Bài soạn siêu ngắn: Câu ghép (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 8

Bài soạn siêu ngắn: Câu ghép (tiếp theo) - trang 123 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

[Luyện tập] Câu 1: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biêu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy. a. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi...

Trả lời:

a. Vế 1 và vế 2: quan hệ nguyên nhân – kết quả

    Vế 3 giải thích cho vế 2

b. Quan hệ điều kiện (giả thiết ) – kết quả

c. Quan hệ tăng tiến

d. Quan hệ tương phản

e. Câu 1: Quan hệ tiếp nối

    Câu 2: quan hệ nguyên nhân – kết quả

[Luyện tập] Câu 2: Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. (a) Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch....

Trả lời:

a. 

Đoạn trích a:

  • Trời xanh thẳm... lên chắc nịch.
  • Trời rải mây trắng... hơi sương.
  • Trời âm u...nặng nề .
  • Trời ầm ầm... giận dữ…

Đoạn trích b:

  • Buổi sớm, mặt trời... trời mới quang.
  • Buổi chiều nắng... mặt biển.

b. Xác định quan hệ giữa các vế câu:

  • Đoạn trích 1: quan hệ điều kiện- kết quả.
  • Đoạn trích 2: quan hệ nguyên nhân - kết quả.

c. Không nên tách các vế của câu ghép thành câu riêng vì ý nghĩa các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.

[Luyện tập] Câu 3: Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét vé mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không ? Vì sao ? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài...

Trả lời:

Về mặt lập luận không thể tách các vế thành câu đơn.

Câu ghép dài có tác dụng: thể hiện lời kể chậm rãi, dài dòng của một người già yếu đang tự dằn vặt về trách nhiệm làm cha

[Luyện tập] Câu 4: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn: Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị...

Trả lời:

a. Quan hệ giữa các vế câu:

  • V1-V2-V3: quan hệ đồng thời.
  • V1-V2-V3 ->V4: quan hệ điều kiện - kết quả.

Không nên tách mỗi vế thành một câu đơn vì các ý liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau.

b. Nếu tách: Thôi, u van con. U lạy con. Con có thương thầy thương u. Con đi ngay bây giờ cho u.

=> cách tách này làm mất đi sự đau đớn, tính mệnh lệnh trong lời nói so với việc giữ nguyên câu ghép. 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com