Soạn văn 8 siêu ngắn bài: Câu phủ định

Soạn văn 8 siêu ngắn bài: Câu phủ định - sgk ngữ văn lớp 8 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Bài tập 1: Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao? a, Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ....

Trả lời

Có những câu phủ định bác bỏ sau:

  • Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu!
  • Không, chúng con không đói nữa đâu.

Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó.

Bài tập 2: Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: a, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa....

Trả lời

Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c)

Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên:

  • Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó vẫn có ý nghĩa.
  • Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.
  • Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

So với những câu khẳng định mới đặt, những câu phủ định có thêm từ phủ định đi kèm như câu cũ có tính chất nhấn mạnh ý hơn.

Bài tập 3: Xét câu sau và trả lời câu hỏi: Choắt không dạy được nữa, nằm thoi thóp....

Trả lời

Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu này như sau: Choắt chưa dạy được, nằm thoi thóp.

Nghĩa của câu trên có sự thay đổi

Trong câu chuyện, Dế Choắt sau khi bị Cốc mổ đã nằm thoi thóp, không bao giờ dậy nữa và chết. Vì vậy câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.

Bài tập 4: Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương....

Trả lời

Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định

Đặt những câu có ý nghĩa tương đương với các câu trên.

  • Không đẹp một chút nào!
  • Không thể có chuyện đó được.
  • Bài thơ này không hay.
  • Bài thơ này dở quá.
  • Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.

Bài tập 5: Đọc đoạn trích sau và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?....

Trả lời

Trong đoạn văn này, không thể thay "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng" được.

Nếu viết ‘Ta thường tới bữa không ăn’ thì không thực tế và khó thuyết phục được. Mặt khác, từ ‘chưa’ hàm ý điều bị định không có ấy sẽ có thể có sau một thời điểm nhất định cho nên câu văn của Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn bộc lộ một niềm tin vào khát vọng được diệt giặc. Từ ‘chẳng’ không thể hiện được điều đó.

Bài tập 6: Hãy viết một đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

Trả lời

- Cậu thấy bộ phim hôm qua thế nào?

- Chẳng hay gì cả. Tớ không thấy có giá trị nghệ thuật gì hết.

- Đâu có, tớ thấy bộ phim có giá trị nhân văn sâu sắc đấy chứ.

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net