[toc:ul]
[Luyện tập] Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm. là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ. a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy./ b. Nhanh lên nào, anh em ơi !/ c. Làm như thế mới đúng chứ...
Trả lời:
- Những từ không phải là tình thái từ: a, d, g, h
- Những từ là tình thái từ: b, c, e, i
[Luyện tập] Câu 2: Giải thích ý nghĩa của các từ tình thái in đậm trong những câu dưới đây: (SGK)
Trả lời:
a. “chứ”: nghi vấn
b. “chứ”: khẳng định
c. “ư”: hỏi, phân vân
d. “nhỉ”: hỏi thân mật
e. “nhé”: dặn dò, thân mật
g. “vậy”: miễn cưỡng, không hài lòng
h. “cơ mà”: Thuyết phục.
[Luyện tập] Câu 3: Đặt câu với tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy.
Trả lời:
- Mẹ đây mà!
- Cháu làm gì đấy?
- Hay quá đi chứ lị!
- Đi học thôi!
- Chị phải cho em đi xem phim cơ!
- Không được đi xem phim thì đi ngủ vậy.
[Luyện tập] Câu 4: Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây: Học sinh với thầy giáo cô giáo, Bạn nam và bạn nữ cùng lứa tuổi, Con với bố mẹ hoặc cô dì, bác chú
Trả lời:
- Em xin phép thầy cho em vào lớp ạ!
- Bạn có nhớ mang theo thước kẻ không đấy?
- Bố cần pha trà phải không ạ?
[Luyện tập] Câu 5: Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương mà em biết.
Trả lời:
Một số tình thái từ: nghen, nhé, nha, vậy, nhỉ...