Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Câu cầu khiến

Soạn bài: “Câu cầu khiến” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Câu cầu khiến” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: Trang 31 sgk ngữ văn 8 tập 2

Xét các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a, Hãy lấy gạo làm làm bánh mà tế lễ Tiên Vương.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b, Ông giáo hút trước đi.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c, Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không?

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?

Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

Bài tập 2: Trang 32 sgk ngữ văn 8 tập 2

Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b, Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh. Tôi đi học)

c, Có anh chàng nọ tính tình keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:

Đưa tay cho tôi mau !

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

Cầm lấy tay tôi này !

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát...

(Theo Ngữ văn 6 tập 1)

Bài tập 3: Trang 32 sgk ngữ văn 8 tập 2

So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

a, Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b, Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Bài tập 4: Trang 32 sgk ngữ văn 8 tập 2

Xét đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích gì? Cho biết vì sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng những câu như: 

- Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!

- Đào ngay giúp em một cái ngách!

Bài tập 5: Trang 33 sgk ngữ văn 8 tập 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông ta mà nói: "Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cách cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra."

(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra)

Câu "Đi đi con!" trong đoạn trích trên và câu "Đi thôi con." trong đoạn trích mục I.1 b (tr.30) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến (dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo) chủ đề tuổi trẻ

Bài tập 2: Đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến và câu nghi vấn

II. Soạn bài siêu ngắn: Câu cầu khiến

Bài tập 1: Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng.

  • Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại.
  • Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi:

o    Con hãy lấy gạo làm bành mà lễ Tiên Vương (không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn).

o     Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn).

o     Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu ở đây chỉ nói những người khác mà không bao gồm người nói)

Bài tập 2: Những câu cầu khiến có trong những đoạn trích đó là:

o Đoạn a: Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

o Đoạn b: Các em đừng khóc.

o Đoạn c: Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !

  • Sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu trên:

o Câu a có từ ngữ cầu khiến đi. Vắng chủ ngữ.

o Câu b có từ ngữ cầu khiến đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.

o Câu c không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Vắng chủ ngữ

Bài tập 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu trên:

o Câu a: không có chủ ngữ =>khuyên bảo (khuyên húp cháo)

o Câu b: có thêm chủ ngữ là "Thầy em" => thái độ, tình cảm của người nói. Tuy nhiên câu vẫn mang ý nghĩa khuyên bảo, chỉ thay đổi sắc thái.

Bài tập 4:

  • Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích nhờ Dế Mèn đào giúp một cái ngách thông sang nhà.
  • Dế Choắt sử dụng cách nói như vậy bởi vì: Dế Choắt ở địa vị dưới lại là một người yếu thế => khôn khéo, biết đạo lí, khiến Dế Mèn không thể từ chối được.

Bài tập 5: Câu "Đi đi con !" trong đoạn trích trên và câu "Đi đi con."  không thể thay thế.

Trong đoạn văn này, câu nói đó được người mẹ dùng để khuyên con hãy vững tin bước vào đời. Trái lại, trong đoạn văn người mẹ bảo đứa con đi cùng mình.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến (dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo) chủ đề tuổi trẻ.

Bài tham khảo

Ai đó từng nói, tuổi thanh xuân là những năm tháng rực rỡ nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đó là những tháng ngày miệt mài bên trang sách để học hỏi, chuẩn bị cho những kì thi chuyển cấp cam go. Hay những tình bạn thân thiết, gắn bó cùng ta đi qua bao buồn vui trong cuộc đời. Tình bạn thuở học sinh thật hồn nhiên, trong sáng. Tuổi trẻ cũng là lúc mỗi người xây đắp bao ước mơ, hoài bão tươi đẹp và phấn đấu hết mình để đạt được điều đó. Thanh xuân ấy chỉ đến một lần trong đời. Đừng để quãng thời gian tươi đẹp đó trôi qua một cách vô ích bạn nhé!

Bài tập 2: Đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến và câu nghi vấn

Bài tham khảo

Nhiệt độ đang ngày càng nóng lên và gây ra nhiều hậu quả đối với các loài sinh vật trên Trái Đất. Những khối băng khổng lồ ở Bắc và Nam cực đang ngày tan rã nhanh chóng hơn, khiến lượng nước trên các đại dương dâng cao và nhấn chìm nhiều vùng đất thấp. Những cánh đồng tươi tốt sẽ dần mất đi do nước biển ngập sâu và không thể canh tác. Nhiệt độ cao khiến nhiều loài vật không thể thích nghi và có nguy cơ diệt vong. Nắng nóng đi kèm hạn hán khiến cho sản xuất nhiều nơi bị ngưng trệ, gây thiếu hụt lương thực ở nhiều quốc gia, đặc biệt và vùng Trung Á và châu Phi. Sự gia tăng nhiệt đó của trái đất chính là do con người đã tàn phá rừng và phát triển công nghiệp nhanh, làm tăng lượng khí thải độc hại ra môi trường. Con người rồi sẽ ra sao ? Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường để bảo vệ chính cuộc sống của chính mình.

III. Soạn bài ngắn nhất: Câu cầu khiến

Bài tập 1: 

- Các câu trên là câu cầu khiến => chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng.

- Trong các câu trên chủ ngữ đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại.

- Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên => ít nhiều đều có sự thay đổi:

1. Con hãy lấy gạo làm bành mà lễ Tiên Vương  =>  ý nghĩa không thay đổi mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn

2.  Hút trước đi => ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn.

3.  Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.  =>thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu ở đây chỉ nói những người khác mà không bao gồm người nói

Bài tập 2: 

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

=> từ ngữ cầu khiến đi, vắng chủ ngữ.

b. Các em đừng khóc.

=>  từ ngữ cầu khiến đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.

c. Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !

=> chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Vắng chủ ngữ

Bài tập 3: So sánh 

(a) không có chủ ngữ nhằm khuyên bảo (khuyên húp cháo). Còn (b) có thêm chủ ngữ là "Thầy em" thái độ, tình cảm của người nói, tuy nhiên câu vẫn mang ý nghĩa khuyên bảo, chỉ thay đổi sắc thái.

Bài tập 4: 

- Câu trên mục đích: nhờ Dế Mèn đào giúp một cái ngách thông sang nhà. 

- Sử dụng cách nói như vậy bởi vì: Dế Choắt ở địa vị dưới, yếu thế  nhưng câu nói đầy khôn khéo, biết đạo lí, khiến Dế Mèn không thể từ chối được.

Bài tập 5: 

- Câu "Đi đi con !" trong đoạn trích trên và câu "Đi đi con."  không thể thay thế.

- Trong đoạn văn này=> khuyên con hãy vững tin bước vào đời.

- Trái lại, trong đoạn văn => bảo đứa con đi cùng mình.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến (dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo) chủ đề tuổi trẻ.

Bài tham khảo

Ai đó từng nói, tuổi thanh xuân là những năm tháng rực rỡ nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đó là những tháng ngày miệt mài bên trang sách để học hỏi, chuẩn bị cho những kì thi chuyển cấp cam go. Hay những tình bạn thân thiết, gắn bó cùng ta đi qua bao buồn vui trong cuộc đời. Tình bạn thuở học sinh thật hồn nhiên, trong sáng. Tuổi trẻ cũng là lúc mỗi người xây đắp bao ước mơ, hoài bão tươi đẹp và phấn đấu hết mình để đạt được điều đó. Thanh xuân ấy chỉ đến một lần trong đời. Đừng để quãng thời gian tươi đẹp đó trôi qua một cách vô ích bạn nhé!

Bài tập 2: Đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến và câu nghi vấn

Bài tham khảo

Nhiệt độ đang ngày càng nóng lên và gây ra nhiều hậu quả đối với các loài sinh vật trên Trái Đất. Những khối băng khổng lồ ở Bắc và Nam cực đang ngày tan rã nhanh chóng hơn, khiến lượng nước trên các đại dương dâng cao và nhấn chìm nhiều vùng đất thấp. Những cánh đồng tươi tốt sẽ dần mất đi do nước biển ngập sâu và không thể canh tác. Nhiệt độ cao khiến nhiều loài vật không thể thích nghi và có nguy cơ diệt vong. Nắng nóng đi kèm hạn hán khiến cho sản xuất nhiều nơi bị ngưng trệ, gây thiếu hụt lương thực ở nhiều quốc gia, đặc biệt và vùng Trung Á và châu Phi. Sự gia tăng nhiệt đó của trái đất chính là do con người đã tàn phá rừng và phát triển công nghiệp nhanh, làm tăng lượng khí thải độc hại ra môi trường. Con người rồi sẽ ra sao ? Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường để bảo vệ chính cuộc sống của chính mình.

IV. Soạn bài cực ngắn: Câu cầu khiến

Bài tập 1: 

1. Các câu trên là câu cầu khiến (hãy, đi, đừng)

2. Chủ ngữ đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại.

3. Chủ ngữ trong các câu trên có thể thêm, bớt hoặc thay đổi (ít nhiều đều có sự thay đổi)

- Con hãy lấy gạo làm bành mà lễ Tiên Vương 

=>  ý nghĩa không thay đổi mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn

- Hút trước đi

 => ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, kém lịch sự hơn.

- Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 

 =>thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu ở đây chỉ nói những người khác mà không bao gồm người nói

Bài tập 2: 

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.( đi, vắng chủ ngữ.)

b. Các em đừng khóc.  đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.

c. Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !

=> chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Vắng chủ ngữ

Bài tập 3: So sánh 

(b) không có chủ ngữ nhằm khuyên bảo (khuyên húp cháo). Còn (b) có thêm chủ ngữ là "Thầy em" thái độ, tình cảm của người nói, tuy nhiên câu vẫn mang ý nghĩa khuyên bảo, chỉ thay đổi sắc thái.

Bài tập 4: 

- Câu trên mục đích: nhờ Dế Mèn đào giúp một cái ngách thông sang nhà. 

- Sử dụng cách nói như vậy bởi vì: Dế Choắt ở địa vị dưới, yếu thế  nhưng câu nói đầy khôn khéo, biết đạo lí, khiến Dế Mèn không thể từ chối được.

Bài tập 5: 

- Câu "Đi đi con !" trong đoạn trích trên và câu "Đi đi con."  không thể thay thế.

- Trong đoạn văn này=> khuyên con hãy vững tin bước vào đời.

- Trái lại, trong đoạn văn => bảo đứa con đi cùng mình.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Viết đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến (dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo) chủ đề tuổi trẻ.

Bài tham khảo

Ai đó từng nói, tuổi thanh xuân là những năm tháng rực rỡ nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đó là những tháng ngày miệt mài bên trang sách để học hỏi, chuẩn bị cho những kì thi chuyển cấp cam go. Hay những tình bạn thân thiết, gắn bó cùng ta đi qua bao buồn vui trong cuộc đời. Tình bạn thuở học sinh thật hồn nhiên, trong sáng. Tuổi trẻ cũng là lúc mỗi người xây đắp bao ước mơ, hoài bão tươi đẹp và phấn đấu hết mình để đạt được điều đó. Thanh xuân ấy chỉ đến một lần trong đời. Đừng để quãng thời gian tươi đẹp đó trôi qua một cách vô ích bạn nhé!

Bài tập 2: Đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến và câu nghi vấn

Bài tham khảo

Nhiệt độ đang ngày càng nóng lên và gây ra nhiều hậu quả đối với các loài sinh vật trên Trái Đất. Những khối băng khổng lồ ở Bắc và Nam cực đang ngày tan rã nhanh chóng hơn, khiến lượng nước trên các đại dương dâng cao và nhấn chìm nhiều vùng đất thấp. Những cánh đồng tươi tốt sẽ dần mất đi do nước biển ngập sâu và không thể canh tác. Nhiệt độ cao khiến nhiều loài vật không thể thích nghi và có nguy cơ diệt vong. Nắng nóng đi kèm hạn hán khiến cho sản xuất nhiều nơi bị ngưng trệ, gây thiếu hụt lương thực ở nhiều quốc gia, đặc biệt và vùng Trung Á và châu Phi. Sự gia tăng nhiệt đó của trái đất chính là do con người đã tàn phá rừng và phát triển công nghiệp nhanh, làm tăng lượng khí thải độc hại ra môi trường. Con người rồi sẽ ra sao ? Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường để bảo vệ chính cuộc sống của chính mình.

 

Tìm kiếm google: Câu cầu khiến ngữ văn 8 tập 2, soạn bài ngắn nhất Câu cầu khiến ngữ văn 8 tập 2, trả lời câu hỏi bài Câu cầu khiến

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com