[toc:ul]
[Luyện tập] Câu 1: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau theo yêu cầu nêu ở dưới: Rừng cọ quê tôi ...
Trả lời:
a. Văn bản trên viết về rừng cọ và ự gắn bó của người dân sông Thao với rừng cọ quê mình.
Trình tự: giới thiệu rừng cọ, lá cọ, tác dụng của cây cọ và tình cảm gắn bó với cây cọ.
Trình tự này là hợp lý.
b. Chủ đề: Tình cảm gắn bó của người dân sông Thao với rừng cọ.
c. Chủ đề được thể hiện qua: nhan đề, hình ảnh rừng cọ trong cuộc sống và tình cảm cảu người sông Thao.
d.
- Các từ ngữ: Rừng cọ, cây cọ, thân cọ, lá cọ, búp cọ,...
- Các câu tiêu biểu: “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.“, “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ”…
[Luyện tập] Câu 2: Một bạn dự định viết một số ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm: “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”: a. Văn chương làm cho những hiểu biết của ta...
Trả lời:
Ý làm cho bài viết lạc đề : b,d (không đảm bảo tính thống nhất chủ đề.)
[Luyện tập] Câu 3: Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai một số ý sau: a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường...
Trả lời:
Những ý lạc đề, xa đề vì không phục vụ cho việc phân tích dòng cảm xúc thiết tha của nhân vật “tôi” trong văn bản: c,h
Sắp xếp các ý còn lại: a - b - d - e - g