", màu đỏ của "trái cây", màu vàng tươi của "bắp" phơi đầy sân.
  • "tiếng ve ngân", "đôi con diều sáo lộng".

=> Mùa hè hiện lên thật tươi vui, rạo rực, hứa hẹn một mùa hè tươi đẹp.

Bài tập 3: Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và ở đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?

  • Trong bốn câu thơ cuối:  tâm trạng bực bội, bức bối của người tù, khao khát tự do, khao khát được sống.
  • Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, tuy nhiên trong sáu câu đầu khi nghe tiếng chim tu hú kêu người tù như hân hoan chào mừng mùa hè đến. Vậy nhưng ngay sau đó khi nghĩ đến cảnh tù tội bị giam cầm của mình người chiến sĩ lại thấy bức bối khó chịu và không cam chịu.

Bài tập 4: Cái hay của bài thơ được thể hiện:

  • Nội dung: thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.
  • Nghệ thuật: hình ảnh gần gũi, giản dị giàu sức gợi cảm; thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc lắng sâu, đồng thời thể hiện được nguồn sống sôi sục của người cộng sản trẻ.

Viết 1 đoạn văn từ 10 - 12 dòng theo hình thức tổng phân hợp để nêu cảm nhận tâm trạng người tù trong đoạn thơ trên

Bài tham khảo

Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù  từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú.

Bài tham khảo

Nếu những ngày tháng trong ngục tối, Bác Hồ có trăng làm bạn thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú kêu đã đánh thức một mùa hè thôn quê bình dị mà vui tươi, sôi động. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong những ngày ông ở nhà lao Thừa Phủ. Sáu câu thơ đầu đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa hạ xứ Huế vô cùng tuyệt đẹp:

  Khi con tu hú gọi bầy

                   Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.

Vườn răm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Với âm điệu du dương, trầm bổng cùng sự nhịp nhàng của những vần thơ lục bát đã khắc họa một bức tranh với đầy đủ âm sắc mùa hạ. Đó là tiếng chim tu hú líu lo gọi bầy,âm thanh ríu rít ấy như mừng vui, hớn hở đón chào mùa mới sắp sang.  Đó còn là tiếng ve ngân vang trong vườn răm , tiếng râm ran như hối hả báo hiệu hè về của đàn ve chăm chỉ. Và giữa bầu trời cao rộng, còn là âm thanh của con diều sáo du dương, tinh nghịch, lộn nhào giữa không trung. Những âm thanh sôi động, náo nức ấy vốn quen thuộc với mùa hạ. Bởi vậy, những âm thanh ấy dễ dàng cảm nhận qua thính giác đã tác động vào tâm trí nhà thơ và khiến thi nhân có những liên tưởng thú vị, đầy khơi gợi về những hình ảnh nơi thôn quê mùa hạ.

Bức trang thiên nhiên ấy còn được điểm tô bằng những sắc màu rực rỡ. Tất cả đều như đang hứa hẹn, đang ở độ thanh xuân rực rỡ nhất: là sắc vàng của lúa chiêm dần chín, là trái cây chuyển dần về sắc đỏ và đạt đến độ chín, mang đến vị ngọt ngào, tinh túy nhất. Giữa nắng hồng rực rỡ là sân bắp với những hạt mẩy, căng tròn, vàng rộm. Bức tranh thiên nhiên còn được đẩy lên cao vút với bầu trời mang màu thiên thanh. Chao ôi! Tuyệt sắc biết bao! Một mùa hè bình dị, gần gũi, thân thương trong lòng người đọc, như thôi thúc chúng ta trở về nơi thôn quê ấy.

Ẩn sâu trong bức tranh thiên nhiên mùa hạ vui tươi, nhiều âm sắc ấy là một tâm hồn đang khao khát tự do cháy bỏng. Bởi thời điểm viết bài thơ, tác giả bị giam cầm trong ngục tối. Ông viết về mùa hạ trong niềm hồi tưởng với tất cả sự tươi đẹp, rực rỡ.  Tất cả, từ tiếng chim đến "đôi con diều sáo lộn nhào tầng không" đều đang được hưởng một cuộc sống tự do giữa bầu trời cao rộng.

Qua sáu câu thơ đầu, người đọc đã được chiêm ngưỡng một bức tranh vừa thân thuộc, bình dị vừa sống động, rực rỡ của thiên nhiên xứ Huế mộng mơ. Người đọc tưởng như người viết đang sống giữa nó, miêu tả nó trực tiếp bằng sự tinh tường của tất cả các giác quan từ thính giác, thị giác, đến vị giác, khướu giác... Phải có một niềm yêu đời, yêu sự sống thiết tha, mãnh liệt mới vẽ được bức hoạ mùa hè bằng thơ đẹp, sinh động trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. 

Bài tập 2:  Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhan đề của bài thơ Khi con tu hú

Bài tham khảo

Khi con tu hú: Là một cụm từ, một câu chưa đầy đủ. Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè đến. Từ âm thanh đó đã gợi dẫn tác giả về một miền liên tưởng trong kí ức về bức tranh thiên nhiên, bức tranh tự do vô cùng sinh động, vui tương.

Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Âm thanh ấy mang ý nghĩa khơi nguồn, chính âm thanh đó đã tác động vào thính giác, vào tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn đang khao khát được cống hiến nhưng nay bị giam cầm, mất tự do. Nó khơi nguồn cảm xúc, một tình yêu tha thiết với thiên nhiên và cuộc sống, thôi thúc khát vọng về cuộc sống tự do.

Nhan đề bài thơ độc đáo, mang giá trị liên tưởng cao, phù hợp với nội dung cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

Bài tập 3: Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

Bài tham khảo

 Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

III. Soạn bài ngắn nhất: Khi con tu hú

Bài tập 1:  

1. Em hiểu nhan đề bài thơ: một vế phụ chỉ thời gian trong một câu, gây sự chú ý, tín hiệu của sự sống , mùa hè.

2. Câu văn: Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.

3. Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ vì: nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

Bài tập 2: Mùa hè 6 câu đầu: dào dạt sức sống, rạo rực, hứa hẹn một mùa hè tươi đẹp, không gian như được mở rộng ra cả bốn phía.

Chi tiết :

1. Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê gọi bầy, nghe bồi hồi tha thiết.

2. Màu vàng tươi của "lúa chiêm", màu đỏ của "trái cây", màu vàng tươi của "bắp" phơi đầy sân.

3. "tiếng ve ngân", "đôi con diều sáo lộng".

Bài tập 3: 

  1. 4 câu thơ cuối =>  bực bội, bức bối của người tù, kháo khát tự do, khao khát được sống.
  2. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, tuy nhiên: 6 câu đầu khi nghe tiếng chim tu hú kêu =>  người tù như hân hoan chào mừng mùa hè đến, vậy nhưng ngay sau đó khi nghĩ đến cảnh tù tội bị giam cầm của mình người chiến sĩ lại thấy bức bối khó chịu và không cam chịu.

Bài tập 4: Cái hay của bài thơ được thể hiện:

1. Nội dung: tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.

2. Nghệ thuật: hình ảnh gần gũi, giản dị giàu sức gợi cảm; thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc lắng sâu, đồng thời thể hiện được nguồn sống sôi sục của người cộng sản trẻ.

Viết 1 đoạn văn từ 10 - 12 dòng theo hình thức tổng phân hợp để nêu cảm nhận tâm trạng người tù trong đoạn thơ trên

Bài tham khảo

Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù  từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú.

Bài tham khảo

Nếu những ngày tháng trong ngục tối, Bác Hồ có trăng làm bạn thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú kêu đã đánh thức một mùa hè thôn quê bình dị mà vui tươi, sôi động. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong những ngày ông ở nhà lao Thừa Phủ. Sáu câu thơ đầu đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa hạ xứ Huế vô cùng tuyệt đẹp:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.

Vườn răm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Với âm điệu du dương, trầm bổng cùng sự nhịp nhàng của những vần thơ lục bát đã khắc họa một bức tranh với đầy đủ âm sắc mùa hạ. Đó là tiếng chim tu hú líu lo gọi bầy,âm thanh ríu rít ấy như mừng vui, hớn hở đón chào mùa mới sắp sang.  Đó còn là tiếng ve ngân vang trong vườn răm , tiếng râm ran như hối hả báo hiệu hè về của đàn ve chăm chỉ. Và giữa bầu trời cao rộng, còn là âm thanh của con diều sáo du dương, tinh nghịch, lộn nhào giữa không trung. Những âm thanh sôi động, náo nức ấy vốn quen thuộc với mùa hạ. Bởi vậy, những âm thanh ấy dễ dàng cảm nhận qua thính giác đã tác động vào tâm trí nhà thơ và khiến thi nhân có những liên tưởng thú vị, đầy khơi gợi về những hình ảnh nơi thôn quê mùa hạ.

Bức trang thiên nhiên ấy còn được điểm tô bằng những sắc màu rực rỡ. Tất cả đều như đang hứa hẹn, đang ở độ thanh xuân rực rỡ nhất: là sắc vàng của lúa chiêm dần chín, là trái cây chuyển dần về sắc đỏ và đạt đến độ chín, mang đến vị ngọt ngào, tinh túy nhất. Giữa nắng hồng rực rỡ là sân bắp với những hạt mẩy, căng tròn, vàng rộm. Bức tranh thiên nhiên còn được đẩy lên cao vút với bầu trời mang màu thiên thanh. Chao ôi! Tuyệt sắc biết bao! Một mùa hè bình dị, gần gũi, thân thương trong lòng người đọc, như thôi thúc chúng ta trở về nơi thôn quê ấy.

Ẩn sâu trong bức tranh thiên nhiên mùa hạ vui tươi, nhiều âm sắc ấy là một tâm hồn đang khao khát tự do cháy bỏng. Bởi thời điểm viết bài thơ, tác giả bị giam cầm trong ngục tối. Ông viết về mùa hạ trong niềm hồi tưởng với tất cả sự tươi đẹp, rực rỡ.  Tất cả, từ tiếng chim đến "đôi con diều sáo lộn nhào tầng không" đều đang được hưởng một cuộc sống tự do giữa bầu trời cao rộng.

Qua sáu câu thơ đầu, người đọc đã được chiêm ngưỡng một bức tranh vừa thân thuộc, bình dị vừa sống động, rực rỡ của thiên nhiên xứ Huế mộng mơ. Người đọc tưởng như người viết đang sống giữa nó, miêu tả nó trực tiếp bằng sự tinh tường của tất cả các giác quan từ thính giác, thị giác, đến vị giác, khướu giác... Phải có một niềm yêu đời, yêu sự sống thiết tha, mãnh liệt mới vẽ được bức hoạ mùa hè bằng thơ đẹp, sinh động trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. 

Bài tập 2:  Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhan đề của bài thơ Khi con tu hú

Bài tham khảo

Khi con tu hú: Là một cụm từ, một câu chưa đầy đủ. Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè đến. Từ âm thanh đó đã gợi dẫn tác giả về một miền liên tưởng trong kí ức về bức tranh thiên nhiên, bức tranh tự do vô cùng sinh động, vui tương.

Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Âm thanh ấy mang ý nghĩa khơi nguồn, chính âm thanh đó đã tác động vào thính giác, vào tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn đang khao khát được cống hiến nhưng nay bị giam cầm, mất tự do. Nó khơi nguồn cảm xúc, một tình yêu tha thiết với thiên nhiên và cuộc sống, thôi thúc khát vọng về cuộc sống tự do.

Nhan đề bài thơ độc đáo, mang giá trị liên tưởng cao, phù hợp với nội dung cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

Bài tập 3: Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

 Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

IV. Soạn văn cực ngắn: Khi con tu hú

Bài tập 1:  

Nhan đề => chỉ thời gian trong một câu, gây sự chú ý, tín hiệu của sự sống , mùa hè.

Câu văn: “Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.”

Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ => gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

Bài tập 2: 

6 câu đầu => Mùa hè  dào dạt sức sống, rạo rực, tươi đẹp, không gian như được mở rộng ra cả bốn phía.

Chi tiết :

- Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê gọi bầy, nghe bồi hồi tha thiết.

- Màu vàng tươi của "lúa chiêm", màu đỏ của "trái cây", màu vàng tươi của "bắp" phơi đầy sân.

- "tiếng ve ngân", "đôi con diều sáo lộng".

Bài tập 3:  6 câu đầu khi nghe tiếng chim tu hú kêu người tù như hân hoan chào mừng mùa hè đến, vậy nhưng ngay sau đó khi nghĩ đến cảnh tù tội bị giam cầm của mình người chiến sĩ lại thấy bức bối khó chịu và không cam chịu.

Bài tập 4: Cái hay của bài thơ được thể hiện:

Nội dung: tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.

Nghệ thuật: hình ảnh gần gũi, giản dị giàu sức gợi cảm; thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc lắng sâu, đồng thời thể hiện được nguồn sống sôi sục của người cộng sản trẻ.

Viết 1 đoạn văn từ 10 - 12 dòng theo hình thức tổng phân hợp để nêu cảm nhận tâm trạng người tù trong đoạn thơ trên

Bài tham khảo

Hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú.

Bài tham khảo

Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong những ngày ông ở nhà lao Thừa Phủ. Sáu câu thơ đầu đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa hạ xứ Huế vô cùng tuyệt đẹp:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.

Vườn răm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Với âm điệu du dương, trầm bổng cùng sự nhịp nhàng của những vần thơ lục bát đã khắc họa một bức tranh với đầy đủ âm sắc mùa hạ. Đó là tiếng chim tu hú líu lo gọi bầy,âm thanh ríu rít ấy như mừng vui, hớn hở đón chào mùa mới sắp sang.  Đó còn là tiếng ve ngân vang trong vườn răm , tiếng râm ran như hối hả báo hiệu hè về của đàn ve chăm chỉ. Và giữa bầu trời cao rộng, còn là âm thanh của con diều sáo du dương, tinh nghịch, lộn nhào giữa không trung. Những âm thanh sôi động, náo nức ấy vốn quen thuộc với mùa hạ. Bởi vậy, những âm thanh ấy dễ dàng cảm nhận qua thính giác đã tác động vào tâm trí nhà thơ và khiến thi nhân có những liên tưởng thú vị, đầy khơi gợi về những hình ảnh nơi thôn quê mùa hạ.

Bức trang thiên nhiên ấy còn được điểm tô bằng những sắc màu rực rỡ. Tất cả đều như đang hứa hẹn, đang ở độ thanh xuân rực rỡ nhất: là sắc vàng của lúa chiêm dần chín, là trái cây chuyển dần về sắc đỏ và đạt đến độ chín, mang đến vị ngọt ngào, tinh túy nhất. Giữa nắng hồng rực rỡ là sân bắp với những hạt mẩy, căng tròn, vàng rộm. Bức tranh thiên nhiên còn được đẩy lên cao vút với bầu trời mang màu thiên thanh. Chao ôi! Tuyệt sắc biết bao! Một mùa hè bình dị, gần gũi, thân thương trong lòng người đọc, như thôi thúc chúng ta trở về nơi thôn quê ấy.

Ẩn sâu trong bức tranh thiên nhiên mùa hạ vui tươi, nhiều âm sắc ấy là một tâm hồn đang khao khát tự do cháy bỏng. Bởi thời điểm viết bài thơ, tác giả bị giam cầm trong ngục tối. Ông viết về mùa hạ trong niềm hồi tưởng với tất cả sự tươi đẹp, rực rỡ.  Tất cả, từ tiếng chim đến "đôi con diều sáo lộn nhào tầng không" đều đang được hưởng một cuộc sống tự do giữa bầu trời cao rộng.

Qua sáu câu thơ đầu, người đọc đã được chiêm ngưỡng một bức tranh vừa thân thuộc, bình dị vừa sống động, rực rỡ của thiên nhiên xứ Huế mộng mơ. Người đọc tưởng như người viết đang sống giữa nó, miêu tả nó trực tiếp bằng sự tinh tường của tất cả các giác quan từ thính giác, thị giác, đến vị giác, khướu giác... Phải có một niềm yêu đời, yêu sự sống thiết tha, mãnh liệt mới vẽ được bức hoạ mùa hè bằng thơ đẹp, sinh động trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. 

Bài tập 2:  Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhan đề của bài thơ Khi con tu hú

Bài tham khảo

Khi con tu hú: Là một cụm từ, một câu chưa đầy đủ. Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè đến. Từ âm thanh đó đã gợi dẫn tác giả về một miền liên tưởng trong kí ức về bức tranh thiên nhiên, bức tranh tự do vô cùng sinh động, vui tương.

Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Âm thanh ấy mang ý nghĩa khơi nguồn, chính âm thanh đó đã tác động vào thính giác, vào tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn đang khao khát được cống hiến nhưng nay bị giam cầm, mất tự do. Nó khơi nguồn cảm xúc, một tình yêu tha thiết với thiên nhiên và cuộc sống, thôi thúc khát vọng về cuộc sống tự do.

Nhan đề bài thơ độc đáo, mang giá trị liên tưởng cao, phù hợp với nội dung cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

Bài tập 3: Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

 Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

 

Tìm kiếm google: khi con tu hú ngữ văn 8 tập 2, soạn bài siêu ngắn khi con tu hú ngữ văn 8 tập 1, hướng dẫn trả lời câu hỏi khi con tu hú.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com