Bài soạn siêu ngắn: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Ngữ văn lớp 8

Bài soạn siêu ngắn: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - trang 146 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Phân tích các câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục (chú ý các từ hào kiệt, phong lưu và quan niệm chạy mỏi chân thì hãy ở tù).

Trả lời:

  • Phong thái, khí phách: đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn => dường như không phải là bị đi tù
  • Phan Bội Châu ngồi tù nhưng chỉ coi là trạm nghỉ của cuộc mỏi chân => ở hoàn cảnh nào thì ý chí của ông cũng không hề bị lung lay.

Câu 2: Đọc lại cặp câu 3 - 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Giọng điệu thay đổi: hai câu đầu hài hước, đùa vui => hai câu sau trầm buồn.

Ý nghĩa lời tâm sự: Phan Bội Châu bôn ba phiêu bạt khắp nơi, gặp nhiều sóng gió, nếm đủ mọi khổ cực, cô đơn, trong lòng chỉ có mục tiêu duy nhất: cứu nước. Thế nhưng ông lại bị coi là một tội nhân => ông than số phận của mình và đau đớn vì đất nước đang bị cướp mất độc lập.

Câu 3: Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5 - 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt?

Trả lời:

Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Dù có lâm vào hoàn cảnh khó khăn đến nhường nào thì người chí sĩ vẫn một lòng lo cho dân, cho nước, muốn cứu đất nước khỏi gông kìm thực dân.

Tác dụng biện pháp khoa trương: tầm vóc nhỏ bé của con người được nâng cao ngang tầm vũ trụ, trở nên lớn lao, thần thánh => gây xúc động mạnh.

Câu 4: Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

Trả lời:

Tư tưởng toàn bài: Thách thức thực tại khắc nghiệt, nhà tù khổ sai để vượt lên với ý chí sôi sục mạnh mẽ, khí phách hiên ngang, tư thế ngoan cường.

Qua hai câu thơ ta thấy được hình ảnh một Phan Bội Châu hiên ngang, bất khuất và một lòng lo cho dân cho nước.

[Luyện tập] Câu 1: Ôn lại những kiến thức đã học về thể thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

Trả lời:

  • Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú Đường luật: gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ, 4 cặp: đề - thực – luận – kết. Bài thơ tuân thủ luật bằng trắc và gieo vần như quy luật của thể thơ.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com