Bài soạn lớp 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Hướng dẫn soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Trang 56 sgk ngữ văn 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

 

[toc:ul]

I. Từ ngữ địa phương

Ví dụ: Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau đây:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

 

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

 

(Hồ Chí Minh,Tức cảnh Pác Pó)

 

 

Khi con tu hú gọi bầy

 

Trái chiêm đang chín, trái cây ngọt dần.

 

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

 

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.

 

     (Khi con tu hú-Tố Hữu)

 

Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”. Trong ba từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ địa phương, từ nào đươc sử dụng phổ biến trong toàn dân?

 

Trả lời:

 

Bắp, bẹ = ngô =>Từ đồng nghĩa

 

Bắp, bẹ             =>Từ địa phương

 

Ngô                   => Từ toàn dân

 

Ghi nhớ: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

 

II. Biệt ngữ xã hội

 

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

 

a. “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

 

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

 

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu ?

 

b. Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

 

    Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

 

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì ? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này ?

 

Trả lời:

 

a. Trong đoạn văn trên, có chỗ tac giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ vì:

 

  • Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa, tuy nhiên, trong hoàn cảnh và trường hợp khác nhau thì được gọi khác nhau. Ở đây, mẹ được dùng để miêu tả những suy nghĩ của bé Hồng. Trong khi đó, mợ được dùng khi Hồng trả lời người cô, hai người cùng tầng lớp xã hội.
  • Trước cách mạng tháng Tám 1945, chỉ có tầng lớp trung lưu, thượng lưu thường dùng từ mợ để gọi mẹ, từ cậu để gọi cha.

 

 

 

b. Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

 

  • Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.
  • Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

 

 

 

Ghi nhớ: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

 

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

 

  • Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
  • Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
  • Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

 

 

 

 

 

[Luyện tập] Câu 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở ...

Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

 

Trả lời:

 

Từ địa phương

Từ toàn dân

Cái cươi

Cái sân

Con tru

Con trâu

Trấy

Quả

Nác

Nước

Cái chi

Cái gì

Cấy chi

Cái gì

Chén

Bát

Ghe

Thuyền

Cây viết

Bút

Cơn

Cây

Đậu phộng

Lạc

Náng

Nướng

Cắm

Cắn

Mần

Làm

 

[Luyện tập] Câu 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác...

Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghía của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh hoạ)

 

Trả lời:

 

Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh:

 

  • Bùng học nghĩa là bỏ học

 

Ví dụ: Thằng Tuấn nó nghiện game nên bùng học suốt.

 

  • Tạch nghĩa là thi trượt

 

Ví dụ: Đề thi năm nay khó quá nên chưa cần biết điểm Tuấn đã biết mình bị tạch.

 

  • Gậy nghĩa là điểm 1

 

Ví dụ: Nam sáng nay mới bị cô giáo cho một gậy vào sổ đầu bài vì tội không học bài.

 

Một số tư ngữ của tầng lớp khác:

 

  • Xịt lô có nghĩa là trượt lô đề.

 

Ví dụ: Chiều nay mới đánh con 18 nhưng tối này nó lại về 24 nên xịt mất mấy trăm.

 

  • Một lít có nghĩa là 100 nghìn đồng

 

Ví dụ: Mày bán cho tao đôi giày này một lít nha.

 

[Luyện tập] Câu 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào ...

Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?

 

 

a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

 

b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.

 

c. Khi phát biếu ý kiến ở lớp.

 

d. Khi làm bài tập làm văn.

 

e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy, cô giáo.

 

g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

 

Trả lời:

 

Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương:

 

a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

 

Trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương:

 

b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.

 

c. Khi phát biếu ý kiến ở lớp.

 

d. Khi làm bài tập làm văn.

 

e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy, cô giáo.

 

g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

 

[Luyện tập] Câu 4: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ của địa phương em có sử dụng từ ngữ địa phương

 

Trả lời:

 

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

 

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

 

 

 

Non Hồng ai đắp mà cao,

 

Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu?

 

 

 

Quỳnh Đôi khoa bảng thật nhiều

 

Như cơn trên rú, như diều trên không

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net