Văn bản Bàn về phép học đã nêu lên mục đích chân chính của việc học: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.
Từ đó, tác giả cũng phê phán những lối học lệch, sai trái: lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đếm tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất nhà tan cũng đều do những điều tệ hại ấy. Tác giả đều ra chính sách khuyến khích việc học: ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu nhà văn võ... đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.
Phương pháp học đó là theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người,
Nội dung: Văn bản đã đề cập đến mục đích chân chính của việc học, phân tích những sai trái của việc học hiện thời, Từ đó đề ra chính sách khuyến học và phương pháp học tập đúng đắn.
Ý nghĩa: Văn bản đã thể hiện được tầm nhìn xa về vai trò của việc học đối với sự phát triển của đất nước. Văn bản vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến thời nay