Soạn văn 8 siêu ngắn bài: Câu cầu khiến

Soạn văn 8 siêu ngắn bài: Câu cầu khiến - sgk ngữ văn lớp 8 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Bài tập 1: Xét các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: a, Hãy lấy gạo làm làm bánh mà tế lễ Tiên Vương. (Bánh chưng, bánh giầy)....

Trả lời

Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng.
Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại. Cụ thể:

  •     Trong (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu, căn cứ vào những câu trước đó).
  •     Trong (b): Chủ ngữ là Ông giáo.
  •     Trong (c): Chủ ngữ là chúng ta.

Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi. Ví dụ:

  •    Con hãy lấy gạo làm bành mà lễ Tiên Vương (không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn).
  •     Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn).
  •     Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu ở đây chỉ nói những người khác mà không bao gồm người nói)

Bài tập 2: Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

Trả lời

Những câu cầu khiến có trong những đoạn trích đó là:

  • Đoạn a: Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
  • Đoạn b: Các em đừng khóc.
  • Đoạn c: Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !

Sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu trên:

  • Câu a có từ ngữ cầu khiến đi. Vắng chủ ngữ.
  • Câu b có từ ngữ cầu khiến đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.
  • Câu c không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Vắng chủ ngữ

Bài tập 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: a, Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột! b, Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

Trả lời

So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu trên:

  • Câu a: không có chủ ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo (khuyên húp cháo)
  • Câu b: có thêm chủ ngữ là "Thầy em" khiến cho câu cầu khiến nhẹ nhàng hơn, thể hiện rõ hơn thái độ, tình cảm của người nói. Tuy nhiên câu vẫn mang ý nghĩa khuyên bảo, chỉ thay đổi sắc thái.

Bài tập 4: Xét đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:....

Trả lời

  • Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích nhờ Dế Mèn đào giúp một cái ngách thông sang nhà. 
  • Trong câu trên Dế Choắt không dùng những câu nói khác mà sử dụng cách nói như vậy bởi vì: Dế Choắt ở địa vị dưới lại, là một người yếu thế. Cách cầu khiến hết sức khôn khéo của Dế Choắt trong đoạn trích trên vừa thể hiện sự khôn khéo, vừa cho thấy Dế Choắt là người biết đạo lí. Cách nói khôn khéo khiến Dế Mèn không thể từ chối được

Bài tập 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường,....

Trả lời

  • Câu "Đi đi con !" trong đoạn trích trên và câu "Đi thôi con."  không thể thay thế được cho nhau.
  • Trong đoạn văn này, câu nói đó được người mẹ dùng để khuyên con hãy vững tin bước vào đời. Trái lại, trong đoạn văn (rút từ truyện Cuộc chia tay của những con búp bê), người mẹ bảo đứa con đi cùng mình.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com