Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Đi đường (Tẩu lộ)

Soạn bài: “Đi đường (Tẩu lộ)” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đi đường (Tẩu lộ)” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: Trang 40 sgk ngữ văn 8 tập 2

Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

Bài tập 2: Trang 40 sgk ngữ văn 8 tập 2

Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật - khai, thừa, chuyển, hợp - đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba).

Bài tập 3: Trang 40 sk ngữ văn 8 tập 2

Việc sử dụng các điệp từ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Bài tập 4: Trang 40 sgk ngữ văn 8 tập 2

Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả còn có ngụ ý gì nữa không?

Bài tập 5: Trang 40 sgk ngữ văn 8 tập 2

Theo em, đây có phải bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Rút ra bài học cho bản thân mình từ bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

Bài tập 2:  Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đi đường

II. Soạn bài siêu ngắn: Đi đường (Tẩu lộ)

Bài tập 1: Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ. (Tham khảo SGK)

Bài tập 2: Bài thơ "đi đường" cấu trúc của bài thơ tứ tuyệt Đường luật gồm bốn phần:

o Câu 1: khai (mở đầu, khai triển ý)

o Câu 2: thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai)

o Câu 3: chuyển (chuyển ý)

o Câu 4: hợp (tổng hợp lại)

Bài tập 3: 

Các điệp từ sau: tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san – trùng san – trùng san lặp lại trong cả bài thơ. => tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ, nhấn mạnh sự khó khăn, vất vả của người đi đường hay chính người cách mạng.

Bài tập 4: 

"Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

=> miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi, điệp từ "trùng san" (núi cao) nhấn mạnh hơn nữa sự vất vả này.

"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"

=> Vượt qua bao nhiêu gian khổ cuối cùng cũng đứng trên đỉnh núi cao nhất để trông thấy cảnh vật tươi đẹp xung quanh.

Ngụ ý câu thơ: Con người trong cuộc sống sẽ phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ để thấy được vinh quang, cứ đi sẽ đến, cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Bài tập 5: 

1. Bài thơ "Đi đường" không thuộc loại thơ tả cảnh hay tự sự. vì bài thơ này với ngôn từ giảm dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

2. Nội dung: thiên về suy nghĩ, triết lý nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.

3. Ý nghĩa: từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Rút ra bài học cho bản thân mình từ bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

  • Muốn đến đích con người phải vượt qua nhiều gian khổ, cảm thông và chia những người khi gặp khó khăn
  • Kiên cường và rèn luyện bản lĩnh cho mỗi chúng ta.
  • Vượt qua được gian lao chồng chất sẽ có được thắng lợi vẻ vang

Bài tập 2:  Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đi đường

Nội dung: bài thơ đã gợi lên một chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ tới chiến thắng vẻ vang, cho ta thấu hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, phải cảm nhận, phải biết thì mới thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ

Nghệ thuật:

  • Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Kết cấu chặt chẽ
  • Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
  • Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.
  • Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, từ việc đi đường để khái quát lên một chân lí trong cuộc sống.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đi đường (Tẩu lộ)

Bài tập 1: Tham khảo SGK

Bài tập 2: 4 phần:

1. Câu 1: khai  => mở đầu, khai triển ý

2. Câu 2: thừa  => phát triển ý, nâng cao ý của câu khai

3. Câu 3: chuyển => chuyển ý

4. Câu 4: hợp => tổng hợp lại

Bài tập 3: Các điệp từ sau lặp lại trong cả bài thơ tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ, nhấn mạnh sự khó khăn, vất vả của người đi đường hay chính người cách mạng.

Bài tập 4: 

Câu 2 => miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi.

Câu 4 => Vượt qua gian khổ cuối cùng cũng đứng trên đỉnh núi cao nhất để trông thấy cảnh vật tươi đẹp xung quanh.

=> Ngụ ý : trong cuộc sống con người sẽ phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ để thấy được vinh quang, cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Bài tập 5: 

"Đi đường" =>  không thuộc loại thơ tả cảnh hay tự sự. 

=> Vì ngôn từ giảm dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

=> Nội dung: thiên về suy nghĩ, triết lý như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.

=>Ý nghĩa: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Rút ra bài học cho bản thân mình từ bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

1. Muốn đến đích con người phải vượt qua nhiều gian khổ.

2. Cảm thông và chia những người khi gặp khó khăn

3. Kiên cường và rèn luyện bản lĩnh.

4. Vượt qua được gian lao sẽ có được thắng lợi vẻ vang

Bài tập 2:  Giá trị 

1. Nội dung: chân lí đường đời => vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ tới chiến thắng vẻ vang, thấu hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, phải cảm nhận, mới thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ.

2. Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, kết cấu chặt chẽ, giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt, hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa, sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đi đường (Tẩu lộ)

Bài tập 1: Tham khảo SGK

Bài tập 2: 4 phần:

Câu 1: mở đầu, khai triển ý (khai)

Câu 2: phát triển ý, nâng cao ý của câu khai (thừa)

Câu 3: chuyển ý (chuyển)

Câu 4: tổng hợp lại (hợp)

Bài tập 3: Điệp từ bài thơ tạo nhịp điệu, âm hưởng, nhấn mạnh sự khó khăn, vất vả của người đi đường hay chính người cách mạng.

Bài tập 4: 

1. Miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi => Câu 2

2. Vượt qua gian khổ cuối cùng cũng đứng trên đỉnh núi cao nhất để trông thấy cảnh vật tươi đẹp xung quanh. => Câu 4

3. Ngụ ý : con người sẽ phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ để thấy được vinh quang, cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Bài tập 5: 

1. "Đi đường" =>  không thuộc loại thơ tả cảnh hay tự sự (ngôn từ giảm dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.)

2. Nội dung: thiên về suy nghĩ, triết lý như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.

3. Ý nghĩa: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Rút ra bài học cho bản thân: Muốn đến đích con người phải vượt qua nhiều gian khổ, cảm thông và chia những người khi gặp khó khăn, kiên cường và rèn luyện bản lĩnh, vượt qua được gian lao sẽ có được thắng lợi vẻ vang

Bài tập 2:  Giá trị 

Nội dung: vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ tới chiến thắng vẻ vang, hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ. (chân lí đường đời)

Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, kết cấu chặt chẽ, giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt, hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa, sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.

 

 

Tìm kiếm google: soạn bài ngắn nhất Đi đường (Tẩu lộ) , Đi đường (Tẩu lộ) ngữ văn 8 tập 1, trả lời câu hỏi Đi đường (Tẩu lộ) ngữ văn 8 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com