Bài soạn siêu ngắn: Ông đồ - Ngữ văn lớp 8

Bài soạn siêu ngắn: Ông đồ - sgk ngữ văn lớp 8 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Hãy phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4. Hãy so sánh...

Trả lời:

  • Hai khổ thơ đầu: là hình ảnh ông đồ trong xưa cũ, phố xuân tấp nập, người người thuê viết, khen chữ ông đồ
  • Hai khổ thơ sau: ông đồ vẫn ngồi ở phố ấy nhưng nay mọi người đã không còn thuê viết chữ nhiều
=> Gợi lên sự cô đơn của ông đồ, khung cảnh xơ xác, tiêu điều, buồn man mác khi những giá trị truyền thống đang bị mai một dần.

Câu 2: Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Bài làm: 

  • Khổ 1,2: kí ức về ông đồ xưa
  • Khổ 3,4: khung cảnh HN mới, ông Đồ không còn nhiều khách
  • Khổ 5: hình ảnh thự tại khi không còn ông đồ.
=> Cho thấy niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh, người xưa cũ

Câu 3: Bài thơ hay ở những điểm nào?

Trả lời

Bài thơ hay ở: thể thơ ngũ ngôn, hình ảnh đối lập tương phản, ngôn ngữ giản dị, gợi hình gợi cảm.

Câu 4: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: “Giấy đỏ buồn không thắm...Ngoài giời bụi mưa bay.”

Trả lời:

Những câu thơ này vừa tả cảnh vừa tả tình.

  • Cảnh: khung cảnh tiêu điều, xơ xác, sự cô đơn lạc lõng của ông đồ già giữa chốn thị thành mới.
  • Tình: nỗi tiếc thương, sự trân trọng thành kính với ông đồ và lớp người xưa cũ.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com