Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Ông đồ

Soạn bài: “Ông đồ” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Ông đồ” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 10

Hãy phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?

Bài tập 2: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 10

Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Bài tập 3: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 10

Bài thơ hay ở những điểm nào?

Bài tập 4: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 10

Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

“Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...”

“Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời bụi mưa bay.”

Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Ông đồ

Bài tập 2: Giới thiệu về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ

Bài tập 3:  Từ bài thơ ông đồ, trình bày những suy nghĩ về việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Câu 4:  Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ

Bài tập 5: Từ bài thơ ông đồ, hãy viết bài văn miêu tả ông đồ trong cảnh ngày xuân cho chữ.

II. Soạn bài siêu ngắn: Ông đồ

Bài tập 1: Phân tích hình ảnh ông đồ :

  • 2 khổ thơ đầu: ông đồ bày giấy mực bên phố đông người nhộn nhịp vào dịp tết đến: “ .. hoa đào nở,... ông đồ già, .. mực tàu giấy đỏ,... đông người...” 
  • Người người qua lại thuê viết, chữ ông đồ đẹp ai ai cũng khen: “bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc... khen tài, hoa tay thảo....., .... phượng múa rồng bay”
  • 2 khổ thơ sau: ông đồ vẫn ngồi bên phố ấy nhưng nay người qua lại ngày càng vắng, người thuê viết không thấy để ông đồ ngồi buồn bên nghiên mực, giấy đỏ trời mưa bụi bay, lá vàng rơi gợi nên nỗi buồn xơ xác tiêu điều : “....mỗi năm mỗi vắng, ...thuê viết nay đâu, giấy đỏ buồn.., mực... nghiên sầu, ông đồ vẫn ngồi đấy, ... không ai hay, lá vàng rơi...,.... mưa bụi bay”

=> hình ảnh ông đồ cô đơn, khung cảnh xơ xác, tiêu điều, một nỗi buồn man mác, giá trị truyền thống dần dần bị quên lãng.

Bài tập 2: Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ:

  • Khổ 1,2 : một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.
  • Khổ 3,4: ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý
  • Khổ 5: ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưa

=>Tâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

Bài tập 3: Phân tích

Hay ở chỗ tác giả miêu tả hình ảnh ông đồ qua các dịp hoa đào nở:

  • Khổ 1,2: mỗi dịp hoa đào nở, ông đồ bày ra  rất nhiều người thuê viết.
  • Khổ 3, 4: Hoa đào nở, ông đồ vẫn bày giấy, mực ra nhưng không còn ai thuê ông viết nữa.
  • Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị dễ hiểu nhưng đầy sự gợi tả.

Bài tập 4: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

Những câu thơ này vừa tả cảnh vừa tả tình. Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Những tờ giấy đỏ được bày ra nhưng không được đụng đến, chúng phải nằm một chỗ cảm giác như không ai cần, không ai thèm để ý. Mực được để trong nghiên nhưng cũng chẳng được sử dụng. Cảnh chính là giấy đỏ nằm im không được sử dụng, mực không sóng sánh. Tình là cái buồn man mác của nỗi cô đơn của mực và giấy cũng là nỗi buồn của ông đồ. Lá vàng rơi, mưa bay lất phất ngoài trời là cảnh, cảnh này tạo nên tình cảnh tiêu điều, xơ xác man mác buồn. Tình chính là sự cộng hưởng giữa cảnh với cảm xúc trong lòng người. Sự cô đơn, lạc lõng của ông đồ trên phố xá đông người qua lại với mưa bụi bay, với chiếc lá vàng rơi trên giấy càng khiến cho người đọc cảm thấy nao lòng. Sự trân trọng, thành kính với ông đồ - một lớp người xưa cũ, đã không còn, thay vào đó là sự thờ ơ, lạnh lùng đi lướt qua ông của những người qua phố...

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Ông đồ

  • Sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích. Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi đã toát lên những tâm tư, tình cảm của tác giả.
  • Bài thơ có kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng. Kết cấu chặt chẽ, tương phản rõ nét, làm nổi bật chủ đề của bài thơ => văn hóa truyền thống giờ đây đã bị thay đổi, quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.
  • Nghệ thuật nhân hóa với sự chọn lọc hình ảnh để làm nổi bật tâm tư, cảm xúc của mình.
  • Lựa chọn hình ảnh giản dị nhưng mang tính biểu tượng, giàu sức gợi.

Bài tập 2: Giới thiệu về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ

Phong trào Thơ mới ra đời đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều thi nhân. Mỗi người đến với văn đàn đã góp một tiếng nói riêng để làm nên bức tranh thi ca đầy màu sắc cho phong trào văn học lúc bấy giờ. Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ông là nhà thơ sinh năm 1913 và mất năm 1996, quê gốc ở Hải Dương. Dù là nhà thơ của phong trào thơ Mới, có nhiều cách tân trong sáng tác nhưng ông là nhà thơ mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Những bài thơ hiếm hoi được biết đến của ông đều mang nặng nỗi niềm hoài cổ, về luỹ tre xưa, về thành quách cũ và "những người muôn năm cũ". Ngoài sáng tác, Vũ Đình Liên còn nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học.

Tuy sáng tác không nhiều nhưng với bài thơ Ông đồ, tác giả đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh những năm đầu thế kỉ XX, nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bố và các nhà nho, từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Ấn tượng với bài thơ còn là những tinh tế trong việc chắt lọc, khéo léo sử dụng ngôn từ và hình ảnh của tác giả, đã góp phần gợi cảm xúc và tâm tư trong người đọc. Bài thơ là tiếng lòng của một tri thức Tây học trẻ tuổi nhìn về quá khứ khi Nho học đi đến hồi kết . Đó cũng là cái nhìn nhân hậu với quá khứ và với những giá trị truyền thống của dân tộc dần bị xao lãng. Vì thế mà tiếng lòng ấy đã tìm được tiếng nói tri âm trong lòng khán giả như hai nhà nghiên cứu và phê bình Hoài Thanh, Hoài Chân đã đánh giá đây là “bài thơ kiệt tác”.

Bài tập 3:  Từ bài thơ ông đồ, trình bày những suy nghĩ về việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Câu 4:  Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Bài tập 5: Từ bài thơ ông đồ, hãy viết bài văn miêu tả ông đồ trong cảnh ngày xuân cho chữ.

Trong làn mưa bụi lất phất bay, những lộc non trên cành lá khẳng khiu như giật mình thức giấc sau giấc ngủ đông dài và vươn mình trỗi dậy. Phố phường được tô điểm bởi sắc xanh của lá, bởi hương thơm thoảng qua từ những gánh hàng rong. Trong không khí xuân sang, dường như ai cũng háo hức, rộn ràng chuẩn bị mua sắm cho ngày tết thêm ấm cúng. Và góc phố cuối con đường nhỏ, có một ông đồ đang lặng lẽ và chăm chút cho từng nét chữ của mình.

Ông đồ có lẽ tuổi đã ngoài 60, khuôn mặt ông đã hiện rõ những nếp nhăn như những dấu tích của thời gian. Mái tóc và bộ râu của ông đã bạc trắng. Ông đồ đep cặp kính dày nhưng vẫn lộ rõ đôi mắt hiền từ. Ông khoác lên mình bộ khăn xếp và áo the màu đen, áo quần tuy đã bạc màu nhưng được là phẳng phiu gọn gàng. Dáng người ông nhỏ nhắn với đôi bàn tay nhanh nhẹn và linh hoạt. Bên cạnh đó là đôi guốc gỗ được ông xếp gọn gàng bên chiếc chiếu đỏ bày nơi góc phố.

Nắng xuân ấm áp vừa lên đã xua đi cái lạnh len lỏi qua từng kẽ lá, từng hơi thở còn phả làn khói mỏng manh vào không trung. Người người đã nô nức xuống phố để lựa chọn những cành đào đỏ, còn e ấp những nụ hoa xuân hay hay cặp bánh trưng xanh để thắp hương ngày tết. Ông đồ đang sắp xếp lại chiếc bàn nhỏ cho thật gọn gàng. Sau đó, ông lấy tập giấy đỏ, nghiên mực và chiếc bút lông từ trong chiếc hòm nhỏ cũng đã phai màu. Những vị khách đầu tieend dã dừng chân bên chiếc chiếu, họ nhờ ông ngẫm hộ đôi câu đối nào ý nghĩa để treo trang trọng trong phòng khách ngày tết. Bàn tay ông nhanh chóng mài mực, tay kia ông cầm chiếc bút lông chấm vào lớn mực mịn đen bóng. Ông nhẹ nhàng đưa từng nét, từng con chữ tượng hình hiện lên trên giấy đỏ như phượng múa rồng bay, có nét đậm nét thanh, có nét trầm nét lại vút cao tỏa sáng. Mọi người đều trầm trồ, ngưỡng mộ tài năng viết chữ của đồ. Nét mặt ông tươi vui khi mang lại được những nét chữ đẹp cho khách yêu thơ. Phía sau là hàng người đang xếp chờ đến lượt xin chữ ông đồ. Mỗi người đều đang lựa chọn, ngẫm nghĩ đôi câu đối hay đơn giản là một chữ nho với ý nghĩa mang lại may mắn và sung túc cho cả gia đình.

Những ngày tết có lẽ là những ngày bận rộn nhất trong năm với ông đồ. Nhưng dù vậy, ông vẫn luôn vui vẻ và tận tâm trong từng con chữ viết lên giấy thắm. Đó là nghề nhưng cũng là niềm vui với họ bởi vẫn còn nhiều người yêu mến tục xin chữ đầu năm, một nét văn hóa truyền thống  cao đẹp của dân tộc ta.

Hình ảnh ông đồ trong ngày xuân cặm cụi viết lên từng nét chữ  trở thành một biểu tượng đẹp, một phong tục không thể thiếu trong Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hi vọng rằng bản sắc văn hóa đó sẽ mãi được phát huy để con cháu đời sau mãi tự hào về một dân tộc hiếu học, từ nghèo khó vươn lên vẫn yêu mến và trân trọng từng con chữ.

III. Soạn bài ngắn nhất: Ông đồ

Bài tập 1: Phân tích hình ảnh ông đồ :

- 2 khổ thơ đầu: ông đồ bày giấy mực bên phố đông người nhộn nhịp vào dịp tết đến.

- 2 khổ thơ sau: ông đồ vẫn ngồi bên phố ấy nhưng nay người qua lại ngày càng vắng, người thuê viết không thấy để ông đồ ngồi buồn bên nghiên mực, giấy đỏ trời mưa bụi bay, lá vàng rơi gợi nên nỗi buồn xơ xác tiêu điều. => hình ảnh ông đồ cô đơn, khung cảnh xơ xác, tiêu điều, một nỗi buồn man mác, giá trị truyền thống dần dần bị quên lãng.

Bài tập 2: Tâm tư nhà thơ: 

- Cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập, thuê ông đồ viết chữ (Khổ 1,2 )

- Ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý.(Khổ 3,4)

- Ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưa (khổ 5)

=> Tâm tư đổi theo chiều sâu tâm trạng, niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

Bài tập 3: Hay ở chỗ tác giả miêu tả hình ảnh ông đồ qua các dịp hoa đào nở: mỗi dịp hoa đào nở, ông đồ bày ra  rất nhiều người thuê viết chữ. Nay hoa đào nở, ông đồ vẫn bày giấy, mực ra nhưng không còn ai thuê ông viết nữa.

Bài tập 4: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

Những câu thơ này vừa tả cảnh vừa tả tình. Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Những tờ giấy đỏ được bày ra nhưng không được đụng đến cảm giác như không ai cần. Mực được để trong nghiên nhưng cũng chẳng được sử dụng. Lá vàng rơi, mưa bay lất phất ngoài trời là cảnh, cảnh này tạo nên tình cảnh tiêu điều, xơ xác man mác buồn. Tình chính là sự cộng hưởng giữa cảnh với cảm xúc trong lòng người. Sự cô đơn, lạc lõng của ông đồ trên phố xá đông người qua lại với mưa bụi bay, với chiếc lá vàng rơi trên giấy càng khiến cho người đọc cảm thấy nao lòng. Sự trân trọng, thành kính với ông đồ - một lớp người xưa cũ, đã không còn, thay vào đó là sự thờ ơ, lạnh lùng đi lướt qua ông của những người qua phố...

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Ông đồ

- Thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích, giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi =>  tình cảm của tác giả.

- Kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng => văn hóa truyền thống giờ đây đã bị thay đổi.

- Nghệ thuật nhân hóa với sự chọn lọc hình ảnh =>  tâm tư, cảm xúc của mình.

- Hình ảnh giản dị , mang tính biểu tượng, giàu sức gợi.

Bài tập 2: Giới thiệu về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ

Vũ Đình Liên (1913 - 1996) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Quê gốc ở Hải Dương. Dù là nhà thơ của phong trào thơ Mới, có nhiều cách tân trong sáng tác nhưng ông là nhà thơ mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Những bài thơ hiếm hoi được biết đến của ông đều mang nặng nỗi niềm hoài cổ, về luỹ tre xưa, về thành quách cũ và "những người muôn năm cũ". Ngoài sáng tác, Vũ Đình Liên còn nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học.

Tuy sáng tác không nhiều nhưng với bài thơ Ông đồ, tác giả đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh những năm đầu thế kỉ XX, nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bố và các nhà nho, từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Ấn tượng với bài thơ còn là những tinh tế trong việc chắt lọc, khéo léo sử dụng ngôn từ và hình ảnh của tác giả, đã góp phần gợi cảm xúc và tâm tư trong người đọc. Bài thơ là tiếng lòng của một tri thức Tây học trẻ tuổi nhìn về quá khứ khi Nho học đi đến hồi kết . Đó cũng là cái nhìn nhân hậu với quá khứ và với những giá trị truyền thống của dân tộc dần bị xao lãng. Vì thế mà tiếng lòng ấy đã tìm được tiếng nói tri âm trong lòng khán giả như hai nhà nghiên cứu và phê bình Hoài Thanh, Hoài Chân đã đánh giá đây là “bài thơ kiệt tác”.

Bài tập 3: Từ bài thơ ông đồ, trình bày những suy nghĩ về việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Câu 4:  Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Bài tập 5: Từ bài thơ ông đồ, hãy viết bài văn miêu tả ông đồ trong cảnh ngày xuân cho chữ.

Trong làn mưa bụi lất phất bay, những lộc non trên cành lá khẳng khiu như giật mình thức giấc sau giấc ngủ đông dài và vươn mình trỗi dậy. Phố phường được tô điểm bởi sắc xanh của lá, bởi hương thơm thoảng qua từ những gánh hàng rong. Trong không khí xuân sang, dường như ai cũng háo hức, rộn ràng chuẩn bị mua sắm cho ngày tết thêm ấm cúng. Và góc phố cuối con đường nhỏ, có một ông đồ đang lặng lẽ và chăm chút cho từng nét chữ của mình.

Ông đồ có lẽ tuổi đã ngoài 60, khuôn mặt ông đã hiện rõ những nếp nhăn như những dấu tích của thời gian. Mái tóc và bộ râu của ông đã bạc trắng. Ông đồ đep cặp kính dày nhưng vẫn lộ rõ đôi mắt hiền từ. Ông khoác lên mình bộ khăn xếp và áo the màu đen, áo quần tuy đã bạc màu nhưng được là phẳng phiu gọn gàng. Dáng người ông nhỏ nhắn với đôi bàn tay nhanh nhẹn và linh hoạt. Bên cạnh đó là đôi guốc gỗ được ông xếp gọn gàng bên chiếc chiếu đỏ bày nơi góc phố.

Nắng xuân ấm áp vừa lên đã xua đi cái lạnh len lỏi qua từng kẽ lá, từng hơi thở còn phả làn khói mỏng manh vào không trung. Người người đã nô nức xuống phố để lựa chọn những cành đào đỏ, còn e ấp những nụ hoa xuân hay hay cặp bánh trưng xanh để thắp hương ngày tết. Ông đồ đang sắp xếp lại chiếc bàn nhỏ cho thật gọn gàng. Sau đó, ông lấy tập giấy đỏ, nghiên mực và chiếc bút lông từ trong chiếc hòm nhỏ cũng đã phai màu. Những vị khách đầu tieend dã dừng chân bên chiếc chiếu, họ nhờ ông ngẫm hộ đôi câu đối nào ý nghĩa để treo trang trọng trong phòng khách ngày tết. Bàn tay ông nhanh chóng mài mực, tay kia ông cầm chiếc bút lông chấm vào lớn mực mịn đen bóng. Ông nhẹ nhàng đưa từng nét, từng con chữ tượng hình hiện lên trên giấy đỏ như phượng múa rồng bay, có nét đậm nét thanh, có nét trầm nét lại vút cao tỏa sáng. Mọi người đều trầm trồ, ngưỡng mộ tài năng viết chữ của đồ. Nét mặt ông tươi vui khi mang lại được những nét chữ đẹp cho khách yêu thơ. Phía sau là hàng người đang xếp chờ đến lượt xin chữ ông đồ. Mỗi người đều đang lựa chọn, ngẫm nghĩ đôi câu đối hay đơn giản là một chữ nho với ý nghĩa mang lại may mắn và sung túc cho cả gia đình.

Những ngày tết có lẽ là những ngày bận rộn nhất trong năm với ông đồ. Nhưng dù vậy, ông vẫn luôn vui vẻ và tận tâm trong từng con chữ viết lên giấy thắm. Đó là nghề nhưng cũng là niềm vui với họ bởi vẫn còn nhiều người yêu mến tục xin chữ đầu năm, một nét văn hóa truyền thống  cao đẹp của dân tộc ta.

Hình ảnh ông đồ trong ngày xuân cặm cụi viết lên từng nét chữ  trở thành một biểu tượng đẹp, một phong tục không thể thiếu trong Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hi vọng rằng bản sắc văn hóa đó sẽ mãi được phát huy để con cháu đời sau mãi tự hào về một dân tộc hiếu học, từ nghèo khó vươn lên vẫn yêu mến và trân trọng từng con chữ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Ông đồ

Bài tập 1: Phân tích hình ảnh ông đồ : 2 khổ thơ đầu (ông đồ bày giấy mực bên phố đông người nhộn nhịp vào dịp tết đến.). 2 khổ thơ sau (ông đồ vẫn ngồi bên phố ấy nhưng nay người qua lại ngày càng vắng, người thuê viết không thấy để ông đồ ngồi buồn bên nghiên mực, giấy đỏ trời mưa bụi bay, lá vàng rơi gợi nên nỗi buồn xơ xác tiêu điều.) => hình ảnh ông đồ cô đơn, khung cảnh xơ xác, tiêu điều, một nỗi buồn man mác, giá trị truyền thống dần dần bị quên lãng.

Bài tập 2: Tâm tư nhà thơ:Tâm tư đổi theo chiều sâu tâm trạng, niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

Bài tập 3: Hay ở chỗ tác giả miêu tả hình ảnh ông đồ qua các dịp hoa đào nở: mỗi dịp hoa đào nở, ông đồ bày ra  rất nhiều người thuê viết chữ. Nay ông đồ vẫn bày ra không còn ai thuê ông viết nữa.

Bài tập 4: Cái hay của những câu thơ: Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Những tờ giấy đỏ được bày ra nhưng không được đụng đến cảm giác như không ai cần. Mực được để trong nghiên nhưng cũng chẳng được sử dụng. Lá vàng rơi, mưa bay lất phất ngoài trời là cảnh, cảnh này tạo nên tình cảnh tiêu điều, xơ xác man mác buồn. Tình chính là sự cộng hưởng giữa cảnh với cảm xúc trong lòng người. Sự cô đơn, lạc lõng của ông đồ trên phố xá đông người qua lại với mưa bụi bay, với chiếc lá vàng rơi trên giấy càng khiến cho người đọc cảm thấy nao lòng. Sự trân trọng, thành kính với ông đồ - một lớp người xưa cũ, đã không còn, thay vào đó là sự thờ ơ, lạnh lùng đi lướt qua ông của những người qua phố...

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Những đặc sắc về nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích, giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi, Kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng , Nghệ thuật nhân hóa với sự chọn lọc hình ảnh, Hình ảnh giản dị , mang tính biểu tượng, giàu sức gợi.

Bài tập 2: Giới thiệu về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ

Vũ Đình Liên (1913 - 1996) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Quê gốc ở Hải Dương. Dù là nhà thơ của phong trào thơ Mới, có nhiều cách tân trong sáng tác nhưng ông là nhà thơ mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Những bài thơ hiếm hoi được biết đến của ông đều mang nặng nỗi niềm hoài cổ, về luỹ tre xưa, về thành quách cũ và "những người muôn năm cũ". Ngoài sáng tác, Vũ Đình Liên còn nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học.

Tuy sáng tác không nhiều nhưng với bài thơ Ông đồ, tác giả đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh những năm đầu thế kỉ XX, nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bố và các nhà nho, từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Ấn tượng với bài thơ còn là những tinh tế trong việc chắt lọc, khéo léo sử dụng ngôn từ và hình ảnh của tác giả, đã góp phần gợi cảm xúc và tâm tư trong người đọc. Bài thơ là tiếng lòng của một tri thức Tây học trẻ tuổi nhìn về quá khứ khi Nho học đi đến hồi kết . Đó cũng là cái nhìn nhân hậu với quá khứ và với những giá trị truyền thống của dân tộc dần bị xao lãng. Vì thế mà tiếng lòng ấy đã tìm được tiếng nói tri âm trong lòng khán giả như hai nhà nghiên cứu và phê bình Hoài Thanh, Hoài Chân đã đánh giá đây là “bài thơ kiệt tác”.

Bài tập 3:  Từ bài thơ ông đồ, trình bày những suy nghĩ về việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Câu 4:  Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ

"Ông đồ" là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Bài tập 5: Từ bài thơ ông đồ, hãy viết bài văn miêu tả ông đồ trong cảnh ngày xuân cho chữ.

Trong làn mưa bụi lất phất bay, những lộc non trên cành lá khẳng khiu như giật mình thức giấc sau giấc ngủ đông dài và vươn mình trỗi dậy. Phố phường được tô điểm bởi sắc xanh của lá, bởi hương thơm thoảng qua từ những gánh hàng rong. Trong không khí xuân sang, dường như ai cũng háo hức, rộn ràng chuẩn bị mua sắm cho ngày tết thêm ấm cúng. Và góc phố cuối con đường nhỏ, có một ông đồ đang lặng lẽ và chăm chút cho từng nét chữ của mình.

Ông đồ có lẽ tuổi đã ngoài 60, khuôn mặt ông đã hiện rõ những nếp nhăn như những dấu tích của thời gian. Mái tóc và bộ râu của ông đã bạc trắng. Ông đồ đep cặp kính dày nhưng vẫn lộ rõ đôi mắt hiền từ. Ông khoác lên mình bộ khăn xếp và áo the màu đen, áo quần tuy đã bạc màu nhưng được là phẳng phiu gọn gàng. Dáng người ông nhỏ nhắn với đôi bàn tay nhanh nhẹn và linh hoạt. Bên cạnh đó là đôi guốc gỗ được ông xếp gọn gàng bên chiếc chiếu đỏ bày nơi góc phố.

Nắng xuân ấm áp vừa lên đã xua đi cái lạnh len lỏi qua từng kẽ lá, từng hơi thở còn phả làn khói mỏng manh vào không trung. Người người đã nô nức xuống phố để lựa chọn những cành đào đỏ, còn e ấp những nụ hoa xuân hay hay cặp bánh trưng xanh để thắp hương ngày tết. Ông đồ đang sắp xếp lại chiếc bàn nhỏ cho thật gọn gàng. Sau đó, ông lấy tập giấy đỏ, nghiên mực và chiếc bút lông từ trong chiếc hòm nhỏ cũng đã phai màu. Những vị khách đầu tieend dã dừng chân bên chiếc chiếu, họ nhờ ông ngẫm hộ đôi câu đối nào ý nghĩa để treo trang trọng trong phòng khách ngày tết. Bàn tay ông nhanh chóng mài mực, tay kia ông cầm chiếc bút lông chấm vào lớn mực mịn đen bóng. Ông nhẹ nhàng đưa từng nét, từng con chữ tượng hình hiện lên trên giấy đỏ như phượng múa rồng bay, có nét đậm nét thanh, có nét trầm nét lại vút cao tỏa sáng. Mọi người đều trầm trồ, ngưỡng mộ tài năng viết chữ của đồ. Nét mặt ông tươi vui khi mang lại được những nét chữ đẹp cho khách yêu thơ. Phía sau là hàng người đang xếp chờ đến lượt xin chữ ông đồ. Mỗi người đều đang lựa chọn, ngẫm nghĩ đôi câu đối hay đơn giản là một chữ nho với ý nghĩa mang lại may mắn và sung túc cho cả gia đình.

Những ngày tết có lẽ là những ngày bận rộn nhất trong năm với ông đồ. Nhưng dù vậy, ông vẫn luôn vui vẻ và tận tâm trong từng con chữ viết lên giấy thắm. Đó là nghề nhưng cũng là niềm vui với họ bởi vẫn còn nhiều người yêu mến tục xin chữ đầu năm, một nét văn hóa truyền thống  cao đẹp của dân tộc ta.

Hình ảnh ông đồ trong ngày xuân cặm cụi viết lên từng nét chữ  trở thành một biểu tượng đẹp, một phong tục không thể thiếu trong Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hi vọng rằng bản sắc văn hóa đó sẽ mãi được phát huy để con cháu đời sau mãi tự hào về một dân tộc hiếu học, từ nghèo khó vươn lên vẫn yêu mến và trân trọng từng con chữ.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn trả lời câu hỏi bài ông đồ ngữ văn 8 tập 2, soạn bài ông đồ, ông đồ ngữ văn 8 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net