[toc:ul]
Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê tởm).
Nếu ta bỏ dấu phẩy đi viết thành Ôn dịch thuốc lá hoặc viết Thuốc lá là một loại ôn dịch cũng không sai nhưng không gây ấn tượng mạnh và hàm súc như: Ôn dịch, thuốc lá.
Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả đã dẫn lời Trần Hưng Đạo tấu trình nhà vua khi bàn về việc đánh giặc: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.”
Việc tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước là để lấy đó làm công cụ so sánh với việc hút thuốc lá.
Giặc gặm nhấm: nghĩa là tấn công từ từ mà chắc chắn
Tằm: là khói thuốc lá
Dâu: là sức khỏe con người.
Qua cách so sánh đó cho người đọc thấy, thuốc lá cũng như một loại giặc mà con người cần phải chống. Nói một cách đơn giản, khói thuốc không làm cho người “lăn đùng ra chết ngay” mà nó gặm nhấm dần sức khỏe của người như tằm ăn lá dâu, nghĩa là người hút không thấy ngay tác hại cua nó mà chủ quan, coi thường những lời cảnh báo… Biện pháp so sánh này có tác dụng rất sắc sảo trong lập luận, tác giả mượn cách so sánh này để dẫn người đọc đến một so sánh khác, tạo được ấn tượng mạnh.
Đặt giả định "tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" để phủ định, bác bỏ
=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế.
Trước khi đưa ra kiến nghị : Dã dân lúc mọi người phải dứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, tác giả dưa ra những sô liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước hết là để làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều được thuyết minh ở những phần trên, sau nữa tạo đà thuận lợi, làm-cơ sở vững chắc cho tác giả đưa ra lời kêu gọi.
Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mỹ ở hai khía cạnh : nước ta nghèo hơn các nước Âu - Mỹ nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn nước ta hút thuốc lại tương đương với họ, đó là điều không thể chấp nhận được; hai là ở các nước Âu - Mỹ người ta có biện pháp chống tệ hút thuốc lá mạnh hơn ta, hãy cũng là một điều đáng suy nghĩ.
=> Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.
Qua tìm hiểu những người thân trong gia đình và khu phố nơi em sinh sống, em nhận thấy tình trạng hút thuốc hiện nay đã có phần thuyên giảm so với trước, nhưng tỉ lệ người hút vẫn còn cao.
Nguyên nhân là do:
Đa số, những đối tượng hút thuốc chủ yếu là thanh niên trong khoảng độ tuổi 24 – 35. Lứa tuổi trung niên và cụ già hầu như rất ít gặp.
Bài viết trên báo tiếp thị Sài Gòn ghi lại chân thực cái chết của tỉ phú trẻ Rốt-sin khi chơi bạch phiến quá liều, điều này đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Phải chăng thế hệ trẻ hiện nay, cần phải cảnh tỉnh và ý thức rõ về bản thân để từ đó kiên quyết nói “không” với tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, đối với các bậc phụ huynh cũng cần có những biện pháp giáo dục, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sống cho con trẻ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hãy giáo dục con cái hiểu về giá trị đồng tiền được làm ra bởi công sức lao động của chính họ. Đó là một thông điệp sâu sắc và rất ý nghĩa thông qua bản tin.