[toc:ul]
Bài tập 1: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.
Bài tập 2: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng hoa hoa"? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?
Bài tập 3: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt ( và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Bài tập 4: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
Bài tập 5: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài thơ mà Bác Hồ viết về trăng mà em biết (ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài thơ mà em biết). Cuộc "ngắm trăng" trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?
Phần tham khảo mở rộng
Bài tập 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngắm trăng
Bài tập 2: Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Ngắm trăng
Bài tập 3: So sánh hình tượng người tù cách mạng qua hai bài thơ Ngắm Trăng và Khi con tu hú
Bài tập 1: Trong bản dịch thơ các câu dịch so với bản gốc ta thấy có những câu thơ dịch chưa thoát ý, chưa sát nguyên tác, cụ thể:
o Câu 3 (bản dịch): làm giảm đi sự xao xuyến, bối rối trong bài.
o Hai câu cuối ý thơ dịch chưa thoát ý: từ nhòm trong câu thơ cuối là câu thơ giảm đi phần lãng mạn, tuy nó là từ đồng nghĩa.
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4: Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra ung dung tự tại, hiên ngang trước cảnh tù ngục gian khổ. Tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên, một tâm hồn thi ca lãng mạn, tinh thần một người chiến sĩ anh dũng.
Bài tập 5: Một số bài thơ Bác Hồ viết về hình ảnh trăng như: Đối nguyệt, Chơi trăng, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Thư trung thu năm 1951, ...
o Bài thơ "cảnh khuya":
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Năm 1947
o Bài thơ "Rằm tháng riêng":
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"
Mậu Tý (1948)
o Bài thơ "Thư Trung thu 1951":
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung..."
Phần tham khảo mở rộng
Bài tập 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngắm trăng
Nội dung: tình yêu thiên nhiên say đắm của tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh và phong thái ung dung của Bác ngay trog hoàn cảnh lao tù tăm tối cực khổ.
Nghệ thuật
Bài tập 2: Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Ngắm trăng
Bài văn tham khảo
Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.
Bài tập 3: So sánh hình tượng người tù cách mạng qua hai bài thơ Ngắm Trăng và Khi con tu hú
Bài tham khảo
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, phải đối mặt với bao hiểm nguy và gian khổ, nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn hướng lòng mình với cảnh sắc thiên nhiên. Đó cũng chính là tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước, là khát vọng tự do bừng cháy trong tâm hồn người yêu nước. Hai bài thơ Ngắm trăng và Khi con tu hú, dù được sáng tác cách xa về thời gian và khác nhau về không gian nhưng lại có nét đồng điệu trong tâm của hai nhà thơ Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Đây là hai bài thơ đặc sắc về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng noi riêng và tho ca cách mạng nước ta nói chung.
Nét chung ở hai bài thơ đều thể hiện được tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim người thi si. Ở bài thơ Ngắm trăng, trong không gian gian tù túng, chật hẹp, Bác Hồ đã hướng lòng mình lên bầu trời cao rộng để hòa mình và say đắm cùng ánh trăng:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ
Nếu là người không yêu thiên nhiên, có lẽ Người đã “hững hờ” trước ánh trăng đêm nay. Ở hoàn cảnh hiện tại, thi nhân chẳng có hoa đẹp hay rượu thơm bầu bạn để cùng ngắm trăng. Trăng là biểu tượng của cái đẹp, của tâm hồn lãng mạn bay bổng ngoài thiên nhiên. Ánh trăng đã giúp Người quên đi thực tại phũ phàng, quên đi chốn lao tù giam hãm bước chân người chiến sĩ. Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’. Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ được. Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
Nếu ánh trăng trong đêm bầu bạn cùa Bác thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú đã đánh thức tâm hồn và đưa nhà thơ về với miền liên tưởng, nơi có bức tranh thiên nhiên đồng quê mùa hạ vô cùng khoáng đạt, nên thơ:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trásawscaay ngọt dần.
Vườn răm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Bức tranh ấy có đủ âm sắc, là âm thanh ríu rít, ngân vang của tiếng chim, tiếng ve ngân và tiếng sáo diều tự do bay liệng giữa không trung. Đó là những sắc màu rực rỡ, báo hiệu một mùa màng bội thu với người nông dân với sắc vàng lúa chín, sắc đỏ của cây trái và sắc vàng rực rỡ của trái ngô sai trĩu trong nắng hồng đang lên. Bức tranh ấy còn là bầu trời tự do, cao rộng. Bức tranh sống động, vui tươi chốn thôn quê dân dã như gọi mời, thôi thúc tâm hồn nhà thơ.
Thi nhân vẽ tranh nhưng để tỏ lòng, để nói ra những tâm sự chất chứa trong tâm hồn. Đó chính là khát vọng tự do, được là ánh trăng sáng trên bầu trời hay cánh diều chao nghiêng giữa không trung rộng lớn. Sống trong giam hãm, tù đầy nhưng tâm hồn của họ luôn hướng ngoại, hướng đến với tự do, với sự nghiệp cách mạng còn đang dang dở. Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tâm tư ấy kín đáo hơn trong đêm khuya tĩnh lặng. Còn với bài thơ Khi con tu hú, đã thể hiện rõ hơn tâm trạng và khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ, bởi tiếng tu hú kêu vang tha thieeuts như thúc giục người chiến sĩ:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Đó là tâm trạng ngột ngạt, uất ức khi sống trong cảnh giam cầm. Bởi ngoài kia, nhân dân ta còn đang sống trong cảnh lầm than, khổ cực, làm sao tâm hồn ấy có thể lặng yên, cam chịu .
Qua hai bài thơ, ta cảm nhận thêm được vẻ đẹp của ý chí cách mạng, tinh thần lạc quan, yêu đời ở người chiến sĩ cách mạng. Dù trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, phải chịu sự tra tấn dã man của giặc. Họ vẫn luôn hướng về cái đẹp với tình yêu thiên nhiên tha thiết và kiên định theo lí tưởng cộng sản. Phải chăng, hoàn cảnh sống khó khăn càng hun đúc thêm ý chí cách mạng của người chiến sĩ, càng khiến họ thêm căm thù cuộc sống áp bức, nô lệ dưới sự đô hộ của chế độ thực dân. Như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn lên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Như vậy, họ là thi sĩ hướng tâm hôn mình với cái đẹp nhưng họ cũng là những chiến sĩ, luôn kiên trung với lí tưởng cộng sản dù đang sống trong những ngày mất tự do.
Ngắm trăng và Khi con tu hú là những bài thơ đã khắc họa được hình ảnh về những người tù cách mạng có tâm hồn cao đẹp, yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó còn là những người con của dân tộc mang một ý chí và lí tưởng cao đẹp, luôn sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì sự nghiệp cách mạng,là hình ảnh đáng ngợi ca cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hôm nay. Vì thế, những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên và ngưỡng mộ, tự hào.
Bài tập 1:
1. Câu 3 (bản dịch) => giảm đi sự xao xuyến, bối rối trong bài.
2. Từ “nhòm” trong câu thơ cuối là câu thơ giảm đi phần lãng mạn, tuy nó là từ đồng nghĩa.
Bài tập 2:
1. Hoàn cảnh Bác ngắm trăng : bị giam trong tù.
2. ''Trong tù không rượu cũng không hoa" => Bác không than vãn cảnh tù buồn tẻ, cực khổ mà ở đây ngắm trăng không được trọn vẹn thú vui.
3. 2 câu thơ đầu Bác hoàn toàn say mê, ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên mà không màng rằng mình đang bị giam.
Bài tập 3:
Các từ chỉ người và các từ chỉ trăng đặt ở hai đầu => người tù và ánh trăng bị chia cách bởi cánh cửa nhà tù, nhưng người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau.
Hiệu quả nghệ thuật: nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ, nổi bật tình yêu thiên nhiên của Bác.
Bài tập 4: Qua bài thơ => hình ảnh Bác Hồ hiện ra ung dung tự tại, hiên ngang trước cảnh tù ngục gian khổ, yêu thiên nhiên mãnh liệt, tâm hồn thi ca lãng mạn, tinh thần một người chiến sĩ anh dũng.
Bài tập 5: Một số bài thơ Bác Hồ viết về hình ảnh trăng như: Đối nguyệt, Chơi trăng, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Thư trung thu năm 1951, ...
Trăng trong bài thơ "Vọng nguyệt" và trăng trong các bài thơ khác => mang nhiều sắc, dáng vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận ở bất cứ đâu cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.
Phần tham khảo mở rộng
Bài tập 1: Giá trị:
1. Nội dung: tình yêu thiên nhiên say đắm của tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh và phong thái ung dung của Bác ngay trog hoàn cảnh lao tù tăm tối cực khổ.
2. Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, Sử dụng phép đối, nhân hoá, màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.
Bài tập 2: Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Ngắm trăng
Bài văn tham khảo
Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.
Bài tập 3: So sánh hình tượng người tù cách mạng qua hai bài thơ Ngắm Trăng và Khi con tu hú
Bài tham khảo
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, phải đối mặt với bao hiểm nguy và gian khổ, nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn hướng lòng mình với cảnh sắc thiên nhiên. Đó cũng chính là tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước, là khát vọng tự do bừng cháy trong tâm hồn người yêu nước. Hai bài thơ Ngắm trăng và Khi con tu hú, dù được sáng tác cách xa về thời gian và khác nhau về không gian nhưng lại có nét đồng điệu trong tâm của hai nhà thơ Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Đây là hai bài thơ đặc sắc về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng noi riêng và tho ca cách mạng nước ta nói chung.
Nét chung ở hai bài thơ đều thể hiện được tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim người thi si. Ở bài thơ Ngắm trăng, trong không gian gian tù túng, chật hẹp, Bác Hồ đã hướng lòng mình lên bầu trời cao rộng để hòa mình và say đắm cùng ánh trăng:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ
Nếu là người không yêu thiên nhiên, có lẽ Người đã “hững hờ” trước ánh trăng đêm nay. Ở hoàn cảnh hiện tại, thi nhân chẳng có hoa đẹp hay rượu thơm bầu bạn để cùng ngắm trăng. Trăng là biểu tượng của cái đẹp, của tâm hồn lãng mạn bay bổng ngoài thiên nhiên. Ánh trăng đã giúp Người quên đi thực tại phũ phàng, quên đi chốn lao tù giam hãm bước chân người chiến sĩ. Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’. Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ được. Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
Nếu ánh trăng trong đêm bầu bạn cùa Bác thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú đã đánh thức tâm hồn và đưa nhà thơ về với miền liên tưởng, nơi có bức tranh thiên nhiên đồng quê mùa hạ vô cùng khoáng đạt, nên thơ:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trásawscaay ngọt dần.
Vườn răm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Bức tranh ấy có đủ âm sắc, là âm thanh ríu rít, ngân vang của tiếng chim, tiếng ve ngân và tiếng sáo diều tự do bay liệng giữa không trung. Đó là những sắc màu rực rỡ, báo hiệu một mùa màng bội thu với người nông dân với sắc vàng lúa chín, sắc đỏ của cây trái và sắc vàng rực rỡ của trái ngô sai trĩu trong nắng hồng đang lên. Bức tranh ấy còn là bầu trời tự do, cao rộng. Bức tranh sống động, vui tươi chốn thôn quê dân dã như gọi mời, thôi thúc tâm hồn nhà thơ.
Thi nhân vẽ tranh nhưng để tỏ lòng, để nói ra những tâm sự chất chứa trong tâm hồn. Đó chính là khát vọng tự do, được là ánh trăng sáng trên bầu trời hay cánh diều chao nghiêng giữa không trung rộng lớn. Sống trong giam hãm, tù đầy nhưng tâm hồn của họ luôn hướng ngoại, hướng đến với tự do, với sự nghiệp cách mạng còn đang dang dở. Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tâm tư ấy kín đáo hơn trong đêm khuya tĩnh lặng. Còn với bài thơ Khi con tu hú, đã thể hiện rõ hơn tâm trạng và khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ, bởi tiếng tu hú kêu vang tha thieeuts như thúc giục người chiến sĩ:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Đó là tâm trạng ngột ngạt, uất ức khi sống trong cảnh giam cầm. Bởi ngoài kia, nhân dân ta còn đang sống trong cảnh lầm than, khổ cực, làm sao tâm hồn ấy có thể lặng yên, cam chịu .
Qua hai bài thơ, ta cảm nhận thêm được vẻ đẹp của ý chí cách mạng, tinh thần lạc quan, yêu đời ở người chiến sĩ cách mạng. Dù trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, phải chịu sự tra tấn dã man của giặc. Họ vẫn luôn hướng về cái đẹp với tình yêu thiên nhiên tha thiết và kiên định theo lí tưởng cộng sản. Phải chăng, hoàn cảnh sống khó khăn càng hun đúc thêm ý chí cách mạng của người chiến sĩ, càng khiến họ thêm căm thù cuộc sống áp bức, nô lệ dưới sự đô hộ của chế độ thực dân. Như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn lên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Như vậy, họ là thi sĩ hướng tâm hôn mình với cái đẹp nhưng họ cũng là những chiến sĩ, luôn kiên trung với lí tưởng cộng sản dù đang sống trong những ngày mất tự do.
Ngắm trăng và Khi con tu hú là những bài thơ đã khắc họa được hình ảnh về những người tù cách mạng có tâm hồn cao đẹp, yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó còn là những người con của dân tộc mang một ý chí và lí tưởng cao đẹp, luôn sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì sự nghiệp cách mạng,là hình ảnh đáng ngợi ca cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hôm nay. Vì thế, những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên và ngưỡng mộ, tự hào.
Bài tập 1:
Bài tập 2:
1. Bác ngắm trăng : khi bị giam trong tù.
2. ''Trong tù không rượu cũng không hoa" (không than vãn cảnh tù buồn tẻ, cực khổ mà ở đây ngắm trăng không được trọn vẹn thú vui.)
3. Bác hoàn toàn say mê, ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên mà không màng rằng mình đang bị giam.
Bài tập 3:
1. Sự sắp xếp đáng chú ý: người tù và ánh trăng bị chia cách bởi cánh cửa nhà tù, nhưng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau.
2. Hiệu quả: nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, tình yêu thiên nhiên của Bác.
Bài tập 4: Qua bài thơ Bác Hồ hiện ra ung dung tự tại, hiên ngang trước cảnh tù ngục gian khổ, yêu thiên nhiên mãnh liệt, tâm hồn thi ca lãng mạn, tinh thần một người chiến sĩ anh dũng.
Bài tập 5:
1. Một số bài thơ Bác Hồ: Đối nguyệt, Chơi trăng, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Thư trung thu năm 1951, ...
2. Trăng trong "Vọng nguyệt" và trăng trong các bài thơ khác mang nhiều sắc, dáng vẻ khác nhau. Nhưng tất cả hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.
Phần tham khảo mở rộng
Bài tập 1:
1. Nội dung: tình yêu thiên nhiên say đắm của tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh và phong thái ung dung của Bác ngay trog hoàn cảnh lao tù tăm tối cực khổ.
2. Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, Sử dụng phép đối, nhân hoá, màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.
Bài tập 2: Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Ngắm trăng
Bài văn tham khảo
Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.
Bài tập 3: So sánh hình tượng người tù cách mạng qua hai bài thơ Ngắm Trăng và Khi con tu hú
Bài tham khảo
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, phải đối mặt với bao hiểm nguy và gian khổ, nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn hướng lòng mình với cảnh sắc thiên nhiên. Đó cũng chính là tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước, là khát vọng tự do bừng cháy trong tâm hồn người yêu nước. Hai bài thơ Ngắm trăng và Khi con tu hú, dù được sáng tác cách xa về thời gian và khác nhau về không gian nhưng lại có nét đồng điệu trong tâm của hai nhà thơ Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Đây là hai bài thơ đặc sắc về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng noi riêng và tho ca cách mạng nước ta nói chung.
Nét chung ở hai bài thơ đều thể hiện được tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim người thi si. Ở bài thơ Ngắm trăng, trong không gian gian tù túng, chật hẹp, Bác Hồ đã hướng lòng mình lên bầu trời cao rộng để hòa mình và say đắm cùng ánh trăng:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ
Nếu là người không yêu thiên nhiên, có lẽ Người đã “hững hờ” trước ánh trăng đêm nay. Ở hoàn cảnh hiện tại, thi nhân chẳng có hoa đẹp hay rượu thơm bầu bạn để cùng ngắm trăng. Trăng là biểu tượng của cái đẹp, của tâm hồn lãng mạn bay bổng ngoài thiên nhiên. Ánh trăng đã giúp Người quên đi thực tại phũ phàng, quên đi chốn lao tù giam hãm bước chân người chiến sĩ. Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’. Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ được. Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
Nếu ánh trăng trong đêm bầu bạn cùa Bác thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú đã đánh thức tâm hồn và đưa nhà thơ về với miền liên tưởng, nơi có bức tranh thiên nhiên đồng quê mùa hạ vô cùng khoáng đạt, nên thơ:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trásawscaay ngọt dần.
Vườn răm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Bức tranh ấy có đủ âm sắc, là âm thanh ríu rít, ngân vang của tiếng chim, tiếng ve ngân và tiếng sáo diều tự do bay liệng giữa không trung. Đó là những sắc màu rực rỡ, báo hiệu một mùa màng bội thu với người nông dân với sắc vàng lúa chín, sắc đỏ của cây trái và sắc vàng rực rỡ của trái ngô sai trĩu trong nắng hồng đang lên. Bức tranh ấy còn là bầu trời tự do, cao rộng. Bức tranh sống động, vui tươi chốn thôn quê dân dã như gọi mời, thôi thúc tâm hồn nhà thơ.
Thi nhân vẽ tranh nhưng để tỏ lòng, để nói ra những tâm sự chất chứa trong tâm hồn. Đó chính là khát vọng tự do, được là ánh trăng sáng trên bầu trời hay cánh diều chao nghiêng giữa không trung rộng lớn. Sống trong giam hãm, tù đầy nhưng tâm hồn của họ luôn hướng ngoại, hướng đến với tự do, với sự nghiệp cách mạng còn đang dang dở. Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tâm tư ấy kín đáo hơn trong đêm khuya tĩnh lặng. Còn với bài thơ Khi con tu hú, đã thể hiện rõ hơn tâm trạng và khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ, bởi tiếng tu hú kêu vang tha thieeuts như thúc giục người chiến sĩ:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Đó là tâm trạng ngột ngạt, uất ức khi sống trong cảnh giam cầm. Bởi ngoài kia, nhân dân ta còn đang sống trong cảnh lầm than, khổ cực, làm sao tâm hồn ấy có thể lặng yên, cam chịu .
Qua hai bài thơ, ta cảm nhận thêm được vẻ đẹp của ý chí cách mạng, tinh thần lạc quan, yêu đời ở người chiến sĩ cách mạng. Dù trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, phải chịu sự tra tấn dã man của giặc. Họ vẫn luôn hướng về cái đẹp với tình yêu thiên nhiên tha thiết và kiên định theo lí tưởng cộng sản. Phải chăng, hoàn cảnh sống khó khăn càng hun đúc thêm ý chí cách mạng của người chiến sĩ, càng khiến họ thêm căm thù cuộc sống áp bức, nô lệ dưới sự đô hộ của chế độ thực dân. Như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn lên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Như vậy, họ là thi sĩ hướng tâm hôn mình với cái đẹp nhưng họ cũng là những chiến sĩ, luôn kiên trung với lí tưởng cộng sản dù đang sống trong những ngày mất tự do.
Ngắm trăng và Khi con tu hú là những bài thơ đã khắc họa được hình ảnh về những người tù cách mạng có tâm hồn cao đẹp, yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó còn là những người con của dân tộc mang một ý chí và lí tưởng cao đẹp, luôn sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì sự nghiệp cách mạng,là hình ảnh đáng ngợi ca cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hôm nay. Vì thế, những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên và ngưỡng mộ, tự hào.