Bài soạn lớp 8: Hai cây phong

Hướng dẫn soạn bài: Hai cây phong - Trang 96 sgk ngữ văn 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Tác giả:
    • Ai –ma – top sinh năm 1928, quê ở thung lũng Ta lax, làng Sêkerơ, huyện Kirôp, nước Cộng hoà Cư - rơ - gư - xtan
    • Ông là nhà văn tài năng, có sức viết dồi dào. Tác phẩm của ông có sự kết hợp hài hoà giữa chất hiện đại và tinh thần dân tộc.
  • Tác phẩm: “Hai cây phong”
    • Thuộc phần đầu của truyện vừa " Người thầy đầu tiên "
    • Trích : " Người thầy đầu tiên"
  • Phương thức biểu đạt : Tự sự + miêu tả + biểu cảm
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến “nhìn rõ” ->giới thiệu về hai cây phong
    • Phần 2: Tiếp đó đến “biêng biếc kia” ->vẻ đẹp của hai cây phong qua cảm nhận của nhân vật “tôi” (khi về thăm làng và nhớ về kí ức trẻ thơ).
    • Phần 3: Còn lại -> cảm nghĩ về người trồng phong.

Câu 1: Căn cứ vào đại từ nhân xưng xác định hai mạch kể của câu chuyện ...

Căn cứ vào đại từ nhân xưng xác định hai mạch kể của câu chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy? Vì sao mạch kể xưng tôi quan trọng hơn?

Trả lời:

Trong tác phẩm, người kể chuyện đã sử dụng hai đại từ nhân xưng là “tôi” và “chúng tôi”. Đó là hai mạch kể phân biệt nhưng lồng vào nhau.

  • Mạch kể chuyện xưng “tôi”: từ đầu cho tới “chiếc gương thần xanh” và ở phần cuối từ “tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào” đến hết truyện.

->Người kể chuyện nhân danh người họa sĩ.

  • Mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”: từ “vào năm học cuối cùng” tới “chân trời xa thẳm biêng biếc kia”.

->Người kể chuyện nhân danh “bọn con trai”, trong đó người kể cũng là một trong những đứa trẻ đó.

Trong hai mạch kể đó, thì mạch kể xưng “tôi” quan trọng hơn vì:

  • Căn cứ vào độ dài văn bản, mạch kể xưng “tôi” có cả ở phần đầu và phần cuối văn bản.
  • “Tôi” có mặt ở cả hai mạch kể.

Câu 2: Trong mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện ...

Trong mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao nói người kể chuyện đã miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây bằng một ngòi bút đậm chất hội họa?

Trả lời:

Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây vì đó là thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng vụt mở ra trước mắt bọn trẻ khi từ ở những cành cao ngất ngang tầm chim bay của cây thông nhìn xuống, nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên, thấy những con sông lấp lánh tận chân trời mà trước đây chưa từng nghe nói…

Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

Câu 3: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào ...

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ?

Trả lời:

Nguyên nhân khiến hai cây phong giữ vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể vì những lí do sau:

  • Hai cây phong gắn với bao kỉ niệm thời thơ ấu của tuổi học trò
  • Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí rất đặc biệt: đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng, mỗi lần về quê, từ xa tôi đều đưa mắt nhìn cây phong thân thuộc đầu tiên
  • Cây phong có dáng sinh động khác thường: giống như một cặp sinh đôi, thân cây to lớn khổng lồ, lại ngả nghiêng đung đưa mời chào chúng tôi đến.

Trong mạch kể xen lẫn tả hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động giống như hai con người vì:

  • Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.
  • Người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".

Như vậy, hai cây phong không chỉ là cảnh vật mà nó đã hóa thân như những người bạn thân thiết, gắn bó với ngôi làng, chứng kiến sự lớn lên của lũ trẻ.

Câu 4: Tùy chọn trong bài một đoạn khoảng mười dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng.

Trả lời:

Trong bài có nhiều đoạn có thể lựa chọn học thuộc lòng, ví dụ các đoạn có thể chọn. 

a. “ Phía trên làng tôi…. Cây phong thân thuộc ấy”. 

b. “Trong làng tôi… ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com